Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0968 660 115/0342 86 56 86

Trăn trở nỗi lo chăm sóc người cao tuổi

Khi cha mẹ bước vào tuổi già yếu, không ít gia đình phải đối mặt với một quyết định khó khăn: nên thuê người chăm sóc tại nhà hay đưa người thân vào viện dưỡng lão? Đây không chỉ là câu hỏi về chi phí hay tiện lợi. Mà còn chạm đến những trăn trở sâu sắc trách nhiệm và chất lượng sống của người cao tuổi.

Chăm sóc tại nhà thường được xem là lựa chọn “hiếu thuận” và đúng theo quan niệm Á Đông. Khi được sống trong không gian quen thuộc, được nhìn thấy con cháu mỗi ngày có thể mang lại cảm giác an tâm và thoải mái cho người già. Bên cạnh đó với nhiều gia đình, hình ảnh cha mẹ ngồi bên hiên nhà, uống trà, trò chuyện cùng con cháu cũng là điều thiêng liêng.

Nhưng thực tế không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để có thể chăm sóc cha mẹ. Đặc biệt là khi cha mẹ bắt đầu suy giảm về trí nhớ, vận động hoặc mắc bệnh lý mãn tính. Nhiều gia đình lựa chọn thuê người chăm sóc tại nhà. Nhưng việc tìm được một người chăm sóc có tâm, có kỹ năng, đặc biệt là đủ kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Hơn nữa, người chăm sóc tại nhà thường chỉ đảm bảo nhu cầu cơ bản như ăn uống, vệ sinh cá nhân. Những yếu tố quan trọng như theo dõi y tế, chăm sóc tinh thần, phục hồi chức năng,… thường bị bỏ ngỏ nếu không có chuyên môn. Điều này tạo ra một lỗ hổng lớn trong việc chăm sóc toàn diện cho người cao tuổi

Trong vài năm trở lại đây, các viện dưỡng lão tại Việt Nam đã dần thay đổi góc nhìn của xã hội. Thay vì là trại dưỡng lão như định kiến cũ thì nay viện dưỡng lão lại là một môi trường chăm sóc chuyên nghiệp, toàn diện. Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn người già sẽ được chăm sóc toàn diện từ thể chất đến tinh thần, chế độ dinh dưỡng, luyện tập và theo dõi định kỳ. Bên cạnh đó, người già còn được tham gia các chương trình sinh hoạt cộng đồng, văn nghệ, thể thao không chỉ sống lâu mà còn sống khỏe, sống vui.

Chăm sóc người cao tuổi tại viện dưỡng lão

Gửi bố được 7 tháng, chị Nam Phương chia sẻ: “Ấn tượng đầu tiên là đội ngũ nhân viên rất trẻ trung, năng động, nhưng không hề ngại việc. Chính các bạn đã lan tỏa năng lượng tích cực, truyền thêm sức sống đến với người cao tuổi”. Trước đó, gia đình chị từng thuê giúp việc chăm sóc ông tại nhà sau khi vợ ông mất. Tuy nhiên việc chăm sóc không ổn định nên gia đình tìm hiểu và gửi ông vào dưỡng lão. 

Giống với ông Bổng, gia đình bà Long cũng coi viện dưỡng lão như một cứu tinh của cả nhà. Trước đây, bà từng bị đột quỵ, mắc chứng rối loạn lo âu và hầu như không chịu vận động. Gia đình từng rất vất vả để chăm sóc, bởi thể chất lẫn tinh thần của bà đều sa sút. Nhưng từ khi vào Diên Hồng, bà tích cực hẳn ra. Bà nhớ được mình sống ở tầng 5. Hay đi viện nhưng vẫn nhớ đến một nơi có nhiều cụ già như mình. Và đặc biệt bà bắt đầu cười, nói chuyện nhiều hơn. Con gái xúc động chia sẻ: “Trước kia bà đi xuống sân chung cư còn ngại, vậy mà giờ bà đòi đi dạo mỗi ngày. Nếu không có trung tâm, không biết mẹ con tôi sẽ xoay xở thế nào”.

Bà Long sau khi được chăm sóc tại Diên Hồng

Quyết định đưa người thân vào viện dưỡng lão hay ở nhà không phải là đúng sai. Mà là chọn giải pháp phù hợp nhất với điều kiện thực tế của mỗi gia đình và nhu cầu thật sự của người cao tuổi. Chăm sóc tại nhà có thể mang lại sự gần gũi, nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo được chất lượng sống toàn diện. Trong khi đó, viện dưỡng lão có thể trở thành một không gian sống an toàn, vui vẻ, nơi người già được tôn trọng và chăm sóc đúng cách.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

2 × 3 =