Trầm cảm có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta khi chúng ta già đi. Trầm cảm người cao tuổi có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Từ sức khỏe, ăn uống, nghỉ ngơi, thú vui và các mối quan hệ trong gia đình, xã hội
Hầu hết người già đều không thể nhận ra các triệu chứng khi họ bị trầm cảm. Vì vậy khi phát hiện ra thì tiến triển bệnh đã khá nặng.
Các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi bao gồm:
- Cảm giác buồn bã hoặc tuyệt vọng.
- Đau nhức không rõ nguyên nhân
- Thiếu năng lượng, không có hứng thú với xã hội
- Giảm cân hoặc chán ăn.
- Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, ngủ quên hoặc buồn ngủ ban ngày).
- Mất giá trị bản thân (lo lắng về việc trở thành gánh nặng cho con cái).
- Sa sút trí nhớ.
- Bỏ bê việc chăm sóc cá nhân (bỏ bữa, quên uống thuốc, không vệ sinh cá nhân).
Nguyên nhân trầm cảm ở người lớn tuổi
Những vấn đề sức khỏe. Bệnh tật, tàn tật, đau yếu đều có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.
Cô đơn. Theo một nghiên cứu cho thấy những người già sống một mình khép kín, không có kết nối xã hội thường có tỉ lệ trầm cảm cao hơn.
Nỗi sợ hãi. Sau khi về hưu người già thường rơi vào khủng hoảng. Vì với họ về hưu là mất đi địa vị, sự tự tin, sự an toàn về tài chính cũng như tiếng nói trong xã hội. Họ sợ cảm giác dư thừa và vô dụng. Chính những suy nghĩ tiêu cực đó cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi.
Gặp những biến cố trong đời. Với người già khi họ mất đi người thân, bạn bè hay vật nuôi yêu thích cũng sẽ khiến họ rơi vào tuyệt vọng. Khi không thể vượt qua được nỗi đau đó họ dễ rơi vào trầm cảm ở người cao tuổi.
Ngoài ra các bệnh mãn tính đều có thể dẫn đến trầm cảm hoặc làm cho trầm cảm tồi tệ hơn. Bao gồm: Bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh tim, tiểu đường, sa sút trí tuệ,…
Đừng bao giờ cho rằng việc mất đi sự nhạy bén về tinh thần chỉ là một dấu hiệu bình thường ở tuổi già. Đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ. Trầm cảm và sa sút trí tuệ có nhiều triệu chứng giống nhau, bao gồm các vấn đề về trí nhớ , giọng nói và cử động chậm chạp, và động lực thấp, vì vậy có thể khó phân biệt hai bệnh này. Và dù là bệnh nào thì nó cũng cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Cách giúp người lớn tuổi khi bị trầm cảm
Lắng nghe người cao tuổi với sự kiên nhẫn và lòng trắc ẩn. Đôi lúc chúng ta không cần phải cố gắng “chữa trị” chứng trầm cảm mà chỉ cần ở đó để lắng nghe. Khi người già chủ động chia sẻ thì cũng là lúc họ đang dần mở lòng hơn với thế giới bên ngoài.
Lên lịch cho các hoạt động xã hội thường xuyên. Trầm cảm ít xảy ra hơn khi cơ thể và tâm trí hoạt động. Chính vì thế các hoạt động xã hội, các chuyến đi chơi cùng gia đình, thăm bạn bè, hoặc các chuyến trải nghiệm tại viện dưỡng lão sẽ giúp người già không còn cảm giác cô độc.
Lên kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn lành mạnh. Những người trầm cảm thường chán ăn, ăn không ngon miệng. Một chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng lại càng làm cho bệnh trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy hãy đảm bảo rằng người thân của bạn đang ăn uống đúng cách. Tăng thêm nhiều nhiều trái cây, rau và protein lành mạnh trong mỗi bữa ăn.
Giúp người thân của bạn tìm được một bác sĩ tâm lý phù hợp, đi cùng họ đến các cuộc hẹn và hỗ trợ về mặt tinh thần.
Trong trường hợp người cao tuổi có các triệu chứng trầm cảm vừa và nặng thì cần kết hợp thêm nhiều biện pháp hỗ trợ:
Dùng thuốc chống trầm cảm. Đây là loại thuốc có chứa các hoạt chất gây ức chế việc hấp thu serotonin có chọn lọc. Thuốc này giúp tăng hóa chất não trong việc chống trầm cảm. Nhưng có thể gây giòn xương, tăng nguy cơ gãy xương ở người già.
Liệu pháp sốc điện ECT: Đây là liệu pháp điều trị trầm cảm ở người cao tuổi cực kì hữu hiệu. Nhưng tác dụng phụ của nó lại có thể dẫn tới nguy cơ bị mất trí nhớ.
Trầm cảm thường tái phát khi ngừng điều trị quá sớm. Vì vậy chúng ta cần phải đồng hành cùng người cao tuổi để khuyến khích việc điều trị được theo đúng kế hoạch. Từ đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Việc đưa người già vào trung tâm dưỡng lão cũng sẽ giúp họ có thêm gắn kết với xã hội, thêm nhiều tác động tinh thần. Từ đó giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của trầm cảm.