Việc xây dựng gia đình, sinh con để sau này già có chỗ dựa vào đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người Việt. Tuy nhiên, trong thời đại mới, nhiều người trẻ bắt đầu phản ứng và muốn thay đổi nếp nghĩ này.
Chị Lâm An (Hà Nội) gần 40 tuổi, chưa lập gia đình. Chị thường xuyên bị bố mẹ giục cưới, hàng xóm khuyên bảo phải lấy chồng rồi có đứa con để già có người chăm sóc. Họ cho rằng lúc trẻ có thể sống độc thân thấy thích nhưng khi già rồi, xung quanh không có ai thì mới biết đó là bi kịch. Chị An cho rằng việc bản thân sinh ra 1 đứa con và áp đặt cho nó trách nhiệm phải là chỗ dựa cho mình là một điều không nên. Chuyện lập gia đình cũng là việc không bắt buộc, nó là suy nghĩ và sự phù hợp của mỗi cá nhân, không phải là mọi người đều phải lập gia đình và sinh con thì mình cũng phải thế. “Với tôi, nó là nhân duyên. Nếu có gia đình thì tốt, không lập gia đình cũng không sao cả, tự bản thân chủ động về kinh tế, tự lo cho mình một khoản tích lũy để về già vào viện dưỡng lão vẫn sống tốt”, chị An chia sẻ.
Cũng giống chị Lâm An,
chị Hồng Minh (Hải Phòng) – một bà mẹ 3 con cũng không thích suy nghĩ con cái
phải phụng dưỡng cha mẹ. Nếu con cái có phụng dưỡng, hãy để nó xuất phát từ
chính tình cảm của con mình, chứ không phải bởi vì chúng ta đã bỏ công bỏ sức
nuôi chúng nên bạn đòi hỏi con cái phải “có hiếu” với mình. Chị Minh nhấn mạnh:
“Với tôi, đó không phải là chữ hiếu, mà đó là bạn đã cho con 1 cách tư lợi,
nuôi con giống như nuôi gà vịt, đợi tới ngày lấy trứng, lấy thịt”.
Chị Minh cho rằng con cái có hiếu là chúng tự lập, sống có trách nhiệm, trưởng
thành rồi không ăn bám bố mẹ nữa chứ không phải suốt ngày cung phụng, nghe lời
và hầu hạ cha mẹ. Trong xã hội xuất hiện một số người con ruồng rẫy cha
mẹ, đẩy cha mẹ ra ngoài đường sau khi cha mẹ chia hết nhà cửa, đất đai cho con.
Nhiều người chê trách sự bất hiếu của những người con này nhưng một bộ phận không
nhỏ đẩy trách nhiệm về phía cha mẹ. Việc con cái bất hiếu cũng là do lỗi giáo
dục của cha mẹ. Ngay khi con còn nhỏ, phụ huynh cần dạy con biết yêu thương và
chia sẻ. “Hãy là những người cha mẹ hiểu chuyện , sống vô tư với cuộc sống của
riêng mình, thì khi đó, tôi nghĩ con cái chúng sẽ tự nguyện muốn ở gần bạn,
chăm sóc cho bạn chứ phải phải vì ép buộc, vì trách nhiệm. Nếu chúng có không
muốn ở gần, cũng không sao cả, bạn có cuộc sống tự do với những người bạn già
trong nhà dưỡng lão, sống được bao nữa mà sân si với đời. Nghĩ vậy, làm vậy
không phải nhẹ lòng sao?”, chị Minh chia sẻ.
Nhiều người U40, U50 không bao giờ nghĩ sẽ dựa vào con cháu khi về già nhưng họ vẫn mong muốn được tự tay chăm sóc bố mẹ mình. “Tôi luôn dự phòng cho tuổi già của mình không phải dựa ai. Tuy nhiên với bố mẹ tôi lại nghĩ khác. Tôi chăm sóc bố mẹ hết sức có thể. Lần đầu tiên đưa mẹ đi khám bệnh tôi đã rất sợ. Tôi tự hứa sẽ nỗ lực thật nhiều để khi bố mẹ ốm đau có thể đưa đến khám chữa ở nơi tốt nhất”, chị Minh nói thêm.
Cho dù việc phụng dưỡng cha mẹ là xuất phát từ trách nhiệm hay tình yêu thì người già vẫn cần được chăm sóc. Việc phụng dưỡng cha mẹ già tùy thuộc điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Anh Huy Bình (Hà Nội) bày tỏ: “Ai có điều kiện để cha mẹ già ở chung để chăm lo là tốt. Ai không có điều kiện chăm sóc cha mẹ, thì nên đưa cha mẹ già vô một nhà dưỡng lão “tốt” như Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để họ chăm sóc, miễn là nơi đó cha mẹ tìm được niềm vui sống”.