Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

Bệnh tiểu đường: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh và đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan tâm (Theo Báo cáo Bệnh nội tiết Trung ương).  Tại Việt Nam, theo Điều tra quốc gia năm 2020 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương ở người từ 30-69 tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường là 7,3% và tỉ lệ tiền đái tháo đường là 17.8%. Bệnh đái tháo đường thường gặp ở người trưởng thành đặc biệt ở người cao tuổi. 

1. Bệnh Tiểu Đường Là Gì?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một trong số những bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hoá không đồng nhất với đặc điểm lượng đường huyết trong cơ thể tăng. Tiểu đường xảy ra khi nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. 

2. Các Loại Đái Tháo Đường

Dựa vào cơ chế bệnh sinh, đặc điểm của bệnh chia ra các loại đái tháo đường:

Tiểu đường typ1

Đây là dạng tiểu đường mà cơ thể không thể tự sản xuất ra insulin. Nếu bạn bị tiểu đường typ1 bạn sẽ bắt buộc phải dùng insulin nhân tạo suốt quãng đời còn lại. 

Tiểu đường typ2

Tiểu đường typ 2 là cơ thể vẫn tạo ra được insulin, tuy nhiên các tế bào đề kháng insulin. Điều này có nghĩa là các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin. Thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh là nguyên nhân mắc loại tiểu đường này. 

Tiểu đường thai kỳ 

Đây là loại tiểu đường thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Do thời điểm mang thai là giai đoạn cơ thể ít nhạy cảm với insulin hơn. Loại tiểu đường này có thể hết sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ từng mắc tiểu đường thai kỳ trong tương lai sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường typ 2.

3. Dấu Hiệu Bệnh Tiểu Đường

Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường là gì? Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người là khác nhau. Điều này tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng. Một số triệu chứng phổ biến:

  • Giảm sút cân

Những người mắc bệnh tiểu đường dù ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn sụt giảm đáng kể mà không rõ nguyên nhân. Điều này có thể đến từ nguyên nhân cơ thể không thể sử dụng glucozo để tạo năng lượng. 

  • Thường xuyên có cảm giác đói và khát

Người bệnh có thể cảm thấy đói liên tục ngay cả khi vừa mới ăn. Điều này đến từ nguyên nhân là những tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucozo. Nhưng cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc các tế bào kháng lại insulin thì cơ thể không thể sử dụng glucozo. 

  • Thường xuyên đi tiểu

Do lượng đường trong máu của những người tiểu đường cao hơn người bình thường nên tần suất đi tiểu sẽ tăng lên đặc biệt là vào ban đêm.

  • Thị lực suy giảm

Thị lực của người mắc tiểu đường sẽ suy giảm. Nhìn mở hoặc khó nhìn do sự thay đổi trong mức đường huyết. Làm ảnh hưởng đến độ ẩm của mắt. 

  • Cơ thể mệt mỏi

Cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng. Điều này đến từ nguyên nhân là khi cơ thể không thể sử dụng glucozo một cách hiệu quả để tạo năng lượng.

4. Nguyên Nhân Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào từng loại bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân:

Tiểu đường typ 1

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình tiền sử có người từng mắc bệnh thì có nguy cơ bị mắc bệnh. 
  • Môi trường: các yếu tố môi trường như virus sẽ có thể kích thích phản ứng tự miễn dịch của cơ thể. 
  • Phản ứng miễn dịch của cơ thể: Một số trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công các tế bào sản xuất insulin gây ra sự giảm sút insulin trong cơ thể. Khi lượng insulin thấp khiến glucozo không được sử dụng một cách hiệu quả mà tiếp tục ở trong máu. 

Tiểu đường typ 2

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người tiền sử mắc tiểu đường typ 2 thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Thừa cân: Khi lượng mỡ thừa tích lũy đặc biệt ở vùng bụng sẽ làm giảm khả năng sử dụng insulin của cơ thể dẫn đến tiểu đường typ 2.
  • Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo bão hoà có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Bên cạnh đó lối sống ít vận động cũng là một nguyên nhân của bệnh đái tháo đường typ 2. 
  • Tuổi tác: Theo báo cáo thống kê người trên 45 tuổi có khả năng mắc bệnh tiểu đường typ 2 cao hơn. 
  • Căng thẳng: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết trong cơ thể.

    hình ảnh cụ ông đang ngổi trên xe lăn

    Tuổi tác là một trong số những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ

  • Yếu tố di truyền: Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
  • Hormone thai kỳ: Thời kỳ mang thai nhau thai sản xuất ra một loại hormone có thể gây ra kháng insulin. Khi đó nếu tuyến tụy không thể sản xuất ra đủ insulin để bù vào lượng insulin bị kháng lại thì có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. 
  • Tiền sử đã từng mắc bệnh
  • Thừa cân: Nếu phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 
  • Tuổi tác: Phụ nữ có thai trên 40 tuổi dễ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. 

5. Cách Phòng Tránh Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường không thể phòng tránh, ngăn ngừa trong mọi trường hợp. Đối với bệnh tiểu đường typ 1 thì không thể sử dụng các biện pháp ngăn ngừa. Bệnh đái tháo đường typ 2 có thể phòng tránh được. Các biện pháp phòng tránh như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt.

Kiểm soát cân nặng 

Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp để giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 2. Hãy theo dõi chỉ số cơ thể (BMI) để tính được cân cân nặng phù hợp với mình. 

Vận động thường xuyên

Thường xuyên tập thể dục đặc biệt ở người cao tuổi giúp cải thiện độ nhạy insulin, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và tăng cường chuyển hóa. Để đạt được hiệu quả tốt nhất nên tập thể dục hàng ngày mỗi ngày khoảng 30 phút và kết hợp nhiều bài tập.

Diên Hồng luôn đảm bảo các hoạt động thể chất dành cho các cụ được diễn ra mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn đa dạng với tiêu chỉ hàng đầu là phù hợp với sức khoẻ của từng người. Dù là các bài tập, động tác đơn giản nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh được nhiều bệnh. 

Dưới hàng cây xanh, các cụ già mặc áo cờ đỏ sao vàng đang đi theo hướng dẫn của một chàng trai cũng mặc áo cờ đỏ sao vàng

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường nhóm chất xơ và vitamin bằng việc ăn nhiều trái cây và rau củ. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường để kiểm soát đường huyết. Sử dụng chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ, hạt….

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng được thiết kế phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Và vẫn đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nếu tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường huyết định kỳ để có phát hiện sớm. Bên cạnh đó nên kiểm tra đầy đủ các yếu tố nguy cơ bao gồm: cholesterol, huyết áp, mức đường huyết để phát hiện các yếu tố nguy cơ và có biện pháp kịp thời. 

đội ngũ nhân viên y tế của diên hồng

Kiểm tra sức khoẻ định kì phòng tránh bệnh tiểu đường

6. Kết Luận 

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh lý mãn tính phổ biến hiện nay. Nhưng đây là bệnh có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm và kịp thời. Hy vọng bài viết của Diên Hồng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh này. Từ đó, có điều chỉnh trong lối sống, chế độ ăn uống để phòng tránh bệnh. 

FAQs

  1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường), là một trong số những bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hoá không đồng nhất. Mang đặc điểm lượng đường huyết trong cơ thể tăng. Tiểu đường xảy ra khi nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. 

  1. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết sẽ gây biến chứng nguy hiểm như: suy thận, suy tim,…



Leave a Reply

Your email address will not be published.

one × three =