Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All posts by Diên Hồng

Về già nên ở với ai?

Bạn sẽ lựa chọn sống cùng ai khi tuổi già đến?

Theo quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” nên khi về già cha mẹ thường sống chung với con cái. Đặc biệt là con trai. Nếu không có con trai thì sẽ sống với con gái, con rể, hoặc là với các cháu… Ngày nay với quá trình đô thị hoá mạnh, xu hướng con cái tách ra sống riêng đang xuất hiện ngày một nhiều hơn. Nhưng đa phần ở các vùng quê thì việc cha mẹ già sống cùng con trai vẫn đang rất phổ biến.

Thực tế cho thấy ít gia đình có thể chung sống hoà thuận giữa các thế hệ với nhau. Việc một gia đình có đến 2-3 thế hệ sống cùng nhau sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên. Đặc biệt là mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu. Thế hệ khác nhau nên suy nghĩ và quan điểm cũng khác nhau.

Nếu như trước đây nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, đi làm theo mùa vụ nên thời gian trống rất nhiều, việc chăm sóc cha mẹ già cũng dễ dàng hơn. Còn ngày nay thời đại công nghiệp hoá, con cái đi làm từ sáng sớm đến tối muộn, áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai. Vậy nên cha mẹ cũng đừng đặt nặng hai chữ “trách nhiệm” “báo hiếu” lên đôi vai của con. Có lẽ đã đến lúc chúng ta thay đổi quan điểm, cởi mở hơn với cái mới. Người già cũng nên tự “cởi trói” cho mình để được thảnh thơi hơn.

Việc ở cùng ai không quan trọng, quan trọng là mình được vui vẻ. Bởi vậy rất nhiều người già trong thời đại mới đã lựa chọn ở riêng. Ở gần con chứ không ở chung. Một số khác thì lựa chọn viện dưỡng lão làm điểm đến cho mình.

Trong những năm gần đây, mô hình viện dưỡng lão đang ngày một phát triển và mở rộng. Những cụ vào dưỡng lão đa phần là con cái ở xa không thể ngày đêm chăm sóc. Hoặc các cụ già yếu gia đình không có chuyên môn. Một phần còn lại thì không muốn ở với con cái, nên vào dưỡng lão để an dưỡng tuổi già, vui vẻ bên những người bạn già. Tại đây họ được đội ngũ y bác sỹ chăm sóc chu đáo, cả về sức khoẻ lẫn tinh thần.

Như chúng ta đã biết, người già rất sợ cô đơn. Họ mong muốn được trò chuyện nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Nhưng thực tế khi ở cùng con cái họ rất ít bày tỏ nỗi niềm của mình. Nhưng khi gặp được những người bạn già thì họ lại không ngần ngại chia sẻ. Vậy nên có không ít các cụ muốn sống riêng biệt chứ không ở cùng con cái. Con cái chỉ cần thi thoảng tới thăm chơi là được.

Xem thêm

Tour trải nghiệm 1 ngày tại viện dưỡng lão độc đáo tại Diên Hồng

“Hạnh phúc của cha mẹ là gia tài quý nhất để lại cho các con” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói như vậy. Chính vì vậy, Diên Hồng mang đến cho những người con một cơ hội để tặng cho bố mẹ 1 món quà tuyệt vời. Đó một ngày tràn ngập tiếng cười và được làm những thứ chưa bao giờ được trải nghiệm.
Cả cuộc đời nỗ lực để mang đến cuộc sống tốt đẹp nhất cho các con, các ông bà có thể chưa từng được mát xa thải độc, chưa từng được ai đó lắng nghe mình chia sẻ sâu về ước mơ, ký ức tự hào của thời trẻ, chưa từng tự tay vẽ một bức tranh, chưa từng có một bộ ảnh thật đẹp để khoe với người thân… Và tất cả những điều ấy, các ông bà sẽ được trải nghiệm trong tour 1 ngày “Chạm thanh xuân” do Diên Hồng cơ sở 4 tổ chức.

Đây là một hoạt động trải nghiệm đặc biệt nhất từ trước đến nay vì khách tham gia được trải nghiệm cuộc sống trong viện dưỡng lão thông qua các hoạt động tuyển chọn của cả tháng chỉ trong một ngày.

Đó sẽ là hoạt động giao lưu chia sẻ về ước mơ, những ký ức tự hào về tuổi thanh xuân của mỗi người. Cũng là dịp để mỗi người tự hóa trang thành người trẻ và nhận ra, ồ chỉ một chút thay đổi nhỏ thôi, chỉ cần tâm hồn vẫn tươi trẻ thì chúng ta vẫn chưa già.

Đó cũng là dịp để người tham dự thực sự được sống ở giây phút hiện tại thông qua việc uống trà trong chánh niệm, được nghe đọc sách và thảo luận với nhau về nội dung trong sách.

Đó sẽ là dịp để chúng ta tự thưởng cho mình những phút giây được người khác chăm sóc, được mát xa thải độc, được ngâm chân dưỡng sinh, được làm đẹp, được hướng dẫn để vẽ một bức tranh cho riêng mình…

Đó là dịp để mỗi người thể hiện bản thân hay thu nạp thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe thông qua gameshow “Vui khỏe có ích”…

Tất cả những điều đó sẽ mang đến một buổi đi chơi thú vị cho người tham dự. Thậm chí người nhà các cụ đang sống tại Diên Hồng cũng đăng ký để cụ nhà mình được trải nghiệm.

Nếu muốn bố mẹ có thêm một góc nhìn về trung tâm dưỡng lão hoặc chỉ đơn giản là muốn bố mẹ có 1 buổi đi chơi thật vui thì hãy đăng ký tour này như là một món quà cho mẹ cha:
Mẹ cha tổ ấm mái nhà
Yêu con tha thiết bao la biển trời
Tặng mẹ cha buổi dạo chơi

Cho tròn chữ hiếu sáng ngời ơn sâu

Chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0968 660 115

Xem thêm

Tết hàn thực tại viện dưỡng lão

Tết hàn thực là ngày Tết diễn ra vào ngày mùng 3/3 âm lịch hàng năm. Theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn, “Tết Hàn thực” là tết ăn đồ lạnh. Tại Việt Nam, Tết hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay. Và mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất. Vì vậy vào dịp này, các gia đình đều chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, thắp hương dâng lên ông bà, tổ tiên.

Hoà chung với ngày tết hàn thực, các ông bà tại Diên Hồng cũng đã cùng nhau làm bánh trôi, bánh chay. Bột nếp ngũ sắc thơm mát, viên đường ngọt lịm, vừng, dừa,… được các bạn nhân viên chuẩn bị từ sáng sớm. Các ông bà rửa tay thật sạch rồi bắt đầu nặn những viên bánh đầu tiên.

Nhiều cụ chia sẻ đây là lần đầu tiên được tự tay làm bánh nên còn vụng về, lúng túng. Viên bánh còn viên to, viên nhỏ, hình dáng cũng chưa được tròn trịa. Nhưng với sự hướng dẫn của các bạn nhân viên, cuối cùng các cụ cũng có thành quả ưng ý. Một số cụ khác có kinh nghiệm rồi nên tay làm nhanh thoăn thoắt.

Bà Thanh vừa làm bánh vừa suýt xoa: “Bây giờ hiện đại cái gì cũng cải tiến, đến bột bánh cũng nhiều màu sắc bắt mắt. Chứ ngày xưa bà làm bánh có mỗi bột gạo trắng tinh”. Nhìn đĩa bánh nhiều màu sắc mà các cụ ai cũng mê mẩn.

Vừa làm bánh các cụ vừa trò chuyện rôm rả. Từ đó mà mọi người cũng biết nhiều hơn về truyền thống của các ngày lễ tết cổ truyền.

Tương tự như bánh chưng, bánh giầy, thì bánh trôi, bánh chay được nặn hình tròn để thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 người con theo Âu Cơ đi xuống biển. Còn bánh chay tượng trưng cho 50 người con theo Lạc Long Quân lên rừng. Nhưng cũng có cụ kể lại rằng bánh trôi bánh chay để tưởng nhớ đến các Vua Hùng. Nhưng dù câu chuyện là thế nào thì ngày tết hàn thực cũng hướng chúng ta nhớ về nguồn cội của mình.

”Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”.

Vừa luộc bánh bà Phương vừa ngâm nga mấy câu thơ trong bài “Bánh trôi nước”. Bà bảo thả bánh vào chờ đến khi bánh nổi hết lên là chín. Sau đó vớt ra cho vào bát nước lạnh, rồi vớt ra bày trên đĩa là xong.

Sau một hồi thì thành quả cũng đã xong. Những viên bánh tròn tròn mềm mịn với nhân đường ngọt thanh, rắc thêm chút vừng thơm phức là có thể dâng lên bàn thờ Phật. Sau đó là để mọi người cùng nhau thưởng thức. Thứ mùi đặc trưng của bánh trôi, bánh chay lan toả trong không khí càng làm cho ngày tết hàn thực thêm sôi động và ý nghĩa hơn.

Xem thêm

Trải nghiệm “Chạm thanh xuân” tại viện dưỡng lão Diên Hồng

Ngày 5/5/2023 Diên Hồng chính thức mở tour trải nghiệm mang tên “Chạm thanh xuân” để người cao tuổi hiểu thêm và làm quen với cuộc sống trong viện dưỡng lão. Chương trình được tổ chức tại Diên Hồng cơ sở 4. Địa chỉ: Đường Quang Lai, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Đây sẽ là món quà ý nghĩa dành cho người cao tuổi trong dịp lễ sắp tới.

Thời gian buổi trải nghiệm bắt đầu từ 9h-17h30. Đến với chương trình người cao tuổi sẽ được tham gia những hoạt động vô cùng hấp dẫn. Trò chuyện về ký ức tuổi trẻ cùng lễ hội hóa trang với chủ đề “Chạm thanh xuân”. Cùng nhau xem phim, thiền trà, đọc sách, vẽ tranh. Được chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp như mát xa thải độc, đắp mặt nạ, ngâm chân dưỡng sinh và giao lưu trong chương trình vui khỏe có ích ngay tại Diên Hồng với những người bạn cùng lứa tuổi trong viện dưỡng lão.

Chi phí tour trải nghiệm: 400.000đ/người. Rủ thêm bạn bè để càng đông càng thêm vui và nhận nhiều ưu đãi từ chương trình. Bên cạnh đó trung tâm có xe đưa đón khách hàng tận nơi.

Đăng ký ngay với Diên Hồng để không bỏ lỡ cơ hội đặc biệt này. Số điện thoại liên hệ 0968.660.115

Xem thêm

Tuổi già của bạn sẽ thế nào?

Nếu như ai đó hỏi tôi “Bạn muốn cuộc sống về già như thế nào?”. Thì tôi sẽ trả lời rằng tôi muốn ở riêng, muốn có không gian riêng dành cho mình và không sống cùng con cái. Nhiều người cho rằng đó là suy nghĩ ích kỷ, chỉ quan tâm bản thân. Nhưng có lẽ nó lại giúp cho các thành viên trong gia đình thoải mái hơn. Tôi có thể ở nhà riêng hoặc ở viện dưỡng lão, thỉnh thoảng gặp con cái trong niềm hân hoan, còn hơn bo bo giữ con bên mình rồi nhìn nhau chỉ thêm áp lực.

Hai vợ chồng cùng thế hệ còn nhiều mâu thuẫn bất đồng, huống gì là nhiều thế hệ. Thời đại khác nhau nên quan điểm, suy nghĩ, lối sống cũng khó mà hài hòa. Vì thế, tôi không bắt ép con cháu phải sống cùng mình, và tôi cũng không làm gánh nặng cho con cái. Nó chỉ làm cuộc sống gia đình thêm khó xử và cũng tự làm khổ bản thân mình.

Hiện tại tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta nên thay đổi quan điểm sống. Cha mẹ nên tìm niềm vui cho mình khi lo xong trách nhiệm với con cái. Mình nên tạo dựng cuộc sống riêng, niềm vui riêng cho bản thân. Đừng chỉ chăm chăm lấy con cái làm niềm vui rồi phụ thuộc vào chúng. Không nên suốt ngày chạy theo con cái bắt chúng nó phải theo ý mình. Để rồi khi không nhận được sự quan tâm như mong đợi thì lại buồn tủi, trách móc. Con cái cũng cần những khoảng trời riêng, hạnh phúc riêng của chúng.

Thật tuyệt vời khi về già được sống cuộc sống của riêng mình. Có thể thoả thích theo đuổi một đam mê nào đó. Hay nhàn nhã tận hưởng vui thú tuổi già, nào đọc sách, làm thơ, khiêu vũ,… Thậm chí nếu vào ở trong viện dưỡng lão thì ta có cả bầu trời mới cần khám phá. Có thêm những người bạn cùng trang lứa để chia sẻ tâm sự. Có không ít điều mà chính bản thân mình không dám chia sẻ cùng con cái nhưng lại có thể giãi bày với người lạ. Còn nếu đau ốm thì có bác sỹ, có điều dưỡng chăm lo. Nếu nhớ con cái thì thi thoảng gặp nhau trong vui vẻ là được. Tuổi già đầy đủ chu toàn như vậy thì có gì đâu mà lo lắng.

Để quyết định cuộc sống như vậy, tôi đã chuẩn bị đầy đủ về mặt tài chính. Nếu con cháu thu xếp, lo được phần nào thì lo, còn nếu không thu xếp được cũng không sao. Cuộc sống này đã quá áp lực vậy nên tôi không muốn tạo thêm áp lực cho con mình. Chỉ mong sau này về già mỗi lần gặp con cháu đều sẽ vui vẻ

Xem thêm

6 lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi trong mùa dịch

Tình hình dịch bệnh covid-19 đang quay trở lại và có xu hướng tăng mạnh từ đầu tháng 4 đến nay. Trong đó hầu hết các ca bệnh nặng là người cao tuổi, người có bệnh nền. Vì vậy việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.

­Dưới đây là 6 lưu ý cần thiết khi chăm sóc người già trong mùa dịch.

1. Tinh thần thoải mái

Khi chỉ mới nghe tin về dịch bệnh covid 19 thì người già đã thấy hoang mang và lo sợ. Chứ chưa nói gì đến việc gia đình hoặc bản thân họ bị nhiễm. Vì vậy giữ tinh thần thoải mái, yên tâm cho người già là quan trọng nhất. Nhiều lúc chính tâm lý căng thẳng lại là nguyên nhân làm bệnh trở nặng. Vì vậy hãy dành thời gian để ở bên, quan tâm, an ủi người già, tránh cho họ những hoang mang, sợ hãi hay cô độc trong thời gian này. Nếu buồn người cao tuổi có thể gọi điện cho con cái, anh em họ hàng, bạn bè.

2. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch

Dù bị nhiễm covid 19 hay là không thì việc thực hiện các nguyên tắc phòng dịch vẫn vô cùng quan trọng. Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay,… luôn là cách tốt nhất để hạn chế nhiễm bệnh và lây lan.

3. Đảm bảo dinh dưỡng

Hệ miễn dịch của người cao tuổi đã suy yếu nên khi ăn uống cần cẩn trọng, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Người cao tuổi cần tránh ăn những loại thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín. Cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit béo như đồ nướng, các món quay, rán, các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn. Ăn đầy đủ các nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo. Bên cạnh đó tăng cường thêm rau xanh, hoa quả giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng. Bổ sung 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt cần loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu.

4. Đảm bảo giấc ngủ và tập luyện thể dục

Người cao tuổi cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ. Ngủ đúng giờ, ngủ đủ và sâu giấc. Bên cạnh đó tăng cường các hoạt động thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng phù hợp với sức khoẻ. Ví dụ như đi bộ, tập thở, vận động chân tay nhẹ nhàng.

5. Nơi ở

Dù cần phải cách ly hay không thì nơi ở của người cao tuổi cần phải luôn sạch sẽ, thoáng khí. Đảm bảo không khí trong lành để quá trình hô hấp của cơ thể không gặp bất lợi.

6. Dùng thuốc và theo dõi sức khoẻ

Đối với những người cao tuổi đang điều trị các bệnh mạn tính, cần dùng thuốc đều đặn theo đơn, không được ngưng thuốc. Hãy kiểm tra đều đặn số lượng thuốc, hạn dùng và bổ sung ngay khi gần hết. Thường xuyên theo dõi các chỉ số sinh tồn như huyết áp, mạch, nhiệt độ nhất là với người có bệnh nền. Báo ngay cho gia đình hoặc y bác sỹ hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu có bất thường.

Xem thêm

Viện dưỡng lão – giấc mơ của người già

Mấy năm trước bác họ của tôi được con gái gửi vào viện dưỡng lão. Bác có 2 cô con gái nhưng lấy chồng xa, bây giờ bác già yếu không có người chăm nên con cái bàn nhau gửi bác vào dưỡng lão. Lúc đó lương hưu của bác chỉ đâu đó 3,4 triệu. Nên 2 cô con gái quyết định hùn tiền để cho đủ phí chăm sóc hàng tháng.

Chi phí của bác tại viện dưỡng lão khoảng 7 triệu đồng một tháng. Được thời gian thì sức khoẻ bác yếu hơn, phải hỗ trợ thêm nên chi phí cũng cao hơn. Ngặt nỗi con cái cũng không dư dả gì, ít thì gồng gánh được chứ nhiều thì khó. Cuối cùng cả nhà bàn nhau bán căn nhà của bác ở dưới quê để lấy tiền chi trả, lo liệu.

Rất nhiều hàng xóm của tôi, có người già, lương hưu chỉ vào khoảng 3-4 triệu đồng mỗi tháng thì viện dưỡng lão chỉ là một giấc mơ xa xỉ. Tiền lương hưu chỉ đủ các cụ ăn bình dân thôi, còn các khoản như thuốc men, phụ phí khác là chưa có. Chưa kể những lúc ốm đau phải đi viện. Vì thế về già chỉ trông vào mỗi lương hưu thì không thể vào viện dưỡng lão được.

Vậy quyền lực tối cao của người già chính là tài chính. Mà muốn có tài chính thì lúc trẻ phải làm ăn tích cóp, thương con thương cháu thì càng phải lo cho mình thật tốt rồi dư dả thì mới cho chúng nó. Chứ trong cuộc sống này không thiếu những trường hợp cha mẹ có bao nhiêu thì cho hết con cái. Đến khi về già thì con cái chối bỏ trách nhiệm. Nhà cửa không có, thậm chí muốn vào viện dưỡng lão cũng không có tiền.

Hoặc chí ít nếu không có nhiều tài sản thì phải có nhà như bác tôi. Đến lúc bần cùng thì bán nhà lo cho mình. Con cái giàu có không nói làm gì. Nhưng con cái đủ ăn đủ mặc mà phải lo thêm cho cha mẹ già thì khổ cả đôi đường. Ai lúc về già mà nhìn lại mình trong tay chả có gì thì xác định luôn rằng tương lai mình sẽ khổ, con mình cũng khổ lây.

Nhìn tấm gương của bác tôi mà bố mẹ tôi và cả vợ chồng tôi cũng xác định phải tích cóp cho tuổi già. Lo cho con cái đến tuổi trưởng thành thôi, còn lại thì lo cho mình. Bảo hiểm xã hội dù ít thì vẫn nên đóng, sau này cũng có cái để trông chờ. Bên cạnh đó cũng phải nghĩ đến các khoản tiết kiệm, đầu tư để thêm nguồn thu nhập. Có người thì kinh doanh thêm, người tích trữ tiền vàng. Tiền không phải tất cả, nhưng thiếu tiền thì tất cả đều không có. Thời đại ngày nay không còn như xưa nữa. Về già dù ở nhà mình hay vào viện dưỡng lão thì cũng cần có kinh tế. Mỗi gia đình sẽ có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.

Xem thêm

Vào viện dưỡng lão để trút bỏ gánh nặng cho con cái

Nói đến việc vào viện dưỡng lão, mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau. Không bàn đến việc đúng sai thế nào bởi vì đó là lựa chọn của họ. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, chỉ khi nào ở trong câu chuyện của họ bạn mới có thể thấu hiểu. Nhìn cảnh chăm cha mẹ già bây giờ, tôi lại sợ con mình sau này cũng vừa phải lo cho gia đình nhỏ của nó, vừa phải gánh chữ ‘hiếu’ trên lưng. Vì vậy tôi luôn mong mình có đủ sức khỏe và tài chính để khi về già có thể vào dưỡng lão để các con đỡ khổ.

Ai đó hỏi tôi sao không gửi bố mẹ vào dưỡng lão. Thật ra suy nghĩ của ông bà vẫn còn rất lạc hậu, con cái là phải báo hiếu, chăm sóc cha mẹ già lúc ốm đau. Nên tôi sẽ hết lòng tận hiếu, còn đến thời của tôi thì không cần con cái phải như thế. Tôi hiểu điều đó vất vả như thế nào. Người ốm đã khổ nhưng người chăm còn khổ hơn.

Chồng tôi là con một nên tôi đang sống cùng gia đình và bố mẹ chồng. Hiện tại một mình tôi phải chăm sóc cả hai ông bà già yếu, bệnh tật suốt nhiều năm qua. Trước đây mọi người đều đi làm nên gia đình thuê giúp việc về trông nom ông bà. Nhưng bao nhiêu năm trôi qua, thay bao nhiêu giúp việc đều không ở được. Cuối cùng tôi phải gác lại công việc, chỉ làm bán thời gian để tiện chăm sóc bố mẹ.

Mẹ chồng tôi bị lẫn, bây giờ hầu như bà không còn nhớ được gì. Vừa ăn xong được lúc thì bà đã kêu đói vì mấy ngày rồi chưa được ăn uống gì. May mọi người cũng hiểu chứ nếu không chắc ai cũng nghĩ tôi ngược đãi bà. Đồ đạc thì cứ không cánh mà bay. Có hôm con trai tôi tìm thấy cái ấm siêu tốc trong tủ quần áo. Đêm đến mọi người đang ngủ thì bà đi gõ cửa từng phòng, có hôm thì la hét ầm ĩ lên. Đặc biệt bà rất hay đi, sơ sẩy một tí là bà đã ra đến đầu đường. Cả nhà bao phen hốt hoảng vì đi tìm.

Ngày trước ông khoẻ ông còn trông bà hộ con cái. Nhưng ngày ông bị tai biến nằm liệt giường thì không trông được nữa. Tôi vừa trông bà, vừa chăm ông. Mọi sinh hoạt hằng ngày của ông từ ăn uống, vệ sinh, tắm rửa đều tại giường. Tối về thì thêm chồng con phụ giúp. Nhưng nói chung là vất vả, chỉ ai chăm người già rồi mới thấu được. Vì thế tôi rất hiểu và đồng cảm với những người con phải chăm sóc cha mẹ già yếu, bệnh tật. Nhìn cảnh bố mẹ bây giờ, tôi lại lo cho con mình sau này.

Lúc 40 tuổi tôi xác định mình cần phải sớm chuẩn bị tài chính cho tuổi già. Bởi vì lúc đó tôi đã thấy sức khỏe, thể chất đi xuống hẳn. Đến bây giờ lúc chăm bố mẹ già tôi càng thấy quyết định của mình đúng đắn. Với số tiền tích luỹ hiện tại vẫn chưa đủ để tôi yên tâm vào dưỡng lão, nhưng tôi sẽ cố gắng. Tôi sợ mình sau này cũng nằm một chỗ giống bố mẹ, rồi lại phiền đến con cháu. Đã không giúp được gì cho con, nay lại mang thêm gánh nặng. Người làm mẹ như tôi thực sự không cam lòng.

Xem thêm

Trải lòng nghề điều dưỡng

Mình có một nhóm bạn học cùng với nhau từ hồi đại học. Sau này ra trường mỗi đứa một nơi nhưng thi thoảng chúng nình vẫn thường hẹn nhau đi cafe tâm sự về cuộc sống, công việc.

Ai cũng biết điều dưỡng là cái nghề “làm dâu trăm họ”, lương bèo bọt mà áp lực lại nhiều. Bạn mình có đứa làm ở viện công, viện tư rồi phòng khám đủ cả. Nhưng vô hình trung thì áp lực ở đâu cũng như nhau.

Một cô bạn làm ở viện kể lại, có lúc ấm ức quá chỉ biết chạy vào nhà vệ sinh rồi ôm mặt khóc. Áp lực từ công việc có thể gồng sức để vượt qua. Nhưng áp lực từ phía bệnh nhân và người nhà của họ thì chỉ có thể “ngậm đắng nuốt cay”. Cô ấy và đồng nghiệp cũng đã đôi lần bị chửi, bị tát, bị đánh. Và luôn nghe những lời cáu gắt từ bệnh nhân và người nhà. Có lần đi trực ngày lễ, bệnh nhân quá tải chưa kịp xếp giường thì người nhà đã túm lại chỉ vào mặt quát lớn: “Này cô kia, cô định để con tôi nằm đây chờ chết à ?”. Đó chỉ là một trong vô vàn câu chuyện nghề.

Một cô bạn khác cũng đang làm ở bệnh viện tư khá nổi tiếng. Hôm đó là ngày cô đi trực. Nửa đêm có một bà mẹ bế con vào khám cấp cứu vì bé bị nôn và sốt. Sau khi lấy thông tin thì cô bạn điều dưỡng mới kẹp nhiệt kế vào nách đứa bé và nhờ mẹ giữ để không bị tụt. Nhưng lúc lấy nhiệt kế ra thì nó đã bị tụt từ bao giờ và chỉ số không còn chính xác. Để đảm bảo chẩn đoán được đúng, bạn có nhờ cặp lại nhiệt độ thì nhận được sự từ chối. Sau đó người mẹ này đã đánh giá kém trên trang của viện về người trực hôm đó. Và cô bạn ấy phải lên gặp sếp giải trình cũng như trừ thưởng.

Lương đã thấp lại còn hay bị phạt cũng là câu chuyện mà một đứa em kể lại. Làm lễ tân phòng khám nghe thì nhàn nhưng áp lực vô cùng. Suốt 8 tiếng đồng hồ không được ngồi, gặp bệnh nhân phải cúi chào và tươi cười niềm nở. Chỉ cần sơ suất một chút cũng bị quản lý check camera và phạt. Dù muốn nghỉ việc nhưng vì giữ bằng gốc nên cuối cùng vẫn phải cố gắng vượt qua.

Mỗi lần gặp nhau là mình lại được nghe muôn vàn câu chuyện khác nhau như vậy. Riêng mình, mình cảm thấy may mắn hơn các bạn. Môi trường nào cũng có áp lực nhưng cách bạn vượt qua áp lực mới là thứ quan trọng. Mỗi khi gặp các cụ khó tính, trái nết hoặc mắng chửi nhân viên thì bên cạnh mình luôn có đồng nghiệp và các sếp quan tâm, chia sẻ. Ở trung tâm đa phần các cụ khá dễ tính và yêu quý chúng mình, người nhà các cụ cũng vậy. Vì họ thấu hiểu được sự vất vả khi chăm sóc người cao tuổi là thế nào.

Nhiều lúc muốn rủ mọi người qua làm cùng nhau nhưng nghề chọn người. Và có lẽ mọi người cũng đã quen với điều đó. Nên cuối cùng vẫn là dành cả tình yêu với nghề để cố gắng.

 

Xem thêm

Đặc quyền của người có chồng làm điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi là gì?

Mọi người thường lo sợ nếu sau này lấy vợ hoặc chồng làm ngành y, điều dưỡng, bác sĩ. Vì thời gian bên gia đình ít hơn bên người bệnh. Nhưng mình thì khác.

Duyên phận đưa đẩy cuối cùng mình gặp và cưới chồng mình. Ngày đầu mới quen mình có hơi ái ngại khi nghe anh nói anh làm điều dưỡng ở viện dưỡng lão. Một công việc mà mình nghĩ thường chỉ con gái mới làm. Qua lời anh kể mình biết được công việc của anh là chăm sóc từ A-Z cho người già như xúc ăn, tắm rửa và cả thay bỉm. Hồi ấy mình hỏi sao anh không làm ở viện thì anh bảo không hợp môi trường bệnh viện.

Sau thời gian quen nhau mình cũng dần hiểu hơn về anh. Anh là người khá vui tính, hài hước, cẩn thận và chu đáo nữa. Thi thoảng anh còn kể cho mình nghe về các cụ ở trung tâm. Mình từ một đứa luôn nghĩ người già thì khó tính, khó chiều cũng dần trở nên yêu quý các cụ hơn. Lúc nào có sự kiện gì lớn anh cũng rủ mình qua chỗ anh làm việc để tham dự cùng. Gặp gỡ các cụ mới thấy các cụ cũng hài hước và đáng yêu lắm, khác hẳn với suy nghĩ của mình.

Sau này chúng mình lấy nhau về chung một nhà, mình nhớ nhất là lần đi sinh em bé. Do chuyển dạ kéo dài và sinh lần đầu nên mình bị mất sức, mọi việc đều tự tay anh ấy làm hết. Trong khi các ông bố khác lóng ngóng chưa biết làm thế nào thì chồng mình đã bón cơm, vệ sinh cho mình rồi pha sữa thay tã cho con một cách chuyên nghiệp. Không biết có phải chăm các cụ quen rồi nên chăm vợ cũng dễ thế.

Có thể ngoài kia còn rất nhiều người chồng tốt nhưng với mình như vậy là đủ. Dù thời gian anh đi làm, đi trực làm thời gian ở nhà của anh ít lại, nhưng mỗi khi anh ở nhà, anh đều giúp mình làm mọi thứ, từ việc to đến việc nhỏ trong nhà. Mình cảm thấy tự hào khi có chồng làm điều dưỡng, mình thấy mình được chia sẻ và quan tâm nhiều hơn.

Xem thêm