Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Những sai lầm khi sơ cứu người già bị ngã

Đối với người già bị ngã, nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến chấn thương của nạn nhân trầm trọng thêm. Những cách xử lý chấn thương thông thường như xoa bóp, chườm nóng hoặc bôi dầu đều không tốt cho chấn thương.

Khi người già bị ngã không nên xoa bóp mà phải đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường ngay sau khi ngã, phần bị thương không sưng. Nhiều người có sức chịu đựng tốt, phần xương bị tổn thương nhỏ không xảy ra ngay. Trên thực tế nhiều người già bị ngã lúc đầu không cảm thấy đau dữ dội, nên không những không đến bệnh viện khám mà còn áp dụng những biện pháp có hại khác, thậm chí làm tổn hại đến định vị xương sau này. Những cách làm sai lầm nên tránh sau khi ngã:

so-cuu-nguoi-gia-bi-nga

Xoa chân, tay: Nếu xoa bừa và xoa bóp vô căn cứ sẽ làm cho vết thương thêm trầm trọng. Trước khi được chẩn đoán chính xác, bạn không nên tùy tiện làm nặng thêm vùng tổn thương. Khi bị thương vùng chân, tay nên gác chân hoặc tay lên cao để máu được lưu thông. Nếu vết thương ở phần cổ tay, nên gác tay ngang ngực, nếu vết thương ở phần bắp chân thì gác chân ngang gối.

Làm vị trí vết thương nóng lên: Sau khi người già bị ngã chúng ta thường hay lấy khăn mặt ấm đắp lên chỗ bị thương. Làm như vậy mới thấy dễ chịu. Nhưng liệu pháp này là có hại. Khi mạch máu của bạn bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến cho mạch máu bị giãn ra, máu chảy càng nhiều, vết thương sau này khó lành hơn. Nếu đã bị gãy xương càng không thể chườm nóng. Vì vậy mọi người nên nhớ trước khi được chẩn đoán đúng, không được chườm nóng lên vị trí bị tổn thương. Nếu bạn thấy đau quá thì nên chườm lạnh bằng đá.

Bôi dầu gió: Dầu gió là loại luôn có sẵn trong tủ thuốc gia đình. Sau khi bị ngã chúng ta thường có thói quen bôi dầu gió lên vết thương và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ nặng hơn, chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ bị day, chảy liên tục. Vì thế không thể dùng dầu gió và các loại thuốc tương tự khác bôi.

Dùng cao dán: Thông thường nếu dùng cao dán vào chỗ không sưng không sao, nhưng nếu sưng thì đây là biện pháp sai lầm. Nếu gãy xương thì phải đưa chỗ gãy vào đúng vị trí, nhưng tốt nhất là không nên dán cao. Chỉ cần cố định phần xương bên ngoài là được. Bệnh nhân cần kết hợp uống thuốc để xương mau liền. Sau khi xương liền sẽ tháo phần nẹp cố định để bệnh nhân tự điều chỉnh. Đối với những trường hợp xương chệch vị trí, phải phẫu thuật cố định lại vị trí xương. Một tuần nên tháo nẹp cố định ra, vận động gân cốt. Làm như vậy sau một tháng khi tháo nẹp, bệnh nhân không cảm thấy cứng khớp và sẽ hoạt động được ngay, việc cử động sẽ linh hoạt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

3 × three =