Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Vãn cảnh nơi đất trời linh thiêng cùng các cụ cơ sở 3 Diên Hồng

Nằm sâu trong con đường dẫn vào thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, chùa Long Hưng to sừng sững nằm bên mặt hồ yên ả. Đoàn xe chở các cụ đang an dưỡng tại Viện dưỡng lão Diên Hồng vừa đến nơi, các anh chị Phật tử đang tu tập tại chùa đã có mặt để đón tiếp các cụ. 

Quãng đường hơn 20km từ Viện dưỡng lão Diên Hồng đến chùa có vẻ không làm cho các cụ cảm thấy mệt mỏi. Nhìn thấy chùa từ xa, các cụ đã háo hức, phấn khởi. “Chùa to nhờ, đẹp quá”. Cho đến khi vừa xuống xe, các cụ đã ngay lập tức muốn đi tham quan nơi cảnh vật hữu tình này. Với sự giới thiệu nhiệt tình của anh Phúc Quang, các cụ đã hiểu hơn về từng vị trí, từng bức tượng Phật. 

Các cụ cầu nguyện trước tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Cây bồ đề ước nguyện được anh Phúc Tâm giới thiệu là rất linh nghiệm

Dù tượng Phật Di Lặc được đặt trên cao, các cụ vẫn cố gắng leo bậc thang để lên đứng trước tượng và cầu nguyện. Được sư thầy giải thích vì sao tượng Phật Di Lặc lại to, vì sao ngài lại ở trên cao, ai cũng chăm chú lắng nghe. Đứng trước tượng Phật Di Lặc, bà Nguyệt dù năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng bà chỉ ước có thật nhiều tri thức, đầu óc luôn minh mẫn. Ông Cường cũng xin Phật cho ông đôi chân khỏe mạnh như ngày xưa để ông có thể đi muôn nơi.

Sư thầy giải thích về ý nghĩa của chiếc bụng to của Phật Di Lặc

Các cụ sờ chân Phật và cầu nguyện

Khoảng sân trước đền thờ Mẫu và đền thờ tổ được anh Phúc Quang giới thiệu là nơi chúng ta có thể ngồi nghỉ, nghe âm thanh của tiếng chuông gió đang rung lên từng hồi, thánh thót mà thảnh thơi. 

Khoảng sân vừa là nơi dừng nghỉ, vừa là nơi để tịnh tâm

Các điện thờ đều rất to, đẹp và đều có dòng câu đối bằng tiếng Việt. Theo anh Phúc Quang chia sẻ, đây là điều đặc biệt mà không phải ngôi chùa nào cũng có. Bà Nguyệt và bà Hội đi đến đâu cũng chắp tay và cầu nguyện. Bà Nam, bà Thu thì lại thích khám phá, 2 bà cứ dắt tay nhau đi hết góc này đến góc khác để tìm hiểu.

Ở chùa Long Hưng, có một điều đặc biệt mà không phải ngôi chùa nào ở miền Bắc cũng có. Nằm sâu dưới lòng đất là nơi an nghỉ của những vong linh được người nhà gửi vào cửa chùa được gọi là Long Hưng Cực lạc đường. Không giống như những nghĩa trang khác, nơi đây đặc biệt vì không gian thanh tịnh, sạch sẽ, sáng sủa, không hề mang cảm giác sợ hãi mà lại mang cảm giác như những chung cư cao cấp cho người đã khuất yên nghỉ. Hằng ngày, các thầy đều sẽ xuống đây đọc kinh, niệm Phật. Lần đầu được nhìn thấy khung cảnh này, cụ nào cũng trầm trồ, tò mò đi tham quan và chăm chú nghe các bạn giới thiệu về nơi đặc biệt này.

Chung cư cao cấp của người đã khuất hiện đại, khang trang

Buổi tham quan kết thúc bằng một bữa ăn chay nhẹ nhàng tại chùa. Bà Hội bảo ngày xưa ở nhà, 1 tháng bà cũng ăn chay 6 ngày. Nhưng từ khi vào trung tâm, bà sợ phiền mọi người nên cũng không ăn chay nữa, bà bảo Phật tại tâm, mình cứ sống tốt, tâm thiện là tốt rồi. Vậy nên bữa ăn chay này làm các cụ thích thú lắm, có cụ còn ăn nhiều hơn cả ở trung tâm. 

Các cụ đều ra về với tâm trạng khoan khoái, thích thú. 12h30 xe bắt đầu xuất phát từ chùa về lại trung tâm. Trong khi các cháu lên xe là ngủ vì mệt thì các cụ vẫn ngồi nói chuyện với nhau đủ thứ trên đời. Bà Phương bảo ăn rồi nên bà khỏe lắm, không mệt tí nào. Có lẽ những buổi tham quan như thế này khiến tâm trạng các cụ thoải mái nên có lẽ các cụ cũng trở nên dồi dào sức lực hơn. Cứ thế, xe về đến trung tâm trong tiếng nói cười rôm rả của các cụ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

19 + seven =