Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Người già cần vào dưỡng lão

Xã hội ngày càng thay đổi, quan điểm “Trẻ cậy cha, già cậy con” cũng dần không còn phù hợp. Bởi vậy việc người già vào sống trong các viện dưỡng lão cũng dần phổ biến hơn. Trong một vài trường hợp như dưới đây, có lẽ người già cần vào dưỡng lão.

Đỗ xe ở sân dưới tán cây vú sữa nhìn vào trong nhà thấy ông đang ngồi trầm ngâm trên ghế không làm gì. Gương mặt ông tiều tụy có lẽ là do sức khỏe suy giảm sau đợt bị Covid. Từ tết đến giờ mình mới đến thăm ông, nhìn khuôn mặt đượm buồn mà thấy thương.

Ông bà mình có 6 người con, 13 đứa cháu nhưng đa số là ở xa, lâu lâu mới về thăm. Trong các con cháu, ông thích nói chuyện với mình nhất,. Có lẽ do mình biết lắng nghe nên ông dễ dàng tâm sự, chia sẻ. Có những lần đến nhà chơi mà hai ông cháu ngồi buôn chuyện cả buổi sáng. Đến lúc bà gọi ăn trưa mới giật mình thời gian trôi nhanh quá.

Hình ảnh các cụ già vui vẻ tại viện dưỡng lão Diên Hồng

Tự nhiên ông hỏi mình có thú vui gì không rồi ông nghẹn ngào: “Ở đời phải có thú vui nào đấy cháu ạ, không có thì đời cũng bỏ đi”. Mấy lần trước đến nhà thi thoảng thấy ông buồn buồn là mình cũng ngờ ngợ. Mình thấy ông có sở thích đọc sách, ngâm cứu về các loại thảo dược . Nhưng đó không phải thú vui của ông. Ông đọc những loại sách này chỉ là để chăm sóc cho bà tốt hơn.

Ông vẫn còn day dứt khi ngày xưa đi làm xa lại liêm khiết quá nên đẩy hết gánh nặng cả tài chính và cả việc chăm sóc con cái cho bà. Nên bây giờ ông muốn bù đắp cho bà. Bà cũng giống như một số kiểu phụ nữ Việt thi thoảng than thở, ước ao giá như thế này thế kia. Bà chẳng trách móc ông gì đâu nhưng ông cứ ngỡ những lời phàn nàn ấy là để dằn vặt ông. Ông cũng thấy cuộc sống của ông bà bình lặng đến nhàm chán. Bởi vậy ông mới ao ước mình có thú vui nào đó để tuổi già trôi đi trong niềm vui.

Khi mà ông chẳng tìm được một người hợp gu để nói chuyện thì một ngày trở nên quá dài. Ông kể lúc ông trở thành F0 phải cách ly để tránh lây cho bà mới thực sự đáng sợ. Chẳng được ra vườn chăm sóc cây cối, vườn tược, chẳng nói chuyện được với ai. Giờ tai nghe kém nên điện thoại cũng trở nên thừa thãi. Nhiều lúc ông nghĩ chẳng biết mình sẽ ra đi lúc nào và có ai biết không. Nghe ông nói vậy mình cứ thấy quặn thắt trong lòng, nước mắt rơm rớm vì thương mà chẳng làm được gì để giúp ông.

Ở đời phải có thú vui nào đấy, có người tri kỷ để bầu bạn tâm sự (ảnh minh họa)

Mình nghĩ tuổi nào cũng sẽ cần ít nhất một tri kỷ. Nếu như con cháu không thể hiểu mình, hàng xóm bên cạnh cũng chẳng hợp gu thì người già bị cô đơn ngay trong chính căn nhà của mình. Họ rất dễ rơi vào trầm cảm. Ông hỏi mình về nhà dưỡng lão xem ở đó cuộc sống thế nào. Các cụ có đông người không, những người ở đó ra sao… Ừ nhỉ, nhà dưỡng lão rất hợp với người như ông. Ông mình đúng là kiểu người già cần vào dưỡng lão rồi. Giữa hàng trăm ông bà trong này, kiểu gì ông cũng tìm được một người hợp gu để trò chuyện. Chưa kể các cháu điều dưỡng cũng tranh thủ thời gian rảnh rỗi để trò chuyện với ông bà.

Mình kể cho ông nghe những câu chuyện, cho ông xem hình ảnh ở dưỡng lão Diên Hồng, ông thích lắm. Trước khi tạm biệt ông ra về, ông bảo mình: “Tuần sau ông sẽ rủ bà vào Diên Hồng”. Ở đâu cũng được, chỉ cần ông bà vui.

Đón đọc thêm về cuộc sống của người già trong viện dưỡng lão: Ừ thì mình cứ vui hết mình thôi!

Leave a Reply

Your email address will not be published.

11 + eighteen =