Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All posts by Diên Hồng

Những ông bà độc thân tìm được hạnh phúc trong viện dưỡng lão

Sau bao nhiêu năm sống một mình, nhiều ông bà không vợ/chồng, không con cái đã lựa chọn viện dưỡng lão Diên Hồng làm nơi an hưởng tuổi già và đối với bà, đây là lựa chọn đúng đắn cho chương cuối cuộc đời.

Bà Quý không kết hôn để được chăm sóc mẹ cả đời

Đang ngồi trên giường, bà Quý vừa tỉ mẩn cắt từng miếng quả bơ mà người em trai gửi vào vừa buôn chuyện với các bà bạn trong phòng. Thi thoảng các bà lại cười phá lên vì những phát biểu thật thà của bà Quý. Bà Quý sinh ra trong gia đình có hai người em trai và một người em gái. Lúc còn trẻ bà đi lên Lục Ngạn, Hà Bắc (hiện là tỉnh Bắc Giang) để trồng mía, xây dựng kinh tế mới. Bố của bà lên thăm con thấy vất vả quá nên xin cho bà vừa học vừa làm ở một thư viện. Sau đó, bà thấy tình yêu với các em bé nên lại chuyển sang làm ở trường mầm non. Sau khi các anh em trong nhà kết hôn và ra ở riêng, bà sống cùng với bố mẹ. Vì yêu mẹ già, thương mẹ, muốn được chăm sóc mẹ cho trọn nghĩa trọn tình nên bà Quý từ chối kết hôn để ở nhà với mẹ. Sau này khi cả bố và mẹ ra đi, bà mới bị hụt hẫng, buồn tủi. Bà Quý tâm sự: “Các anh em trong nhà đã có gia đình riêng lại không ở gần nên tôi luôn sống một mình. Khu tôi sống lại ít người già nên bản thân mình luôn cảm thấy cô đơn. Những lúc mưa gió bão bùng ngập nước tôi cảm thấy lo lắng vô cùng. Trộm nghĩ nếu lỡ có vấn đề gì thì cũng không biết gọi ai.”

Những cô đơn, buồn tủi của bà Quý đã dừng lại sau cánh cửa viện dưỡng lão. Cho đến bây giờ bà Quý vẫn luôn cảm thấy may mắn và thầm cảm ơn người em trai tìm được và đưa bà đến Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Bao khó nhọc đã qua đi, giờ đây bà tìm được niềm vui bên những người bạn già cùng phòng. Nhiều khi chẳng cần phải ra khỏi chỗ, cứ mỗi người 1 giường nói chuyện với nhau cũng đủ thấy vui rồi.

Ông Bách mải công việc quên lấy vợ

Khi gặp ông Bách, tôi bị ấn tượng bởi vẻ ngoài ngầu, mái tóc ngố và cặp kính thời trang chống bụi. Ông có vẻ như một nhà khoa học với ánh mắt sáng, lương thiện và luôn sẵn sàng cười. Ông sinh ra và lớn lên ở thành phố Vinh và trải qua những khó khăn trong nạn đói lịch sử năm 1945. Sau đó, ông đến Hà Nội để học tập và di cư vào Nam để theo học tại Đại học Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về dạy toán tại một trường trung học phổ thông tại Bến Tre. Ông chia sẻ rằng dạy học ở miền Nam không hề dễ dàng. Tuy nhiên, ông đã mải mê học tập và quên mất chuyện tìm vợ.

Sau khi về hưu sớm, ông chuyển vào chùa Phật Tích ở Bắc Ninh. Đến khi sức khỏe trở nên yếu hơn, ông được người thân gửi vào Diên Hồng. Cuộc sống được chăm lo đủ đầy giúp ông vơi bớt những lo lắng thường nhật về sức khỏe, ăn uống. “Thoải mái, khoan khoái, không có kẻ thù”, ông nhấn mạnh. Không tích cóp được nhiều tiền dưỡng già nhưng may mắn là các cháu lo lắng và hỗ trợ. Không biết ngày mai như thế nào, ông tâm niệm cứ sống hết mình trong hiện tại là đủ rồi.

Tôi nhận ra rằng ông là một kho tri thức về lịch sử, triết học, khoa học và dược học thông qua cuộc trò chuyện với ông. Ông có thể kể chuyện về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là thế kỷ 20, một cách say mê và sinh động. Những câu chuyện về vua Bảo Đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ông Trần Văn Giàu được ông kể bằng cách thức sống động khiến những người trẻ như chúng tôi bị cuốn hút. Ông cũng nói tiếng Pháp thành thạo và hàng ngày ông cùng hai người bạn là ông Cảnh và ông Toàn “buôn chuyện” bằng tiếng Pháp, khiến chúng tôi chỉ biết cười nhìn nhau. Có lúc ông nói về chúng tôi mà chúng tôi không biết được. Cách ông nhìn nhận cuộc sống và con người cũng đáng để học hỏi. Ông dạy chúng tôi rằng “Chúng ta phải sống hòa hợp với mọi người xung quanh, không tỏ ra kiêu căng, không khinh thường người khác và nếu có thể, hãy giúp đỡ người khác.”

Không phải ai cũng có được một cuộc đời suôn sẻ nhưng sự sống vốn dĩ đã là một món quà tuyệt đẹp và vô giá mà Đấng tạo hóa dành cho mỗi người. Vậy nên chúng ta cứ tận hưởng giây hiện tại nhất là đối với những người cao tuổi còn không hiểu thời gian để sống để có được an yên và hạnh phúc.

Xem thêm

Xin chào tuổi già

Nhiều người thường lo lắng về tương lai của mình, đặc biệt là khi họ trưởng thành và già đi. Tuy nhiên, khi tuổi già đến, chúng ta có thể tìm thấy những hạnh phúc mà tuổi trẻ không có được.

Thứ nhất khi về già, con người ta không còn phải lo lắng về sự thành công hay áp lực của xã hội như khi còn trẻ. Thay vào đó, chúng ta có thời gian để dành cho bản thân mình. Làm những điều mà mình thực sự yêu thích. Khám phá sở thích mới, phát triển kỹ năng mới, thực hiện những dự án mới. Hoặc dành thời gian bên gia đình, bạn bè.

Thứ hai, khi về già chúng ta sẽ là một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm sống quý báu. Vì vậy chúng ta sẽ trở thành nguồn cảm hứng và động lực cho những người trẻ tuổi bằng cách chia sẻ những câu chuyện, bài học tích cực. Từ đó tạo ra ảnh hưởng tích cực và góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Tuổi già đến bạn có thể tìm thấy một cộng đồng những người cùng tuổi. Bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện. Hoặc tham gia các khóa học và hoạt động mà mình quan tâm. Qua đó có thể gặp gỡ và kết nối với những người có cùng sở thích giúp đời sống tinh thần thêm phong phú. Bên cạnh đó việc tham gia các hoạt động xã hội còn giúp bạn có thêm những người bạn mới và xây dựng mối quan hệ xã hội bền vững.

Thứ 4, tuổi già sẽ giúp chúng ta bình an trong tâm hồn. Đôi khi những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống lại khiến ta hài lòng và vui vẻ cả ngày. Chúng ta trân trọng và nâng niu những gì đang có dù nó chỉ là một khoảnh khắc giản đơn. Và cảm thấy hài lòng với những gì mình có.

Khi tuổi già đến, có thể có những hạn chế về sức khỏe và thể chất. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. Chúng ta có thể tập trung vào những hoạt động yêu thích, dành thời gian cho bản thân. Duy trì một lối sống lành mạnh, tạo ra môi trường tích cực. Khi đó chúng ta có thể thấy rằng tuổi già không phải là một cái kết, mà là một khởi đầu mới để khám phá và trải nghiệm những niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.

Xem thêm

Muôn kiểu băn khoăn có nên đưa cha mẹ vào trung tâm dưỡng lão

Lo lắng không biết bố mẹ vào trung tâm dưỡng lão có dễ hòa nhập không, bố mẹ có được chăm sóc tốt không cũng như những định kiến của anh em, họ hàng đã khiến nhiều người hoang mang về việc gửi cha mẹ vào dưỡng lão.

Nhiều người mong muốn đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão nhưng phải đấu tranh không chỉ với anh chị em trong nhà mà bản thân họ cũng có nhiều mâu thuẫn nội tâm. Sống ở viện dưỡng lão có thể là trải nghiệm mới mẻ với nhiều người nên dễ khiến họ băn khoăn.

Thực tế, quyết định về việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân, bao gồm sức khỏe, yêu cầu cuộc sống, tình trạng tài chính và mong muốn của cha mẹ. Nếu cha mẹ cần được chăm sóc và hỗ trợ hàng ngày và không có ai trong gia đình có thể làm điều đó, viện dưỡng lão có thể là một lựa chọn tốt. Ở đây cung cấp môi trường an toàn và chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

Ở trung tâm dưỡng lão người già được sống tốt hơn

Tuy nhiên, viện dưỡng lão có thể sẽ tăng thêm 1 khoản chi phí đương đối lớn với các gia đình. Cha mẹ có thể phải chuyển từ nơi ở của họ hoặc từ môi trường quen thuộc. Đối với các ông bà khỏe mạnh, mức phí ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng từ 7.800.000đ đến 8.500.000đ nếu ở phòng tập thể. Nếu ở phòng riêng thì chi phí ở mức từ 11.000.000đ đến 15.000.000đ. Vì vậy, nếu đang có ý định gửi cha mẹ vào dưỡng lão, chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố trước khi quyết định.

Trên tất cả, quan trọng nhất là đảm bảo rằng cha mẹ của chúng ta có đủ chăm sóc và hỗ trợ cần thiết để có một cuộc sống tốt và an toàn và nhất là sức khỏe tinh thần. Đôi khi việc sống chung với các con trong khi con cháu bận rộn không dành được nhiều thời gian cho cha mẹ hoặc xung quanh hàng xóm ít người già thì việc sống chung với những người bạn cùng lứa tuổi sẽ là một lựa chọn tốt.

Nhiều người cũng e ngại việc đưa bố mẹ vào trung tâm dưỡng lão là bất hiếu. Thực tế không phải mọi việc mà con cái làm cho bố mẹ của họ là bất hiếu. Chỉ khi gửi bố mẹ vào dưỡng lão, chúng ta mới biết rõ thực sự cuộc sống ở dưỡng lão như thế nào. Chính những người chưa có hiểu biết rõ về dưỡng lão mới đưa ra những ý kiến tiêu cực.

Quan trọng nhất không phải là ở mong muốn của con cháu mà là ở tâm tư nguyện vọng của cha mẹ. Quyết định về việc đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão cần phải được thảo luận với bố mẹ và các thành viên trong gia đình để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đồng ý và hiểu rõ những lợi ích và hạn chế của viện dưỡng lão. Trong trường hợp cần thuyết phục cha mẹ, hãy để ông bà được trải nghiệm thử để có góc nhìn đúng đắn.

Điều quan trọng nhất không phải là việc nên đưa cha mẹ vào dưỡng lão hay không mà là ở đâu là tốt nhất cho bố mẹ mình. Khi mọi quyết định xuất phát từ hiểu biết và thương yêu thì cha mẹ mới có thể hạnh phúc.

Xem thêm

6 bí quyết để tuổi già vui khoẻ

Ai cũng sợ già nhưng rồi cũng chẳng có ai có thể thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử. Thay vì lo sợ, suy nghĩ tiêu cực, thì chúng ta hãy chuẩn bị và chào đón nó. Tuổi già không phải là kết thúc mà là bắt đầu một chương mới của cuộc đời. Hãy tận hưởng tuổi già một cách trọn vẹn nhất bằng các cách sau đây.

1. Làm điều yêu thích

Tuổi già là lúc không còn gánh nặng về kinh tế, con cái. Vậy nên hãy làm bất cứ điều gì mình thích. Có thể đó là chuyến du lịch tự thưởng cho bản thân, hay đơn giản hơn là được ngủ cả ngày cũng không cần nấu ăn hay chăm sóc cho ai. Khi được làm điều mình thích người già sẽ cảm thấy hạnh phúc, mang đến sự hài lòng về bản thân. Từ đó giảm đi sự căng thẳng giúp người già vui vẻ hơn.

2. Thử những điều mới mẻ

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu với cái mới. Đó có thể là một lớp học cắm hoa, làm bánh, hay khiêu vũ chẳng hạn.
Cố gắng làm điều gì đó mới mẻ ngoài thói quen của mình sẽ giúp người già cảm thấy trẻ ra. Đôi khi thử thách mới có vẻ khó khăn, nhưng chính những hoạt động đó về lâu về dài có thể lại trở thành thói quen thậm chí là sở thích của họ. Nếu có cơ hôi, hãy đặt bản thân vào những điều mới mẻ để cuộc sống thêm tươi trẻ và có ý nghĩa hơn.

3. Sống gần chứ không sống chung, trông cháu chứ không chăm cháu

Một điều nữa khi về già là mọi người thường sống cùng với con cái để đỡ đần. Nhưng vì thế mà gây ra nhiều hệ luỵ, mâu thuẫn trong gia đình. Ví dụ như bất đồng trong cách nuôi dạy cháu, mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu hay thói quen sinh hoạt khác nhau. Từ đó làm cho chất lượng cuộc sống tuổi già đi xuống. Tinh thần không thoải mái, sức khoẻ cũng bị ảnh hưởng.

4. Duy trì giao tiếp xã hội

Một trong những nỗi lo sợ khi về già là sự cô đơn. Càng nhiều tuổi sự đồng điệu trong suy nghĩ với mọi người sẽ càng trở nên xa cách. Người già khó trải lòng hơn. Vì vậy việc duy trì các mối quan hệ xã hội sẽ là cầu nối giúp người già không bị lạc lõng. Giữ liên lạc với bạn bè cũ, tìm kiếm và trò chuyện với bạn bè mới sẽ giúp họ quên đi những cảm xúc tiêu cực.

5. Duy trì lối sống khỏe mạnh

Không những người già mà người trẻ cũng thường khao khát có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy chú ý hơn đến dinh dưỡng và sức khỏe của bản thân. Những thực phẩm bổ dưỡng thường giúp cơ thể chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn và hấp thu tốt hơn. Khi về già, họ thường chú ý đến vấn đề thực phẩm. Bởi chế độ dinh dưỡng cho người già đôi khi không giống với những người trẻ.
Ngoài ra, để sống khỏe mạnh hơn, bạn hãy cố gắng giảm sự căng thăng mỗi ngày, sống thoải mái và suy nghĩ thoáng hơn. Bên cạnh đó việc tập luyện thể dục thể thao cũng giúp người già duy trì sức khỏe và cải thiện tinh thần. Mỗi ngày tập thể dục khoảng 30 phút sẽ giúp chúng ta đẩy lùi được nhiều bệnh tật tuổi già.

6. Thôi hoài niệm quá khứ

Khi về già các chức năng trong cơ thể suy giảm. Một người U70 sẽ không thể giống như một người U40. Tinh thần sẽ không còn minh mẫn, chân tay cũng không còn nhanh nhẹn, tiếng nói cũng không còn trọng lượng. Nhưng hãy ngừng hoài niệm quá khứ. Vì như vậy có thể khiến người già không chấp nhận bản thân, thậm chí trầm cảm. Những thay đổi thể chất khi già đi là không thể tránh được. Nhưng điều đó không có nghĩa là tâm hồn cũng phải thay đổi. Người già vẫn có thể sống hạnh phúc và có ích ở tuổi già.

Xem thêm

Có nên vào dưỡng lão

Có nhà sao không ở mà phải vào dưỡng lão làm gì?

Việc người già có nên vào ở trong viện dưỡng lão hay không vẫn đang nhận được sự tranh luận từ nhiều người. Đối với một số người điều đó đi ngược với luân thường đạo lý, con cái bất hiếu với cha mẹ. Nhưng vài người lại cho rằng đưa bố mẹ vào dưỡng lão để tốt hơn thì cũng là một loại báo hiếu.

Mỗi người sẽ có những cái lý riêng của mình và không ai giống ai. Mà thực ra già sống ở đâu cũng được, miễn là thực sự thoải mái. Ví dụ như ở Diên Hồng có 1 bà quê ở Bắc Ninh. Bà ở 1 mình ở quê, khi thấy bà sức khỏe yếu đi lại có biểu hiện lẫn nên con cháu động viên bà vào dưỡng lão. Lúc đầu tiên bà cũng phản ứng dữ dội lắm nhưng biết đây là giải pháp tốt nhất nên cũng chiều theo các con. Thời gian đầu bà cũng buồn lắm nhưng chỉ sau 1 năm, bà từ một cụ già mặt hốc hác, ngồi xe lăn trở thành Top 3 hoa hậu cao niên tại cơ sở 3 nhà em. Hiện tại bà khỏe mạnh, vui vẻ, trí tuệ được cải thiện đáng kể, hát quan họ cả ngày vì các cụ trong phòng cũng thích nghe.

Mà thực lòng là những cụ có biểu hiện nhớ nhớ quên quên là không nên ở nhà một mình vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giờ lừa đảo nhiều, các cụ khỏe mạnh minh mẫn còn có nguy cơ bị lừa huống chi 1 cụ bị lẫn. Chưa kể là ở một mình ăn uống không điều độ, quên tắt nước hay tắt bếp còn nguy hiểm.

Chỉ mong tất cả các cụ ông, cụ bà ở Việt Nam có tuổi già thật vui vẻ. Mình đã sống cả đời cống hiến cho đất nước, chăm lo cho con cháu, giờ là lúc mình sống cho bản thân mình. Thích làm gì thì làm, không phải nhìn trước ngó sau sắc mặt của ai cả, cũng không phải quan tâm đến ý kiến của mọi người xung quanh. Nếu già mà muốn đi lên bar quẩy banh nóc hay muốn trở thành tiktoer triệu view thì các cụ cứ thoải mái.

Xem thêm

Về già nên ở với ai?

Bạn sẽ lựa chọn sống cùng ai khi tuổi già đến?

Theo quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” nên khi về già cha mẹ thường sống chung với con cái. Đặc biệt là con trai. Nếu không có con trai thì sẽ sống với con gái, con rể, hoặc là với các cháu… Ngày nay với quá trình đô thị hoá mạnh, xu hướng con cái tách ra sống riêng đang xuất hiện ngày một nhiều hơn. Nhưng đa phần ở các vùng quê thì việc cha mẹ già sống cùng con trai vẫn đang rất phổ biến.

Thực tế cho thấy ít gia đình có thể chung sống hoà thuận giữa các thế hệ với nhau. Việc một gia đình có đến 2-3 thế hệ sống cùng nhau sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên. Đặc biệt là mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu. Thế hệ khác nhau nên suy nghĩ và quan điểm cũng khác nhau.

Nếu như trước đây nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, đi làm theo mùa vụ nên thời gian trống rất nhiều, việc chăm sóc cha mẹ già cũng dễ dàng hơn. Còn ngày nay thời đại công nghiệp hoá, con cái đi làm từ sáng sớm đến tối muộn, áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai. Vậy nên cha mẹ cũng đừng đặt nặng hai chữ “trách nhiệm” “báo hiếu” lên đôi vai của con. Có lẽ đã đến lúc chúng ta thay đổi quan điểm, cởi mở hơn với cái mới. Người già cũng nên tự “cởi trói” cho mình để được thảnh thơi hơn.

Việc ở cùng ai không quan trọng, quan trọng là mình được vui vẻ. Bởi vậy rất nhiều người già trong thời đại mới đã lựa chọn ở riêng. Ở gần con chứ không ở chung. Một số khác thì lựa chọn viện dưỡng lão làm điểm đến cho mình.

Trong những năm gần đây, mô hình viện dưỡng lão đang ngày một phát triển và mở rộng. Những cụ vào dưỡng lão đa phần là con cái ở xa không thể ngày đêm chăm sóc. Hoặc các cụ già yếu gia đình không có chuyên môn. Một phần còn lại thì không muốn ở với con cái, nên vào dưỡng lão để an dưỡng tuổi già, vui vẻ bên những người bạn già. Tại đây họ được đội ngũ y bác sỹ chăm sóc chu đáo, cả về sức khoẻ lẫn tinh thần.

Như chúng ta đã biết, người già rất sợ cô đơn. Họ mong muốn được trò chuyện nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Nhưng thực tế khi ở cùng con cái họ rất ít bày tỏ nỗi niềm của mình. Nhưng khi gặp được những người bạn già thì họ lại không ngần ngại chia sẻ. Vậy nên có không ít các cụ muốn sống riêng biệt chứ không ở cùng con cái. Con cái chỉ cần thi thoảng tới thăm chơi là được.

Xem thêm

Tour trải nghiệm 1 ngày tại viện dưỡng lão độc đáo tại Diên Hồng

“Hạnh phúc của cha mẹ là gia tài quý nhất để lại cho các con” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói như vậy. Chính vì vậy, Diên Hồng mang đến cho những người con một cơ hội để tặng cho bố mẹ 1 món quà tuyệt vời. Đó một ngày tràn ngập tiếng cười và được làm những thứ chưa bao giờ được trải nghiệm.
Cả cuộc đời nỗ lực để mang đến cuộc sống tốt đẹp nhất cho các con, các ông bà có thể chưa từng được mát xa thải độc, chưa từng được ai đó lắng nghe mình chia sẻ sâu về ước mơ, ký ức tự hào của thời trẻ, chưa từng tự tay vẽ một bức tranh, chưa từng có một bộ ảnh thật đẹp để khoe với người thân… Và tất cả những điều ấy, các ông bà sẽ được trải nghiệm trong tour 1 ngày “Chạm thanh xuân” do Diên Hồng cơ sở 4 tổ chức.

Đây là một hoạt động trải nghiệm đặc biệt nhất từ trước đến nay vì khách tham gia được trải nghiệm cuộc sống trong viện dưỡng lão thông qua các hoạt động tuyển chọn của cả tháng chỉ trong một ngày.

Đó sẽ là hoạt động giao lưu chia sẻ về ước mơ, những ký ức tự hào về tuổi thanh xuân của mỗi người. Cũng là dịp để mỗi người tự hóa trang thành người trẻ và nhận ra, ồ chỉ một chút thay đổi nhỏ thôi, chỉ cần tâm hồn vẫn tươi trẻ thì chúng ta vẫn chưa già.

Đó cũng là dịp để người tham dự thực sự được sống ở giây phút hiện tại thông qua việc uống trà trong chánh niệm, được nghe đọc sách và thảo luận với nhau về nội dung trong sách.

Đó sẽ là dịp để chúng ta tự thưởng cho mình những phút giây được người khác chăm sóc, được mát xa thải độc, được ngâm chân dưỡng sinh, được làm đẹp, được hướng dẫn để vẽ một bức tranh cho riêng mình…

Đó là dịp để mỗi người thể hiện bản thân hay thu nạp thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe thông qua gameshow “Vui khỏe có ích”…

Tất cả những điều đó sẽ mang đến một buổi đi chơi thú vị cho người tham dự. Thậm chí người nhà các cụ đang sống tại Diên Hồng cũng đăng ký để cụ nhà mình được trải nghiệm.

Nếu muốn bố mẹ có thêm một góc nhìn về trung tâm dưỡng lão hoặc chỉ đơn giản là muốn bố mẹ có 1 buổi đi chơi thật vui thì hãy đăng ký tour này như là một món quà cho mẹ cha:
Mẹ cha tổ ấm mái nhà
Yêu con tha thiết bao la biển trời
Tặng mẹ cha buổi dạo chơi

Cho tròn chữ hiếu sáng ngời ơn sâu

Chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0968 660 115

Xem thêm

Tết hàn thực tại viện dưỡng lão

Tết hàn thực là ngày Tết diễn ra vào ngày mùng 3/3 âm lịch hàng năm. Theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn, “Tết Hàn thực” là tết ăn đồ lạnh. Tại Việt Nam, Tết hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay. Và mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất. Vì vậy vào dịp này, các gia đình đều chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, thắp hương dâng lên ông bà, tổ tiên.

Hoà chung với ngày tết hàn thực, các ông bà tại Diên Hồng cũng đã cùng nhau làm bánh trôi, bánh chay. Bột nếp ngũ sắc thơm mát, viên đường ngọt lịm, vừng, dừa,… được các bạn nhân viên chuẩn bị từ sáng sớm. Các ông bà rửa tay thật sạch rồi bắt đầu nặn những viên bánh đầu tiên.

Nhiều cụ chia sẻ đây là lần đầu tiên được tự tay làm bánh nên còn vụng về, lúng túng. Viên bánh còn viên to, viên nhỏ, hình dáng cũng chưa được tròn trịa. Nhưng với sự hướng dẫn của các bạn nhân viên, cuối cùng các cụ cũng có thành quả ưng ý. Một số cụ khác có kinh nghiệm rồi nên tay làm nhanh thoăn thoắt.

Bà Thanh vừa làm bánh vừa suýt xoa: “Bây giờ hiện đại cái gì cũng cải tiến, đến bột bánh cũng nhiều màu sắc bắt mắt. Chứ ngày xưa bà làm bánh có mỗi bột gạo trắng tinh”. Nhìn đĩa bánh nhiều màu sắc mà các cụ ai cũng mê mẩn.

Vừa làm bánh các cụ vừa trò chuyện rôm rả. Từ đó mà mọi người cũng biết nhiều hơn về truyền thống của các ngày lễ tết cổ truyền.

Tương tự như bánh chưng, bánh giầy, thì bánh trôi, bánh chay được nặn hình tròn để thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 người con theo Âu Cơ đi xuống biển. Còn bánh chay tượng trưng cho 50 người con theo Lạc Long Quân lên rừng. Nhưng cũng có cụ kể lại rằng bánh trôi bánh chay để tưởng nhớ đến các Vua Hùng. Nhưng dù câu chuyện là thế nào thì ngày tết hàn thực cũng hướng chúng ta nhớ về nguồn cội của mình.

”Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”.

Vừa luộc bánh bà Phương vừa ngâm nga mấy câu thơ trong bài “Bánh trôi nước”. Bà bảo thả bánh vào chờ đến khi bánh nổi hết lên là chín. Sau đó vớt ra cho vào bát nước lạnh, rồi vớt ra bày trên đĩa là xong.

Sau một hồi thì thành quả cũng đã xong. Những viên bánh tròn tròn mềm mịn với nhân đường ngọt thanh, rắc thêm chút vừng thơm phức là có thể dâng lên bàn thờ Phật. Sau đó là để mọi người cùng nhau thưởng thức. Thứ mùi đặc trưng của bánh trôi, bánh chay lan toả trong không khí càng làm cho ngày tết hàn thực thêm sôi động và ý nghĩa hơn.

Xem thêm

Trải nghiệm “Chạm thanh xuân” tại viện dưỡng lão Diên Hồng

Ngày 5/5/2023 Diên Hồng chính thức mở tour trải nghiệm mang tên “Chạm thanh xuân” để người cao tuổi hiểu thêm và làm quen với cuộc sống trong viện dưỡng lão. Chương trình được tổ chức tại Diên Hồng cơ sở 4. Địa chỉ: Đường Quang Lai, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Đây sẽ là món quà ý nghĩa dành cho người cao tuổi trong dịp lễ sắp tới.

Thời gian buổi trải nghiệm bắt đầu từ 9h-17h30. Đến với chương trình người cao tuổi sẽ được tham gia những hoạt động vô cùng hấp dẫn. Trò chuyện về ký ức tuổi trẻ cùng lễ hội hóa trang với chủ đề “Chạm thanh xuân”. Cùng nhau xem phim, thiền trà, đọc sách, vẽ tranh. Được chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp như mát xa thải độc, đắp mặt nạ, ngâm chân dưỡng sinh và giao lưu trong chương trình vui khỏe có ích ngay tại Diên Hồng với những người bạn cùng lứa tuổi trong viện dưỡng lão.

Chi phí tour trải nghiệm: 400.000đ/người. Rủ thêm bạn bè để càng đông càng thêm vui và nhận nhiều ưu đãi từ chương trình. Bên cạnh đó trung tâm có xe đưa đón khách hàng tận nơi.

Đăng ký ngay với Diên Hồng để không bỏ lỡ cơ hội đặc biệt này. Số điện thoại liên hệ 0968.660.115

Xem thêm

Tuổi già của bạn sẽ thế nào?

Nếu như ai đó hỏi tôi “Bạn muốn cuộc sống về già như thế nào?”. Thì tôi sẽ trả lời rằng tôi muốn ở riêng, muốn có không gian riêng dành cho mình và không sống cùng con cái. Nhiều người cho rằng đó là suy nghĩ ích kỷ, chỉ quan tâm bản thân. Nhưng có lẽ nó lại giúp cho các thành viên trong gia đình thoải mái hơn. Tôi có thể ở nhà riêng hoặc ở viện dưỡng lão, thỉnh thoảng gặp con cái trong niềm hân hoan, còn hơn bo bo giữ con bên mình rồi nhìn nhau chỉ thêm áp lực.

Hai vợ chồng cùng thế hệ còn nhiều mâu thuẫn bất đồng, huống gì là nhiều thế hệ. Thời đại khác nhau nên quan điểm, suy nghĩ, lối sống cũng khó mà hài hòa. Vì thế, tôi không bắt ép con cháu phải sống cùng mình, và tôi cũng không làm gánh nặng cho con cái. Nó chỉ làm cuộc sống gia đình thêm khó xử và cũng tự làm khổ bản thân mình.

Hiện tại tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta nên thay đổi quan điểm sống. Cha mẹ nên tìm niềm vui cho mình khi lo xong trách nhiệm với con cái. Mình nên tạo dựng cuộc sống riêng, niềm vui riêng cho bản thân. Đừng chỉ chăm chăm lấy con cái làm niềm vui rồi phụ thuộc vào chúng. Không nên suốt ngày chạy theo con cái bắt chúng nó phải theo ý mình. Để rồi khi không nhận được sự quan tâm như mong đợi thì lại buồn tủi, trách móc. Con cái cũng cần những khoảng trời riêng, hạnh phúc riêng của chúng.

Thật tuyệt vời khi về già được sống cuộc sống của riêng mình. Có thể thoả thích theo đuổi một đam mê nào đó. Hay nhàn nhã tận hưởng vui thú tuổi già, nào đọc sách, làm thơ, khiêu vũ,… Thậm chí nếu vào ở trong viện dưỡng lão thì ta có cả bầu trời mới cần khám phá. Có thêm những người bạn cùng trang lứa để chia sẻ tâm sự. Có không ít điều mà chính bản thân mình không dám chia sẻ cùng con cái nhưng lại có thể giãi bày với người lạ. Còn nếu đau ốm thì có bác sỹ, có điều dưỡng chăm lo. Nếu nhớ con cái thì thi thoảng gặp nhau trong vui vẻ là được. Tuổi già đầy đủ chu toàn như vậy thì có gì đâu mà lo lắng.

Để quyết định cuộc sống như vậy, tôi đã chuẩn bị đầy đủ về mặt tài chính. Nếu con cháu thu xếp, lo được phần nào thì lo, còn nếu không thu xếp được cũng không sao. Cuộc sống này đã quá áp lực vậy nên tôi không muốn tạo thêm áp lực cho con mình. Chỉ mong sau này về già mỗi lần gặp con cháu đều sẽ vui vẻ

Xem thêm