Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

10 dấu hiệu cảnh báo sa sút trí tuệ ở người già

Sa sút trí tuệ là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên không phải người già nào cũng bị, việc nhận ra những triệu chứng ban đầu của bệnh sẽ giúp cho việc can thiệp, điều trị đạt hiệu quả cao.

Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất cho bệnh sa sút trí tuệ ở người già.

Dấu hiệu 1: Mất trí nhớ ngắn hạn
Việc quên một điều gì vừa xảy ra có thể gặp ở cả người trẻ. Tuy nhiên, một người sa sút trí tuệ có thể quên mọi thứ thường xuyên hơn hoặc có thể gặp khó khăn trong việc nhớ lại thông tin, sự việc vừa xảy ra. Họ hay hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi. Biểu hiện hay gặp là ăn rồi nhưng lại bảo chưa ăn, tắm rồi nhưng bảo chưa tắm,…

Dấu hiệu 2: Khó thực hiện các công việc quen thuộc
Những người mắc bệnh thường khó hoàn thành các công việc hàng ngày như nấu ăn, thay đồ, mặc đồ. Đôi khi họ có thể gặp khó khăn khi đến một địa điểm quen thuộc như nhà con cái, chợ,….Do đó người bị bệnh rất dễ đi lạc

Dấu hiệu 3: Rối loạn ngôn ngữ

Bất cứ ai cũng có thể gặp khó khăn trong việc tìm đúng từ để diễn đạt những gì họ muốn nói. Nhưng với người bệnh họ có thể quên những từ đơn giản hoặc thay thế bằng những từ khiến chúng ta khó hiểu. Vì vậy một số trường hợp người bệnh thường hay nói nhảm, nói linh tinh.

Dấu hiệu 4: Mất phương hướng về thời gian và địa điểm
Bạn đã bao giờ quên hôm nay là thứ mấy trong tuần hay không thể nhớ tại sao mình lại vào phòng ngủ? Nó xảy ra cho tất cả chúng ta. Những người mắc chứng mất trí nhớ có thể bị lạc trên con đường của chính họ, không biết làm thế nào họ đến đó hoặc làm thế nào để về nhà.

Dấu hiệu 5: Nhầm lẫn thời gian hoặc địa điểm
Người mắc bệnh có thể không còn ký ức về ngày, tháng, năm mùa và thời gian trôi qua. Ở dấu hiệu nặng người bệnh có thể quên cả tên, tuổi, họ cũng không biết mình đang ở đâu.

Dấu hiệu 6: Gặp vấn đề về tư duy trừu tượng
Với người sa sút trí tuệ, họ có thể gặp khó khăn với tư duy trừu tượng. Khả năng nhận biết về khoảng cách, điều hướng, độ tương phản, không gian của họ bị giảm.

Dấu hiệu 7: Đặt nhầm đồ và mất khả năng quay lại các bước
Việc để nhầm đồ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất với người sa sút trí tuệ. Họ có thể mang bát đũa cho vào tủ quần áo, mang quần áo cho vào tủ lạnh,…. Do đó họ hay bị mất đồ và không thể quay lại các bước của mình để tìm lại.

Dấu hiệu 8: Thay đổi tâm trạng và tính cách
Họ có thể trở nên bối rối, nghi ngờ, chán nản, sợ hãi hoặc lo lắng. Họ có thể dễ dàng khó chịu khi ở nhà, với bạn bè hoặc khi ra khỏi vùng thoải mái của họ. Hoặc trong thời gian ngắn họ có những thay đổi tâm trạng khác nhau, từ bình tĩnh đến tức giận rồi lại vui vẻ mà không có lý do rõ ràng.

Dấu hiệu 9: Trở nên thụ động
Nếu một người có tính cách hoạt bát, hòa đồng và chủ động trong mọi việc đột nhiên họ trở nên thụ động, không quan tâm thì có thể họ đang có biểu hiện của sa sút trí tuệ. Họ không còn hứng thú với các hoạt động xã hội.

Dấu hiệu 10: Suy giảm hoặc khả năng phán đoán kém
Người già có thể trải qua những thay đổi trong phán đoán hoặc ra quyết định. Ví dụ, họ có thể phán đoán kém khi giải quyết vấn đề tiền bạc. Thậm chí họ không biết tính toán với những con số.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

3 × five =