Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/0342 86 56 86

All posts by Diên Hồng

Thanh xuân tuổi xế chiều tại viện dưỡng lão

Tuổi già không phải là điểm dừng của niềm vui, mà là một chặng đường mới để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn. Tại viện dưỡng lão Diên Hồng, các cụ không chỉ được chăm sóc chu đáo mà còn được trải nghiệm một tuổi già năng động, vui vẻ và hạnh phúc.

Tận hưởng cuộc sống tuổi xế chiều tại viện dưỡng lão

Ở tuổi gần 100, ông Ngà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và tràn đầy năng lượng. Với ông, tuổi tác không quyết định con người già hay trẻ. Mà chính tinh thần mới là điều quan trọng. “Có người 50 tuổi đã già, có người 30 tuổi đã già vì họ sống không có niềm vui, sống mòn. Còn tôi, mỗi ngày là một ngày vui, một ngày có ý nghĩa”, ông Ngà chia sẻ.

Mỗi sáng, ông thức dậy lúc 5 giờ, tập vận động chân tay ngay trên giường, rồi đi lại trong phòng để khởi động cơ thể. Sau bữa sáng, ông đi dạo quanh trung tâm, hít thở không khí trong lành. Với ông, mỗi ngày thức dậy là một cơ hội để sống vui, nên ông luôn đón nhận nó bằng tinh thần tích cực nhất.

Ông Ngà quan niệm “muốn có một tâm hồn trẻ, trước hết phải có sức khỏe tốt”. Vì vậy, ông luôn chú trọng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Cùng với việc chăm sóc sức khỏe, ông Ngà đặc biệt yêu thích đọc sách. Với ông, sách không chỉ là nguồn tri thức mà còn là người bạn đồng hành, giúp tinh thần luôn tươi trẻ và đầu óc minh mẫn. Ông vẫn giữ thói quen đọc sách mỗi ngày, tận hưởng từng trang sách như một cách để mở rộng thế giới của mình. Bên cạnh đó ông cũng tham gia hầu hết các hoạt động tại trung tâm, từ những cuộc thi cho đến các buổi dã ngoại.

Không chỉ sống vui, ông còn bắt kịp xu hướng hiện đại. Ở Diên Hồng, ông được mọi người đặt cho biệt danh “chiến thần săn sale”. Ông thành thạo đặt hàng online chẳng kém gì giới trẻ. Chính sự thích nghi với những điều mới đã giúp ông luôn tươi trẻ, tràn đầy năng lượng.

Với ông Ngà, thanh xuân không phải là số tuổi, mà là cách ta tận hưởng từng ngày. Ở Diên Hồng, ông không chỉ sống, mà còn sống hết mình.

Mỗi ngày ông Ngà đều dành thời gian đọc sách

“93 tuổi, bà vẫn còn trẻ!”

Ở tuổi 93, bà Nguyễn Thị Biển đã có hơn 5 năm gắn bó với viện dưỡng lão Diên Hồng. Dù mái tóc đã bạc trắng, bà vẫn luôn giữ tinh thần trẻ trung, yêu đời như thuở nào. Bà tin rằng chính những hoạt động sôi nổi tại đây đã giúp mình duy trì năng lượng tích cực mà trước kia, khi còn ở nhà, bà ít có cơ hội trải nghiệm.

Mỗi ngày, bà đều dành thời gian đọc sách, xem tivi, may vá. Những sở thích không chỉ giúp bà thư giãn mà còn giữ cho tinh thần minh mẫn, tư duy cởi mở. “Bà đọc sách không phải để giết thời gian, mà để đầu óc luôn linh hoạt, không bị bó hẹp trong những suy nghĩ cũ”. Hay những khi rảnh rỗi trong ngày bà lại mang hộp dụng cụ may vá, xỏ kim rồi tỉ mẩn may sửa quần áo thành những món đồ mới. Dù tuổi đã cao nhưng tay và mắt bà vẫn còn rất nhanh nhạy.

Bên cạnh đó, bà còn rất quan tâm đến diện mạo của mình. Trừ những ngày ốm, mỗi lần ra ngoài, bà đều trang điểm nhẹ và chọn một bộ trang phục yêu thích. Bà Biển bảo: “Bà muốn lúc nào xuất hiện cũng thật tươi tắn, chỉn chu. Nhìn thấy mình rạng rỡ trong gương, bà cũng thấy yêu đời hơn”.

Bà Biển cũng thích tham gia các hoạt động tại trung tâm. Nhớ lại lần đầu tiên đứng trên sân khấu múa, bà cười kể: “Hôm đó, bà được mặc đồ biểu diễn, lắc lư theo điệu nhạc. Dù có run và quên vài động tác, nhưng cảm giác lúc ấy thật đặc biệt.”

Với bà Biển, tuổi tác không phải là giới hạn, mà là động lực để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Bà Biển sống vui khỏe trong viện dưỡng lão

Lưu giữ thanh xuân bằng những bộ ảnh

Ở Diên Hồng, có một cách đặc biệt để giúp các cụ lưu giữ thanh xuân. Đó là chụp những bộ ảnh kỷ niệm. Những khoảnh khắc đẹp, những nụ cười rạng rỡ của các cụ không chỉ được ghi lại mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.

Bà Đoàn Thanh Thúy (79 tuổi) là một trong những người cao tuổi tại Diên Hồng có nhiều bộ ảnh nhất. Cầm tấm ảnh trên tay, bà cười tươi, ánh mắt ánh lên niềm hạnh phúc. Dù mái tóc đã bạc, đôi chân đã chậm chạp, nhưng nụ cười của bà vẫn luôn rạng rỡ và tràn đầy sức sống. Bà Thúy vào Diên Hồng gần bốn năm trước, khi còn phải ngồi xe lăn. Nhờ kiên trì tập luyện, bà đã có thể tự đi lại và tham gia nhiều hoạt động. “Trước đây tôi không nghĩ mình sẽ có những ngày vui vẻ như thế này”, bà Thúy chia sẻ.

Những bộ ảnh của bà được chụp với nhiều concept khác nhau. Khi thì trẻ trung bên cành bằng lăng tím, khi lại hóa thành quý bà thanh lịch trên trang bìa của tạp chí. Bà phấn khởi chia sẻ: “Mỗi lần chụp ảnh tôi vừa được đi chơi, vừa có ảnh đẹp mang về. Chỉ cần sức khỏe cho phép, tôi luôn sẵn sàng”. Với bà Thúy, những bức ảnh không chỉ ghi lại khoảnh khắc mà còn truyền đi thông điệp: “Tuổi già không có nghĩa là buồn tẻ. Mình vẫn có thể vui, có thể yêu đời”. Chiếc điện thoại của bà giờ như một kho báu, không chứa vàng bạc, mà chứa đầy những bức ảnh cùng kỷ niệm đẹp.

Tại viện dưỡng lão Diên Hồng, không có ai là “quá già” để bắt đầu một điều mới. Không ai bị giới hạn bởi tuổi tác hay những định kiến về người cao tuổi. Các cụ vẫn tập thể dục, vẫn cười đùa, vẫn lên kế hoạch cho ngày mai với những điều thú vị đang chờ đón.

Bà Thúy chụp ảnh hoa bằng lăng cùng người bạn trong viện dưỡng lão

Con cái an lòng vì cha mẹ tìm thấy niềm vui

Không ít người từng trăn trở khi đưa cha mẹ vào trung tâm dưỡng lão, lo lắng họ sẽ cô đơn và buồn tủi. Nhưng nhiều gia đình đã thay đổi suy nghĩ sau khi chứng kiến sự thay đổi tích cực của người thân mình.

Cô Nguyệt, con gái bà Sáu (90 tuổi), chia sẻ rằng trước khi vào trung tâm, bà Sáu được gia đình chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, khi các cháu đi học, con cái bận rộn với công việc, bà thường xuyên ở nhà một mình. Vì vậy gia đình tìm hiểu viện dưỡng lão để mong muốn bà được chăm sóc chuyên nghiệp hơn và có cơ hội giao lưu với những người đồng trang lứa.

Dù tuổi cao và bắt đầu có dấu hiệu lẫn, nhưng việc duy trì giao tiếp xã hội vẫn rất quan trọng đối với người già. Ở Diên Hồng, bà được tham gia các hoạt động, tập vận động hàng ngày nhờ đó thần sắc và tinh thần tốt hơn. “Hàng tuần, gia đình đều đến thăm, mang quà bánh, đồ ăn cho bà. Nhìn bà vui vẻ, khỏe mạnh chúng tôi càng yên tâm với quyết định của mình”.

Chị Phương, con gái bà Sao Mai, chia sẻ rằng khi mẹ quyết định vào viện dưỡng lão, chị cảm thấy rất áy náy. Gia đình có năm anh chị em, ai cũng yêu thương và muốn chăm sóc mẹ, nhưng bà lại không muốn sống cùng con cháu. Vậy là bà khăn gói, dọn hết đồ dùng vào viện dưỡng lão ở. Sau một thời gian ở Diên Hồng, bà không chỉ thích nghi tốt mà còn vui vẻ hơn hẳn. “Tuần nào vào thăm cũng thấy mẹ rạng rỡ, cười nhiều hơn, nên cả nhà yên tâm hẳn”.

Cuối năm ngoái, gia đình không khỏi bất ngờ khi bà tham gia cuộc thi Hoa hậu cao niên Diên Hồng và lọt vào vòng chung kết. Lần đầu tiên, bà tự tin sải bước trên sân khấu, thể hiện tài năng và còn giành giải thưởng. “Nhìn mẹ vui vẻ ở tuổi xế chiều, tôi mới hiểu rằng đây chính là cuộc sống mà mẹ mong muốn”, chị Phương chia sẻ.

Xem thêm

Những lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi trong thời tiết giao mùa, nồm ẩm

Thời tiết giao mùa, đặc biệt là nồm ẩm, là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người cao tuổi. Đây là hiện tượng độ ẩm không khí tăng cao, khiến không gian sống trở nên ẩm ướt, khó chịu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

1. Bệnh về đường hô hấp

  • Độ ẩm cao là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và virus phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, hen suyễn.
  • Đối với người cao tuổi, hệ miễn dịch suy giảm, nguy cơ mắc bệnh cao hơn và quá trình hồi phục cũng chậm hơn.

2. Bệnh về xương khớp

  • Khi trời nồm, độ ẩm cao có thể khiến người cao tuổi cảm thấy đau nhức, tê cứng các khớp, đặc biệt là những người mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Thời tiết ẩm ướt làm giảm sự lưu thông máu, khiến các khớp trở nên kém linh hoạt hơn.

3. Ảnh hưởng đến tim mạch

  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến huyết áp dao động, làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
  • Đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, thời tiết nồm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

4. Ảnh hưởng đến tinh thần

  • Không gian ẩm ướt, bí bách có thể khiến tâm trạng người cao tuổi trở nên mệt mỏi, dễ cáu gắt, căng thẳng.
  • Sự thay đổi thời tiết cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ.
Hai cụ bà đang vỗ tay và cùng nhìn về một hướng

Luôn giữ tinh thần thoải mái

Lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi trong thời tiết nồm ẩm

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của thời tiết nồm đến sức khỏe người cao tuổi, gia đình cần thực hiện các biện pháp bảo vệ hiệu quả.

1. Giữ môi trường sống khô ráo, sạch sẽ

  • Dùng máy hút ẩm. Sử dụng máy hút ẩm giúp kiểm soát độ ẩm trong nhà, ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.
  • Mở cửa sổ vào thời điểm hợp lý. Khi trời khô ráo, nên mở cửa để lưu thông không khí, tránh bí bách.
  • Dùng vật liệu hút ẩm. Sử dụng than hoạt tính, vôi sống, các túi hút ẩm để giảm độ ẩm trong không khí.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Lau nhà bằng khăn khô, tránh để sàn nhà ẩm ướt dễ gây trơn trượt.

2. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Giữ ấm cơ thể

  • Dù trời không quá lạnh nhưng độ ẩm cao có thể khiến cơ thể mất nhiệt nhanh hơn, do đó, cần mặc quần áo giữ ấm phù hợp.
  • Đeo tất, giữ ấm chân tay, tránh để cơ thể nhiễm lạnh.

Tăng cường hệ miễn dịch

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D, kẽm giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước dù trời nồm.
  • Sử dụng thực phẩm ấm nóng, tránh ăn đồ lạnh để giữ ấm cơ thể từ bên trong.

Vận động thường xuyên

  • Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ trong nhà giúp cơ thể dẻo dai và giảm đau nhức xương khớp.
  • Tránh ngồi lâu một chỗ, cần vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông tốt hơn.

3. Chăm sóc tinh thần

  • Tạo môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ, sáng sủa để người cao tuổi cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Khuyến khích các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện với gia đình để giảm căng thẳng.
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ và sâu bằng cách duy trì giờ giấc sinh hoạt điều độ, tránh dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Thời tiết giao mùa, đặc biệt là nồm ẩm, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người cao tuổi. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh và chăm sóc hợp lý, gia đình có thể giúp người thân vượt qua thời điểm này một cách an toàn. Hãy chú ý đến môi trường sống, chế độ ăn uống, vận động và tinh thần của người cao tuổi để bảo vệ sức khỏe cho họ trong thời tiết khắc nghiệt.

Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường sống đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi, hãy cân nhắc đến các trung tâm dưỡng lão uy tín như Diên Hồng, nơi cung cấp điều kiện chăm sóc tốt nhất cho người thân yêu của bạn.

 

Xem thêm

Chấn động sân cỏ – đội bóng nữ Diên Hồng lên ngôi vô địch

Giải bóng đá Cúp Mùa Xuân EK Group 2025 đã khép lại với những trận cầu kịch tính và đầy cảm xúc. Sân bóng EK’ Happy Village đã chứng kiến sự thăng hoa của những cầu thủ Diên Hồng khi đội bóng đá nữ chính thức đăng quang ngôi vô địch một cách thuyết phục!

Từ những phút đầu tiên, các cô gái vàng của Diên Hồng đã thể hiện phong độ ấn tượng. Cầu thủ Hương Hạ nhanh chóng đặt dấu ấn bằng hai bàn thắng liên tiếp, khiến khán giả không khỏi trầm trồ. Trong khi đó, Hoàng Trang như một cơn lốc trên sân cỏ, liên tục gây sức ép và ghi thêm hai bàn thắng nghệ thuật, giúp đội nhà giành chiến thắng áp đảo.

Không chỉ đội nữ, đội bóng đá nam Diên Hồng cũng để lại dấu ấn khó quên trong giải đấu. Kết thúc với vị trí thứ 4, các chàng trai đã mang đến những trận cầu hấp dẫn, vừa căng thẳng, vừa kịch tính, nhưng không thiếu đi những khoảnh khắc hài hước đầy giải trí.

Ở những phút cuối cùng của trận tranh hạng ba, cầu thủ Hải Linh đã có một pha sút bóng ghi bàn thắng danh dự. Đồng thời ngầm khẳng định: “Anh em chúng tôi không chỉ biết tạo tiếng cười, mà còn biết ghi bàn nhé!”

Xem thêm

5 lợi ích khi người cao tuổi được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên nghiệp

Chăm sóc người cao tuổi tại nhà không chỉ giúp họ duy trì cuộc sống quen thuộc mà còn đảm bảo họ được chăm sóc một cách toàn diện. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có đủ kiến thức và thời gian để đảm nhận công việc này. Một đội ngũ chăm sóc chuyên nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích vượt trội, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi cũng như giảm tải áp lực cho gia đình. Hãy để Viện chăm sóc gia đình Diên Hồng đồng hành cùng bạn.

Lợi ích khi có nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp tại nhà

1. Chăm sóc sức khỏe khoa học

  • Theo dõi sức khỏe, nhận biết dấu hiệu bất thường. Người cao tuổi thường mắc các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường. Việc theo dõi các chỉ số thường xuyên giúp phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm. Như tăng/giảm huyết áp đột ngột hoặc hạ đường huyết. Từ đó có hướng xử trí kịp thời hạn chế biến chứng xảy ra.
  • Quản lý thuốc men. Người già thường bị nhầm lẫn hoặc quên uống thuốc. Từ đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi có đội ngũ chăm sóc chuyên nghiệp sẽ đảm bảo người già được dùng đúng thuốc, đúng liều theo phác đồ điều trị.
  • Xử lý tình huống khẩn cấp, sơ cứu khi cần thiết. Trong các trường hợp như sặc, nghẹn, té ngã, khó thở,… nhân viên chăm sóc có kỹ năng sơ cứu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng phục hồi.

2. Có chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Xây dựng thực đơn phù hợp. Người cao tuổi cần chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát bệnh tật. Ví dụ người bị bệnh huyết áp cần giảm muối, người bệnh tiểu đường cần giảm đường, tinh bột. Vì vậy khi có kiến thức về dinh dưỡng, người chăm sóc có thể thiết kế được thực đơn phù hợp với sức khỏe người cao tuổi.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn, tránh suy dinh dưỡng hoặc thừa cân. Cả thiếu cân và thừa cân đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhân viên chăm sóc sẽ giúp đo lường, điều chỉnh khẩu phần để duy trì thể trạng phù hợp cho người cao tuổi.
  • Nhắc nhở ăn đúng giờ, tạo thói quen khoa học. Nhịp sinh học ổn định giúp tiêu hóa tốt hơn và hạn chế các vấn đề như trào ngược dạ dày, táo bón.

3. Hỗ trợ vận động, tăng cường sức khỏe

  • Tập luyện những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Các bài tập như yoga, thể dục trị liệu, đi bộ sẽ giúp duy trì sự linh hoạt và giảm nguy cơ đau nhức cơ khớp.
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ. Người cao tuổi sau đột quỵ, tai biến cần được tập phục hồi chức năng để cải thiện vận động.

4. Chăm sóc tinh thần

  • Trò chuyện, lắng nghe, đồng hành cùng người cao tuổi. Người cao tuổi thường cảm thấy cô đơn nếu không có ai trò chuyện. Nhân viên chăm sóc sẽ là người bạn tâm giao giúp họ giảm bớt căng thẳng.
  • Tổ chức các hoạt động giải trí như đọc sách, chơi cờ hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Những hoạt động này giúp kích thích trí não, hạn chế nguy cơ sa sút trí tuệ
  • Tạo không gian sống sạch sẽ, an toàn. Một môi trường sống sạch sẽ giúp hạn chế vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tạo cảm giác thư thái.

5. Giảm áp lực, giúp gia đình yên tâm hơn

  • Giảm bớt gánh nặng cho con cháu, giúp họ có thời gian tập trung cho công việc. Khi có đội ngũ chăm sóc chuyên nghiệp gia đình có thể yên tâm làm việc, học tập. 
  • Đảm bảo người cao tuổi luôn được chăm sóc chu đáo. Nhân viên có thể hỗ trợ 24/7, giúp gia đình không lo lắng khi không thể tự chăm sóc người thân.
  • Tư vấn và hướng dẫn gia đình cách đồng hành cùng người thân. Hướng dẫn gia đình cách trò chuyện, chăm sóc đúng cách để tạo môi trường yêu thương, gần gũi hơn.

Việc có đội ngũ chuyên nghiệp chăm sóc người cao tuổi tại nhà không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe mà còn giúp cải thiện tinh thần, tạo môi trường sống an toàn và tiện nghi hơn. Đối với gia đình, đây cũng là một giải pháp giúp họ an tâm, giảm tải gánh nặng và đảm bảo người thân yêu luôn nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

 

Xem thêm

Thực trạng giúp việc chăm sóc sức khỏe tại nhà

Giúp việc chăm sóc sức khỏe tại nhà đang trở thành một nhu cầu thiết yếu trong xã hội hiện đại. Đặc biệt trong bối cảnh già hóa dân số đang gia tăng mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2024, Việt Nam có khoảng 17 triệu người cao tuổi, chiếm 16% dân số. Dự báo đến năm 2050, con số này có thể đạt 25%, khiến nhu cầu chăm sóc người cao tuổi tại nhà ngày càng lớn.

Tuy nhiên, trong khi nhu cầu tăng cao, chất lượng nhân sự vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng thiếu đào tạo bài bản, kỹ năng chăm sóc hạn chế, thiếu tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đang tạo ra nhiều thách thức cho cả gia đình lẫn người lao động. 

Thực trạng hiện nay

  • Tỷ lệ người cao tuổi cần chăm sóc tại nhà ngày càng tăng. Theo khảo sát của Viện Dân số và Sức khỏe, khoảng 40% người cao tuổi có nhu cầu được chăm sóc tại nhà thay vì vào viện dưỡng lão.
  • Tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cao. Khoảng 60% người cao tuổi mắc bệnh mãn tính (huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch…), khiến họ cần hỗ trợ về y tế và sinh hoạt hàng ngày.
  • Gia đình bận rộn, không đủ thời gian chăm sóc. Phần lớn các gia đình trẻ hiện nay đều có công việc bận rộn, không thể toàn tâm chăm sóc người thân cao tuổi.

Mặc dù nhu cầu ngày càng cao, nhưng chất lượng nhân sự trong ngành chăm sóc sức khỏe tại nhà vẫn còn nhiều bất cập:

  • Thiếu đào tạo bài bản. Trong số 250.000 – 300.000 người làm nghề giúp việc gia đình tại Việt Nam, chỉ 15-20% được đào tạo bài bản về chăm sóc sức khỏe.
  • Hạn chế về kỹ năng y tế. Hơn 50% người chăm sóc không có kỹ năng sơ cứu cơ bản, không biết cách đo huyết áp, kiểm tra đường huyết hay quản lý thuốc men.
  • Thiếu kỹ năng mềm. Nhiều người chăm sóc không được trang bị kỹ năng giao tiếp, không hiểu tâm lý người cao tuổi, khiến họ dễ cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi.
  • Không có quy chuẩn đánh giá chất lượng. Chưa có hệ thống chứng chỉ và đánh giá năng lực cụ thể cho người giúp việc chăm sóc sức khỏe, dẫn đến dịch vụ không đồng đều.

Theo thống kê, hơn 70% gia đình gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người có chuyên môn chăm sóc sức khỏe. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng:

Tăng nguy cơ sức khỏe cho người cao tuổi:

  • Nhắc nhở uống thuốc không đúng cách, gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Không phát hiện kịp thời dấu hiệu bất thường như huyết áp cao, đường huyết giảm đột ngột, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ảnh hưởng đến gia đình

  • Gây căng thẳng cho các thành viên khi họ phải liên tục giám sát người giúp việc.
  • Chi phí cao hơn khi phải thay đổi thường xuyên, do không tìm được nhân sự phù hợp.

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà?

Đào tạo bài bản đội ngũ nhân sự 

  • Kiến thức y tế cơ bản. Cách đo huyết áp, theo dõi sức khỏe hàng ngày, xử lý tình huống khẩn cấp.
  • Kỹ năng giao tiếp và tâm lý. Giúp người cao tuổi cảm thấy thoải mái, vui vẻ, không bị cô lập.
  • Chăm sóc dinh dưỡng. Xây dựng thực đơn phù hợp với sức khỏe người cao tuổi
  • Kỹ năng vận động và phục hồi chức năng. Hướng dẫn người cao tuổi tập luyện nhẹ nhàng, duy trì thể lực.

Đảm bảo việc làm ổn định cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe tại nhà

  • Mức lương hấp dẫn. Người có chuyên môn y tế có thể nhận mức lương cao hơn với bình thường
  • Cơ hội làm việc lâu dài. Giúp việc có kỹ năng cao dễ dàng tìm được công việc ổn định hơn.
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp được tôn trọng, nâng cao nhận thức xã hội về nghề này.

Giúp việc chăm sóc sức khỏe tại nhà là một nhu cầu tất yếu. Nhưng chất lượng dịch vụ cần được cải thiện. Hãy để Viện chăm sóc gia đình Diên Hồng giúp gia đình yên tâm hơn và người cao tuổi có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem thêm

5 bí quyết giúp người cao tuổi luôn lạc quan

Tinh thần lạc quan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của người cao tuổi. Khi tuổi tác ngày càng cao, họ không chỉ đối mặt với sự thay đổi về thể chất mà còn dễ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề tâm lý như cô đơn, lo âu hoặc trầm cảm.

Vậy làm thế nào để giúp họ giữ được tinh thần vui vẻ, thoải mái và tràn đầy năng lượng? Hãy cùng Diên Hồng khám phá những phương pháp giúp nâng cao đời sống tinh thần cho người già nhé.

1. Giao tiếp thường xuyên

Một trong những nguyên nhân khiến người già cảm thấy cô đơn chính là sự thiếu tương tác với gia đình và xã hội. Họ thường có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ và kết nối với những người xung quanh.

Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả với người cao tuổi?

  • Lắng nghe chủ động: Dành thời gian để trò chuyện với họ mỗi ngày, lắng nghe những câu chuyện, suy nghĩ và cảm xúc của họ.
  • Khuyến khích họ chia sẻ: Đặt câu hỏi mở để họ có cơ hội kể về những kỷ niệm, kinh nghiệm sống hoặc những điều họ quan tâm.
  • Tránh tranh luận gay gắt: Đôi khi, sự khác biệt thế hệ có thể gây ra mâu thuẫn. Hãy giữ thái độ nhẹ nhàng, đồng cảm và kiên nhẫn.

Một cuộc trò chuyện chân thành mỗi ngày, dù chỉ 10-15 phút, cũng có thể giúp họ cảm thấy được quan tâm và yêu thương hơn.

thường xuyên giao tiếp với người cao tuổi

2. Khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội

Các hoạt động cộng đồng không chỉ giúp người cao tuổi bớt cảm giác cô đơn mà còn mang lại nhiều lợi ích về tinh thần và thể chất.

Những hoạt động phù hợp cho người cao tuổi:

  • Tham gia câu lạc bộ: Có thể là câu lạc bộ khiêu vũ, cờ tướng. Khi tham gia câu lạc bộ người cao tuổi sẽ được tham gia các buổi sinh hoạt, văn nghệ, thể dục, giúp người cao tuổi kết nối với bạn bè cùng trang lứa.
  • Tham gia các lớp học mới: Lớp học vẽ tranh, đàn, nấu ăn, yoga… không chỉ giúp họ có thêm niềm vui mà còn kích thích trí não, giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ
  • Các hoạt động thiện nguyện: Tham gia các chương trình từ thiện, chia sẻ kinh nghiệm sống với thế hệ trẻ giúp người cao tuổi cảm thấy mình vẫn đóng góp được cho xã hội.

Hãy tìm hiểu sở thích của người thân để gợi ý những hoạt động phù hợp, giúp họ sống năng động và yêu đời hơn.

3. Duy trì sở thích và thói quen tích cực

Khi còn trẻ, ai cũng có những sở thích riêng, nhưng nhiều người cao tuổi lại bỏ quên những điều từng mang lại niềm vui cho họ. Vì vậy khi về già hãy để người cao tuổi được tiếp tục theo đuổi sở thích, đam mê của họ.

Làm sao để giúp người già duy trì sở thích?

  • Tạo điều kiện theo đuổi đam mê: Nếu họ thích làm vườn, hãy chuẩn bị một góc nhỏ để họ trồng cây. Nếu họ thích đọc sách, hãy giúp họ tìm những cuốn sách phù hợp.
  • Khuyến khích họ thử những điều mới: Đừng ngại đề xuất những sở thích mới, như học chơi nhạc cụ, học sử dụng điện thoại thông minh để giao lưu với bạn bè.
  • Dành thời gian cùng họ: Nếu có thể, hãy cùng người cao tuổi tham gia vào sở thích của họ. Một buổi chiều cùng nhau nấu ăn, đi dạo hoặc chơi cờ cũng giúp họ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Một sở thích không chỉ là cách giải trí mà còn là phương pháp hữu hiệu để người cao tuổi duy trì sức khỏe tinh thần.

4. Duy trì sự tự chủ

Một trong những điều quan trọng giúp người cao tuổi giữ tinh thần lạc quan là cảm giác được tôn trọng và có quyền quyết định cuộc sống của mình. Việc duy trì sự tự chủ giúp họ cảm thấy mình vẫn có giá trị, từ đó giảm căng thẳng và lo lắng.

Làm sao để người cao tuổi không cảm thấy phụ thuộc?

  • Tôn trọng ý kiến của họ: Khi ra quyết định liên quan đến gia đình hoặc bản thân họ, hãy tham khảo ý kiến của họ thay vì tự quyết định.
  • Hỗ trợ nhưng không làm thay: Khuyến khích họ tự làm những việc họ có thể làm, từ việc lựa chọn quần áo, sắp xếp phòng ốc đến tự quản lý chi tiêu cá nhân.
  • Giữ vai trò trong gia đình: Hãy để họ cảm thấy mình vẫn quan trọng bằng cách tham gia vào những công việc nhẹ nhàng, chẳng hạn như trông cháu, hướng dẫn con cháu học tập

5. Tạo không gian sống tích cực

Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến tinh thần của người cao tuổi. Một không gian thoải mái, ấm cúng và gần gũi có thể giúp họ thư giãn và cảm thấy vui vẻ hơn. Hãy sắp xếp không gian sống sao cho thuận tiện và an toàn, hạn chế nguy cơ té ngã, đồng thời tạo cảm giác thân thiện, dễ chịu cho họ.

  • Bố trí không gian thoáng mát, nhiều ánh sáng tự nhiên: Điều này giúp họ cảm thấy dễ chịu và tránh các vấn đề về trầm cảm do thiếu ánh sáng.
  • Trang trí phòng với những vật dụng thân thuộc: Những bức ảnh gia đình, cây xanh hay các đồ vật kỷ niệm giúp không gian trở nên gần gũi hơn.
  • Giữ cho nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ: Một môi trường sạch sẽ, thoải mái giúp tinh thần của người cao tuổi luôn trong trạng thái tốt nhất.

Giữ tinh thần lạc quan cho người cao tuổi không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà còn là cách để giúp họ có cuộc sống ý nghĩa hơn. Từ giao tiếp, tham gia hoạt động xã hội, duy trì sở thích đến tạo không gian sống tích cực, mỗi điều nhỏ đều có thể tạo nên sự khác biệt lớn.

Xem thêm

Tại sao người cao tuổi thích ở nhà hơn viện dưỡng lão?

Khi tuổi tác ngày càng cao, sức khỏe giảm sút, nhiều gia đình tìm đến viện dưỡng lão như một lựa chọn để đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất cho người thân. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi vẫn mong muốn được ở lại nhà. Nơi họ cảm thấy thoải mái và gần gũi hơn. Vậy điều gì khiến họ có xu hướng lựa chọn như vậy? Hãy cùng Viện Chăm sóc Gia đình Diên Hồng tìm hiểu nhé.

Ngôi nhà là không gian thân thuộc

  • Gắn bó với kỷ niệm. Đối với người cao tuổi, ngôi nhà không chỉ là nơi ở mà còn là nơi lưu giữ cả một đời ký ức. Như những bức ảnh cũ, những đồ vật quen thuộc. Hay đơn giản là góc sân, khu vườn nhỏ đều mang đến cảm giác bình yên và thân thuộc.
  • Duy trì thói quen hàng ngày. Môi trường sống quen thuộc giúp họ dễ dàng duy trì các hoạt động thường ngày. Như pha trà, chăm sóc cây cối hay trò chuyện cùng hàng xóm. Những điều tưởng chừng nhỏ bé này lại có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của họ.

Gần gũi gia đình và con cháu

  • Tình cảm gia đình là điều quan trọng nhất. Được sống gần con cháu, chứng kiến những khoảnh khắc trưởng thành của thế hệ sau là mong muốn của nhiều người cao tuổi. Việc ở nhà giúp họ cảm nhận sự yêu thương và gắn kết gia đình một cách tự nhiên.
  • Tiếp tục vai trò trong gia đình. Dù tuổi tác cao, họ vẫn muốn tham gia vào các hoạt động thường ngày. Như cùng con cháu chuẩn bị bữa ăn, hướng dẫn cháu nhỏ học tập hay đơn giản là góp ý về các quyết định trong gia đình. Điều này giúp họ cảm thấy mình vẫn có giá trị và được tôn trọng.

Mong muốn duy trì lối sống cũ

  • Thích nghi với môi trường mới không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mỗi người cao tuổi có một phong cách sống riêng, một nhịp sinh hoạt quen thuộc. Việc thay đổi môi trường có thể khiến họ mất thời gian để thích nghi.
  • Giữ sự chủ động trong cuộc sống. Ở nhà, họ có thể tự do làm những điều mình thích theo nhịp sinh hoạt quen thuộc mà không cần phải điều chỉnh theo một lịch trình có sẵn như trong viện dưỡng lão

Mặc dù mong muốn ở lại nhà, nhưng việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà vẫn đặt ra không ít thách thức. Nhất là đối với người có vấn đề về sức khỏe, nhiều bệnh lý nền. Ví dụ như: Gia đình bận rộn, không có đủ thời gian chăm sóc thường xuyên. Thiếu kiến thức về y tế, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Không biết cách hỗ trợ tinh thần và giao tiếp phù hợp với người cao tuổi.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngay tại nhà, Viện chăm sóc gia đình Diên Hồng được thành lập. Với mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm cho đội ngũ giúp việc gia đình, giúp họ có thể chăm sóc tốt hơn và thấu hiểu nhu cầu của người cao tuổi.

Người cao tuổi được chăm sóc tại Diên Hồng

Tại sao lựa chọn Viện chăm sóc gia đình Diên Hồng???

  • Đào tạo chuyên sâu về chăm sóc người cao tuổi. Hướng dẫn từ kiến thức y tế cơ bản, chế độ dinh dưỡng, đến hỗ trợ vận động và chăm sóc tinh thần.
  • Phát triển kỹ năng mềm. Giúp đội ngũ chăm sóc biết cách giao tiếp, đồng cảm và kết nối với người cao tuổi.
  • Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp. Giúp việc gia đình không chỉ là lao động phổ thông mà còn trở thành người đồng hành tin cậy, mang đến sự an tâm cho gia đình.

Việc lựa chọn ở nhà hay vào viện dưỡng lão phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Từ mong muốn của người cao tuổi đến điều kiện chăm sóc của gia đình. Dù ở đâu, điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo người cao tuổi được quan tâm, chăm sóc chu đáo và có một cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp chăm sóc người cao tuổi tại nhà, hãy để Viện chăm sóc gia đình Diên Hồng đồng hành cùng bạn!

Xem thêm

Chuyện những người mang “tinh thần thép”, dành cả thanh xuân ở viện dưỡng lão

Tết đến xuân về là dịp để gia đình sum vầy, thế nhưng ở viện dưỡng lão Diên Hồng vẫn có những con người lặng lẽ tạm gác lại niềm vui quây quần. Họ chọn ở lại làm việc, để mang đến sự chăm sóc, yêu thương cho những người cần họ nhất.

Người mang tinh thần thép, dành cả thanh xuân ở viện dưỡng lão

Không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 rộn ràng ở Viện dưỡng lão Diên Hồng (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Như thường ngày, điều dưỡng Trần Thị Sỹ (45 tuổi, ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá) cần mẫn chăm sóc cho những người cao tuổi đang sinh hoạt tại đây.

Sau khi cho cụ bà Nguyễn Thị Hằng ăn uống xong, chị Sỹ đỡ bà lên xe đưa về phòng để bà nghỉ ngơi. Lịch sinh hoạt của bà Hằng cùng mọi người ở đây đều được chị Sỹ và các nữ điều dưỡng tại trung tâm “nằm lòng”.

“Như bà Hằng tính rất cẩn thận, từng cái cốc, đôi dép của bà phải đặt đúng vị trí. Bà cao tuổi nhưng rất kỹ tính, nếu mình để không đúng chỗ bà sẽ mắng ngay”, chị Sỹ cười nói.

Chị Sỹ đã gắn bó với công việc ở viện dưỡng lão đến nay tròn 15 năm. Đó cũng là quãng thanh xuân chị dành tình yêu thương cho các cụ cao tuổi. Trước đây, chị có thời gian dài làm việc ở TP.HCM. Tuy nhiên, sau khi người chồng không may mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời đợt dịch Covid-19 bùng phát năm 2019 chị quyết định ra Hà Nội làm việc để vơi đi nỗi nhớ thương.

“Vợ chồng tôi làm việc cùng nhau rồi nên duyên vợ chồng. Anh mắc bệnh hiểm nghèo, tôi rất thương. Chúng tôi cũng không có người con nào. Gắn bó, chăm sóc các cụ hàng ngày khiến tôi vơi đi nỗi buồn”, chị Sỹ tâm sự.

Chị kể, khi mới ra trường, vốn là người rất năng động, có nhiều lựa chọn nhưng đến giờ không hiểu sao lại lựa chọn công việc rất áp lực, cần những người có “tinh thần thép”, đòi hỏi yêu thương người cao tuổi này.

“Hồi đầu tôi lựa chọn công việc này vì muốn thử thách bản thân. Thế nhưng, chính việc hằng ngày chăm sóc các cụ tôi lại đam mê và quyết định gắn bó với công việc này. Có nhiều khi tôi áp lực lắm như công việc quá sức. Có ngày thiếu nhân viên phải tăng cường, có cụ có tăng động, lãng trí không hợp tác thấy nản lắm. Có cụ nửa tỉnh nửa mơ đụng chạm đến làm mình hơi tủi thân nhưng ngay lúc đó thôi, sau 1 ngày làm việc mình nghỉ ngơi thì mọi áp lực xua tan hết.

Một trong những động lực yêu thương các cụ nhiều nhất đó là tôi có hoàn cảnh đặc biệt hơn người khác khi thiếu thốn tình cảm người thân như chồng, bố đều mất sớm, không có con, chỉ có mẹ già nên bản thân thấy các cụ giống như cha mẹ của mình nên càng yêu thương, trân trọng bấy nhiêu”, chị Sỹ bộc bạch.

Tết năm nay, chị Sỹ quyết định ở lại đón năm mới cùng nhiều ông bà cao tuổi. Trước đó vài ngày, chị thu xếp về quê sắm sửa Tết cho mẹ. Chị cũng cảm ơn mẹ khi đã rất cảm thông cho công việc mình đang làm suốt bao năm qua.

“Tết có cụ về ăn Tết cùng con cháu nhưng có cụ tuổi cao, không thể đi lại, ở đây chúng tôi chăm sóc. Nhiều lúc tôi ôm các cụ, tuổi già thích được chiều chuộng, chăm sóc rất quý. Có cụ nhận tôi làm con dâu, nhận là cháu, chia sẻ từng cái bánh kẹo… Tôi rất cảm ơn điều đó. Nhiều lúc mệt có cụ nói: “Không có con bà về luôn”, có cụ nói đùa khen “Sao nay xinh thế nhỉ”…

Những câu nói vui, tình cảm của các cụ là động lực khiến tôi yêu nghề nhiều hơn”, chị Sỹ chia sẻ thêm.

Gác lại nỗi nhớ nhà, mang Tết đến gần hơn

Cũng như chị Sỹ, điều dưỡng Đặng Thị Huế (31 tuổi, quê Hà Nam) đã trải qua 7 năm làm việc xa quê với những cái Tết không ở nhà. Hai năm làm tại Diên Hồng cũng là hai năm trực Tết, cùng ăn, cùng trò chuyện và đón Tết bên các cụ. Chia sẻ về trải nghiệm này, Đặng Huế tâm sự: “Khi mình yêu công việc thì ở lại ăn Tết cùng các cụ cũng rất ý nghĩa”.

Chị Huế kể lại khoảnh khắc đáng nhớ trong đêm giao thừa: “Các cháu điều dưỡng viên cùng các cụ xuống sân cúng giao thừa, chờ đón thời khắc chuyển giao năm mới. Sau đó, cả nhóm đi từng phòng chúc Tết và mừng tuổi các cụ. Có cụ còn nhắn nhờ mình xông đất đầu năm nữa”.

Nhắc đến những kỷ niệm ấy, chị Huế tươi cười: “Ở nhà cũng vui, nhưng làm sao có được những kỷ niệm đặc biệt như thế này”.

Việc đi làm xa nhà trong nhiều năm khiến bố mẹ chị Huế cũng dần quen với những cái Tết thiếu vắng con gái. Dù không thể về nhà, chị vẫn luôn cảm nhận được tình yêu thương và sự ủng hộ từ gia đình, những người luôn bên cạnh động viên chị trong mọi quyết định. Hiện tại, đối với chị Huế, niềm vui chính là mang lại một mùa xuân hạnh phúc cho những người như ông bà của mình.

Còn với điều dưỡng Cao Ánh Vân (32 tuổi, quê Thanh Hóa), một trong những gương mặt thân quen tại viện dưỡng lão vào mỗi độ Tết đến, năm nào chị cũng tham gia trực xuyên Tết. Với Ánh Vân, mỗi cái Tết ở đây đều là một hành trình đặc biệt, đầy cảm xúc và ý nghĩa.

Cùng tham gia trực Tết suốt 6 năm qua, chị Ánh Vân nhớ lại lần đầu tiên với cảm xúc khó quên: “Lúc đó mình vừa háo hức, vừa tò mò không biết không khí Tết ở trung tâm sẽ như thế nào. Các cụ sẽ ăn Tết ra sao? Có cụ nào về nhà cùng con cháu không? Hay ca trực của mình sẽ thế nào, trực với ai? Chúng tôi còn rủ nhau đêm giao thừa đi đến từng phòng để chúc Tết các cụ. Nghĩ thôi cũng đã thấy vui rồi”.

Nhưng khi nhìn đồng nghiệp lần lượt về quê ăn Tết chị vừa hụt hẫng, vừa tủi thân. Đến bây giờ sau nhiều năm đi trực chị không còn buồn nữa, mà thấy tự hào.

“Nhìn các cụ vui vẻ trong ngày Tết, tôi hiểu rằng sự có mặt của mình không chỉ là công việc, mà còn là những người thắp lửa yêu thương cho các ông bà trong ngày đặc biệt này”, chị Ánh Vân trải lòng.

Không chỉ chăm sóc các cụ chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ, các điều dưỡng còn là người mang không khí Tết vào từng góc nhỏ của trung tâm. Từ việc cùng các cụ trang trí cành đào, gói bánh chưng, đến tổ chức các hoạt động ngày Tết như chợ Tết, Tất niên.

“Nhìn các cụ háo hức đi chợ Tết hay quây quần nói cười rôm rả bên mâm cơm tất niên mình cảm nhận được ý nghĩa thực sự của công việc này. Đây không chỉ là nơi chăm sóc mà còn là ngôi nhà thứ hai cho các cụ”, điều dưỡng Ánh Vân chia sẻ.

Những câu chuyện về một cái Tết xa quê không chỉ là sự hy sinh mà đó còn là sự tận tâm với nghề. Dù không đón Tết cùng gia đình nhưng cả người cao tuổi cùng cán bộ nhân viên đều cảm nhận được rằng họ không cô đơn. Đôi khi, hạnh phúc không nằm ở nơi ta ở, mà nằm trong những gì ta mang đến cho mọi người.

Xem thêm

Tết xa quê của những người thắp lửa trong ngày đoàn viên

Tết đến xuân về là dịp để gia đình sum vầy bên mâm cơm đoàn viên, kể nhau nghe những câu chuyện của một năm đã qua. Nhưng ở Diên Hồng vẫn có những con người lặng lẽ tạm gác lại niềm vui quây quần bên gia đình, chọn ở lại làm việc, để mang đến sự chăm sóc, yêu thương cho những người cần họ nhất.

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, hình ảnh các bạn điều dưỡng viên miệt mài chăm sóc các cụ trong những ngày Tết đã trở thành một nét đẹp đầy ý nghĩa. Với họ, Tết không phải là những chuyến xe về quê, không phải là những buổi họp mặt ấm cúng cùng gia đình, mà là những khoảnh khắc bên các cụ, những người như người thân thứ hai của họ.

Khi mình đam mê với công việc thì ở lại ăn Tết cùng các cụ cũng rất ý nghĩa

Hầu hết các bạn điều dưỡng viên tại Diên Hồng đều đến từ các tỉnh xa. Và Tết là dịp hiếm hoi để họ về quê sum vầy cùng gia đình, người thân sau một năm bận rộn. Nhưng họ đã chọn ở lại, trực xuyên Tết, để đảm bảo các cụ có một mùa xuân thật trọn vẹn.

Điều dưỡng Đặng Thị Huế (31 tuổi, Hà Nam) đã trải qua bảy năm làm việc xa quê với những cái Tết không ở nhà. Hai năm làm tại Diên Hồng cũng là hai năm trực Tết, cùng ăn, cùng trò chuyện và đón Tết bên các cụ. Chia sẻ về trải nghiệm này, Đặng Huế tâm sự: “Khi mình yêu công việc thì ở lại ăn Tết cùng các cụ cũng rất ý nghĩa.”

Bạn kể lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong đêm giao thừa: “Các cháu điều dưỡng viên cùng các cụ xuống sân cúng giao thừa, chờ đón thời khắc chuyển giao năm mới. Sau đó, cả nhóm đi từng phòng chúc Tết và mừng tuổi các cụ. Có cụ còn nhắn nhờ mình xông đất đầu năm nữa”. Nhắc đến những kỷ niệm ấy, Huế tươi cười: “Ở nhà cũng vui, nhưng làm sao có được những kỷ niệm đặc biệt như thế này”.

Việc đi làm xa nhà trong nhiều năm khiến bố mẹ Huế cũng dần quen với những cái Tết thiếu vắng con gái. Dù không thể về nhà, Huế vẫn luôn cảm nhận được tình yêu thương và sự ủng hộ từ bố mẹ, những người luôn bên cạnh động viên cô trong mọi quyết định. Hiện tại, đối với Huế, niềm vui chính là mang lại một mùa xuân hạnh phúc cho những người như chính ông bà của mình. 

Điều dưỡng Cao Ánh Vân (32 tuổi, Thanh Hóa), một trong những gương mặt thân quen tại Diên Hồng vào mỗi độ Tết đến vì năm nào bạn cũng tham gia trực. Với Ánh Vân, mỗi cái Tết ở Diên Hồng đều là một hành trình đặc biệt, đầy cảm xúc và ý nghĩa.

Cùng tham gia trực Tết suốt 6 năm qua, Ánh Vân nhớ lại lần đầu tiên với cảm xúc khó quên: “Lúc đó mình vừa háo hức, vừa tò mò không biết không khí Tết ở trung tâm sẽ như thế nào. Các cụ sẽ ăn Tết ra sao? Có cụ nào về nhà cùng con cháu không? Hay ca trực của mình sẽ thế nào, trực với ai? Chúng mình còn rủ nhau đêm Giao thừa đi đến từng phòng để chúc Tết các cụ. Nghĩ thôi cũng đã thấy vui rồi.” Nhưng khi nhìn đồng nghiệp lần lượt về quê ăn Tết mình vừa hụt hẫng, vừa tủi thân. Đến bây giờ sau nhiều năm đi trực mình không còn buồn nữa, mà thấy tự hào. “Nhìn các cụ vui vẻ trong ngày Tết, mình hiểu rằng sự có mặt của mình không chỉ là công việc, mà còn là những người thắp lửa yêu thương cho các ông bà trong ngày đặc biệt này”.

Khác với Đặng Huế và Ánh Vân, năm nay là năm đầu tiên đón Tết xa nhà của điều dưỡng Trần Đại Anh (24 tuổi, Thanh Hóa). “Năm nay em trực Tết cả hai ca, em rất hào hứng vì được đón Tết cùng các cụ và anh chị đồng nghiệp. Nhưng cũng có chút buồn vì không được đón giao thừa cùng gia đình” Đại Anh chia sẻ.

Đối với Đại Anh, Tết ở nhà là khoảng thời gian quây quần bên mẹ và chị gái. Cả gia đình cùng nhau đi chợ sắm Tết, tới thăm ông bà, họ hàng và cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong một năm đã qua. Mặc dù nhớ nhà nhưng anh chàng điều dưỡng trẻ sẽ thường xuyên gọi video về cho mẹ và chị. Có lẽ năm nay sẽ là một cái Tết đáng nhớ với Đại Anh.

Gác lại nỗi nhớ, mang Tết đến gần hơn

Không chỉ chăm sóc các cụ chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ, các bạn điều dưỡng còn là người mang không khí Tết vào từng góc nhỏ của trung tâm. Từ việc cùng các cụ trang trí cành đào, gói bánh chưng, đến tổ chức các hoạt động ngày Tết như chợ Tết, Tất niên. “Nhìn các cụ háo hức đi chợ Tết hay quây quần nói cười rôm rả bên mâm cơm tất niên mình cảm nhận được ý nghĩa thực sự của công việc này. Diên Hồng không chỉ là nơi chăm sóc mà còn là ngôi nhà thứ hai cho các cụ”, điều dưỡng Ánh Vân chia sẻ.

Những câu chuyện về một cái Tết xa quê không chỉ là sự hy sinh mà đó còn là sự tận tâm với nghề. Dù không đón Tết cùng gia đình nhưng cả người cao tuổi cùng cán bộ nhân viên đều cảm nhận được rằng họ không cô đơn. Đôi khi, hạnh phúc không nằm ở nơi ta ở, mà nằm trong những gì ta mang đến cho mọi người.

Xem thêm

5 kỹ năng cần thiết để chăm sóc người cao tuổi tại nhà

Chăm sóc người cao tuổi tại nhà không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn mà còn cần những kỹ năng đặc biệt để đáp ứng nhu cầu sức khỏe và tinh thần của họ. Việc trang bị các kỹ năng này không chỉ giúp người thân có thể chăm sóc tốt hơn mà còn mang đến sự an tâm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Viện chăm sóc gia đình Diên Hồng tìm hiểu 5 kỹ năng quan trọng để chăm sóc người cao tuổi tại nhà.

các cụ bà đang ngồi trên ghế vỗ tay, cười nói vui vẻ

Chăm sóc người cao tuổi tại nhà

Giao tiếp hiệu quả

Người cao tuổi thường có nhu cầu được lắng nghe và thấu hiểu. Một vài mẹo giúp bạn giao tiếp tốt hơn:

  • Lắng nghe chủ động: Lắng nghe ý kiến và cảm xúc của người cao tuổi một cách chân thành. Tránh ngắt lời hoặc phản ứng vội vàng.
  • Đồng cảm và thấu hiểu: Người cao tuổi thường nhạy cảm với sự thay đổi, vì vậy hãy cố gắng tạo cảm giác an toàn khi giao tiếp.
  • Cách giao tiếp: Dùng giọng nói nhẹ nhàng, dễ hiểu, tránh dùng các từ phức tạp hoặc ngôn ngữ khó hiểu.

Kiến thức y tế cơ bản

Việc chăm sóc người cao tuổi đòi hỏi bạn phải có kiến thức cơ bản về y tế:

  • Kiểm tra sức khỏe tại nhà: Đo huyết áp, nhịp tim, và theo dõi các chỉ số định kỳ. Đồng thời nhận biết các chỉ số bình thường/không bình thường.
  • Xử lý tình huống khẩn cấp: Sơ cứu khi té ngã, sặc, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tụt đường huyết. 
  • Quản lý thuốc: Lên lịch uống thuốc đúng giờ và đảm bảo liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Quản lý dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe người cao tuổi:

  • Chế độ ăn uống: Thiết kế bữa ăn cân bằng giữa các nhóm chất (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin).
  • Hạn chế nguy cơ sức khỏe: Tránh các thực phẩm nhiều muối, đường, hoặc chất béo xấu để giảm nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường.
  • Thực đơn phù hợp: Tùy chỉnh món ăn theo sở thích và khả năng tiêu hóa của người cao tuổi.
  • Nước uống đủ: Khuyến khích người già nên uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày.

Hỗ trợ vận động

Vận động nhẹ giúp duy trì sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.

  • Các bài tập: Các bài tập như xoay khớp tay, khớp chân, hoặc đi bộ nhẹ nhàng trong nhà.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Khuyến khích sử dụng khung tập, gậy chống khi cần để tránh té ngã.

Quản lý cảm xúc

Người cao tuổi cần cảm giác được yêu thương và trân trọng:

  • Tạo không gian sống tích cực: Trang trí phòng với cây xanh, ánh sáng tự nhiên để tạo sự thư thái.
  • Động viên tinh thần: Khen ngợi, khuyến khích họ tham gia các hoạt động xã hội.
  • Kiên nhẫn và thấu hiểu: Người cao tuổi đôi khi cáu kỉnh do lo lắng hoặc bệnh tật, hãy phản ứng bằng sự cảm thông thay vì khó chịu.

Chăm sóc người cao tuổi tại nhà là một hành trình đầy ý nghĩa. Nhưng cũng đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng đặc biệt. Việc trang bị những kỹ năng sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn mà còn mang lại sự an tâm. Đồng thời cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người thân.

Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Bởi tình yêu và sự thấu hiểu chính là món quà quý giá nhất bạn có thể dành cho họ. Cùng Diên Hồng sẻ chia và lan tỏa giá trị yêu thương trong từng khoảnh khắc đời thường.

Xem thêm