Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Viện Dưỡng lão Diên Hồng: Mái ấm lý tưởng của người cao tuổi

Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng thuộc Công ty Cổ phần Diên Hồng Hà Nội được thành lập từ năm 2014, đến nay đã trải qua 10 năm xây dựng và phát triển trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, thường xuyên hoạt động 3 lĩnh vực chính: Chăm sóc người cao tuổi nội trú dài ngày và ngắn ngày, Chăm sóc người cao tuổi bán trú, đào tạo thực tập sinh điều dưỡng.

Hiện tại, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Diên Hồng) đã có 7 cơ sở khang trang, hiện đại trên địa bàn các quận, huyện tại Hà Nội (Hà Đông, Thanh Oai, Hoàng Mai, Thanh Trì, Chương Mỹ), tỉnh Hưng Yên (Vinhomes Ocean Park 2) và tỉnh Hoà Bình. Diên Hồng thể hiện khát vọng của người sáng lập muốn xây dựng một Trung tâm Dưỡng lão kiểu mẫu, theo đuổi các giá trị “Tôn trọng – Nhân ái – Giàu năng lượng”.

Với sứ mệnh “Tận tâm chăm sóc để Người cao tuổi sống an toàn, khỏe mạnh, hạnh phúc” Dưỡng lão Diên Hồng đã trở thành mái ấm lý tưởng được nhiều người lựa chọn để an nhiên hưởng tuổi già.

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam, Bà Trần Thị Thúy Nga – Phó Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Diên Hồng Hà Nội (Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng) cho biết: “Hiện nay chính sách dành cho các cơ sở dưỡng lão tư nhân hầu như chưa có, từ việc thuê đất hay mua đất, tiếp cận vay vốn ngân hàng với lãi vay thấp, cũng như hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất, giá điện nước cũng chưa được ưu đãi một cách toàn diện”.

Mặc dù còn nhiều bất cập, nhưng xu hướng cũng như nhu cầu chăm sóc người cao tuổi ngày càng cao, Diên Hồng hiểu được và đưa ra các giải pháp chăm sóc người già, người cao tuổi tại các cơ sở Diên Hồng gồm có Chăm sóc cả về thể chất (sức khỏe, tập luyện, dinh dưỡng) và chăm sóc tinh thần cho Người cao tuổi để Người cao tuổi cảm thấy khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc hơn.

Chia sẻ thêm về những khó khăn, Bà Thúy Nga nhấn mạnh: “Các thông tư nghị định hướng dẫn về cách thành lập các viện dưỡng lão đang còn chung chung và tồn tại nhiều bất cập, ví dụ như quy định về diện tích đất tự nhiên đối với các cơ sở trong nội thành (nên đổi thành diện tích sử dụng thì hợp lý hơn) hoặc bất cập trong quy định về định biên và cơ cấu tổ chức tổ chức vận hành, ví dụ như quy định tối thiểu cứ 5 người cao tuổi phải có nhân viên phục hồi chức năng, nên đổi sang thành nhân viên điều dưỡng và nhân viên chăm sóc thì sẽ hợp lý hơn.

Bà Trần Thị Thuý Nga – Phó Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Diên Hồng Hà Nội.

Bà Thúy Nga cũng cho biết về những thuận lợi hiện nay, các cơ sở dưỡng lão còn thiếu, cho nên cơ sở dưỡng lão nào ra đời sớm và chất lượng phục vụ tốt thì sẽ thu hút được nhiều Người cao tuổi.

Trong đó, khó khăn về nhân lực, sự cạnh tranh của các đơn vị xuất khẩu lao động như: Đài Loan, Nhật Bản, Đức, Úc…. tuyển hộ lý, điều dưỡng với chế độ đãi ngộ hấp dẫn đồng thời bản chất công việc của nghề chăm sóc Người cao tuổi còn vất vả, nhiều người lao động chưa vượt qua được tâm lý khi chăm sóc người già, chế độ đãi ngộ cho vị trí nhân viên điều dưỡng và nhân viên chăm sóc tại Việt Nam còn hạn chế.

Để hướng tới phụng sự tốt nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, các cơ sở của Diên Hồng đều được xây dựng khang trang, hiện đại, với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, y tế, đáp ứng mọi nhu cầu của người cao tuổi. Mỗi phòng tại Diên Hồng đều được thiết kế rộng rãi, thoáng mát. Hệ thống camera giám sát được lắp đặt 24/24, giúp theo dõi sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người cao tuổi mọi lúc mọi nơi.

Đội ngũ điều dưỡng viên tại Diên Hồng đều tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng. Sau khi vào trung tâm sẽ được trải qua quá trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Với tấm lòng yêu thương, tận tâm chăm sóc người cao tuổi để người cao tuổi yên tâm an dưỡng.

Cụ ông Nguyễn Như Ngà (96 tuổi) cụ luôn xem Diên Hồng là ngôi nhà thứ 2 của mình.

Chia sẻ với phóng viên, Cụ ông Nguyễn Như Ngà (96 tuổi) cho biết: “trước đây Cụ công tác tại Tổng Cục Chính Trị, Bộ Tổng Tham Mưu, năm 1945 thoát ly, quê ở Hải Phòng nhưng gia đình ở Hà Nội. Cụ có hai con, một người sống ở nước ngoài, một người sống ở Tp.HCM. Điều kiện địa lý xa xôi không chăm sóc được, bản thân Cụ lại mắc bệnh cao huyết áp. Từ năm 2020 Cụ được con cháu tư vấn và tìm một cơ sở dưỡng lão để gửi gắm việc chăm sóc sức khỏe cũng như một môi trường để Cụ thư giãn và cảm thấy vui vẻ”

Như một mối cơ duyên, khi mới đặt chân đến Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, Cụ đã có cảm giác bình an như đang ở nhà mình, được tiếp đón ân cần. Đội ngũ điều dưỡng tỏ ra rất tâm huyết, yêu thương và kính trọng người cao tuổi. Thế là Cụ quyết định lựa chọn Diên Hồng là mái ấm thứ hai của mình để nương tựa lúc tuổi xế chiều. Khi vào đây Cụ được bố trí ở một phòng riêng biệt nên cảm giác rất thoải mái.

Nơi đây, điều dưỡng chăm sóc nhiệt tình, rất tốt tính, cụ rất yêu quý mọi người, cụ Ngà tự nấu ăn. “Đặc thù công việc trước đây xa nhà thường xuyên quen rồi nên cụ không nhớ nhà mấy. Các cháu, bạn bè, đơn vị cũ đến thăm nên cũng vui” cụ Ngà cười vui vẻ nói.

Đối với cụ Ngà đây là ngôi nhà thứ hai, bởi ở đây cụ được nghỉ ngơi tu dưỡng, yên tĩnh nhưng vẫn hòa đồng với các hoạt động vì ở trung tâm rất nhiều hoạt động tinh thần cho các cụ. Không gian thoáng đãng, cụ vẫn đi ra ngoài thể dục được, tự sinh hoạt, rất thoải mái và an toàn.

Cụ bà Nguyễn Thị Biển, 92 tuổi, đã sống 5 năm tại Diên Hồng.

Trò chuyện cùng Cụ bà Nguyễn Thị Biển, 92 tuổi – Trước đây làm công việc là Dược sĩ, hiện nay cụ ở Diên Hồng cũng đã 5 năm, cụ tâm sự: “Bà cảm thấy hạnh phúc, yên tâm với cuộc sống tuổi già. Các cháu Điều dưỡng, lãnh đạo chăm sóc nên yên tâm hơn. Trước khi chưa vào Diên Hồng phải ở nhà một mình, con cái đi làm ở nhà không yên tâm. Nơi đây, bà được mọi người lo hết, được làm việc mình thích, đọc sách, khâu vá, xem phim, xem thời sự”.

Cụ Biển chia sẻ thêm: Ở đây mỗi cụ một tính cách khác nhau, bà thấy Điều dưỡng rất trân quý vì mang lại cho bà sức khỏe, tình cảm, các bạn Điều dưỡng viên rất yêu bà, bà yêu các bạn nên cảm giác nhớ nhà không còn, bà cháu rất thân mật. Con cháu thích vào chơi thì thêm niềm vui, còn không vào được cũng không sao, vì ở đây rất vui.

Khi mà người ta sống vui, hạnh phúc là xung quanh mình nhìn thấy ai cũng thấy vui. Xu thế vào trung tâm dưỡng lão bắt đầu rõ nét nhưng chưa thu hút vì vấn đề kinh phí. Nếu các cơ sở tư nhân làm được tốt mọi người đến nhiều. Đối với bà “mình yêu con cái thì không phải để con cái phải lo lắng, phải tự tìm niềm vui cho cuộc sống của mình”. Ban đầu mọi người trong phòng chưa hợp nhau nhưng dần sẽ quen, còn lại không có vấn đề gì cả. Hơn nữa, ở Diên Hồng cũng đưa các cụ đi chùa chiền. Trong một lần đi thăm quan chùa Long Hưng bà thấy khu địa tạng nên đã mua cho bản thân một ô để lo cho bản thân sau này, cụ Biển vui cười chia sẻ.

Được phóng viên Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam hỏi về mong muốn của cụ, cụ Biển không ngại ngần nói: Mong trung tâm sẽ liên kết được với bệnh viện gần nhất để khi có vấn đề gì về sức khỏe thì các cụ có nơi gần nhất để kịp thời khi có các sự cố.

C bà Nguyễn Thị Tú Tĩnh92 tuổi, sống tại Trung tâm Dưỡng Lão Diên Hồng

Trao đổi nhanh với cụ bà Nguyễn Thị Tú Tĩnh, 92 tuổi – Trước đây làm Bác sĩ Đa khoa, cụ cho rằng, ở đây công tác chăm sóc rất tốt, vì ở bệnh viện bác sĩ chỉ khám qua thôi. Đặc thù ở trung tâm Dưỡng lão, phần lớn nhiều cụ lẩm cẩm, các điều dưỡng vẫn nhiệt tình. Về gia đình cụ, các con cụ ở nước ngoài hết, cũng làm việc trong ngành Y, cụ nói “mình vào đây để giúp đỡ các con, con cái cũng lo cuộc sống riêng, cũng nhiều lo toan vất vả,…”.

Điều dưỡng Phạm Thị Vóc – Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng Cơ sở 2 – KĐT Thanh Hà

Điều dưỡng Phạm Thị Vóc – Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng Cơ sở 2, cho biết về lịch trình làm việc tại Diên Hồng: “Bản thân học Điều dưỡng ra, làm việc tại đây do gần nhà. Công việc hằng ngày, sáng đến đưa các cụ ra phòng sinh hoạt chung để cho các cụ ăn sáng, sau đó là đưa các cụ đi tắm, cụ nào không trong lịch tắm thì sẽ vệ sinh cho các cụ, sau đó cho các cụ tham gia các hoạt động tập thể, đến 11h trưa đưa các cụ đi ăn trưa rồi sau đó dẫn các cụ về phòng nghỉ, đến 14h chiều đưa các cụ ra phòng sinh hoạt chung và cho các cụ ăn bữa phụ, tham gia hoạt động chung và xem tivi, 17h các cụ sẽ ăn bữa chiều.

Vào đây mỗi cụ có một bệnh riêng, tùy vào tình trạng bệnh, hành vi của các cụ mà các điều dưỡng viên sẽ có cách ứng xử khác nhau nhưng để làm được công việc này, trước hết Điều dưỡng phải ân cần, nhẫn nại, nhẹ nhàng với các cụ.

Có rất nhiều khó khăn, thứ nhất phải hiểu được thói quen của các cụ trước khi đến đây là như nào vì ở nhà sẽ khác. Có cụ hòa nhập nhanh nhưng có cụ phải 1-2 tháng mới quen được lịch sinh hoạt. Điều cốt lõi là Tôn trọng – Nhân ái – Giàu năng lượng, đó là giá trị cốt lõi của Diên Hồng. Hơn nữa phải tôn trọng các cụ. Chúng ta không quát mắng, không nóng tính, không nặng lời với các cụ. Tạo cho các cụ không gian sống thật vui vẻ như ở nhà. Làm sao cho các cụ vào môi trường mới thật vui vẻ, thích sống ở đây. Tổ chức đưa các cụ tham gia các hoạt động bên ngoài, đưa các cụ tham quan chùa chiền, di tích lịch sử để các cụ cảm thấy như cuộc sống bên ngoài.

Chia sẻ về những mong muốn khi làm công việc điều dưỡng tại đây, Điều dưỡng Vóc nhấn mạnh: Với mong muốn chăm sóc các cụ và mong cơ sở chăm lo hơn nữa đến đời sống, tăng lương cho các điều dưỡng viên để yên tâm công tác trong thời gian tới.

Đến với Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe toàn diện, cả về thể chất lẫn tinh thần. Tại Việt Nam, Diên Hồng là Trung tâm Dưỡng lão tiên phong, chú trọng đến đời sống tinh thần, phá vỡ nhiều định kiến về tuổi già, mang đến những trải nghiệm mới mẻ. Diên Hồng nổi bật và khác biệt với cách tiếp cận đầy sáng tạo trong các hoạt động để người cao tuổi không chỉ được sống theo cách mình muốn mà còn phát huy tối đa sở thích, sở trường và phù hợp với năng lực của mình. Những hoạt động đó giúp người cao tuổi giao lưu, chia sẻ, giải trí, xua tan đi những muộn phiền, lo âu, từ đó có một tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Theo Tạp chí Điều dưỡng

Leave a Reply

Your email address will not be published.

four × two =