Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Bệnh tăng huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) là một bệnh lý về tim mạch phổ biến và nguy hiểm. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay đã có khoảng 1.5 tỷ người trên thế giới mắc căn bệnh này. mỗi năm có khoảng 9.4 triệu người bị tăng huyết áp đã tử vong. Theo thống kê tại Việt Nam khoảng 12 triệu người mắc tăng huyết áp. Cứ 5 người trưởng thành có 1 người tăng huyết áp. Tại hội thảo quản lý tăng huyết áp của Hội tim mạch học Việt Nam tổ chức ngày 22/5/2024, các chuyên gia cho biết tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Do bệnh này có diễn biến âm thầm, thường không có biểu hiện cảnh báo trước. 

1. Bệnh Tăng Huyết Áp Là Gì? 

Cao huyết áp hay tăng huyết áp (hypertension) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim,…

Huyết áp gồm có 2 con số. Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (hay gọi là huyết áp tối đa) là áp lực khi tim co lại. Số thấp hơn gọi là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là áp lực khi tim nghỉ. Vậy như thế nào là huyết áp tăng cao? Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80 mmHg là tăng huyết áp). Huyết áp bình thường là nhỏ hơn 140/90mmHg. 

2. Nguyên Nhân Bệnh Huyết Áp Cao

Tăng huyết áp được chia thành 2 thể: tăng huyết áp vô căn (tăng huyết áp tiên phát) và tăng huyết áp có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát). Trong đó tăng huyết áp vô căn là thể tăng huyết áp thường gặp và theo thống kê chiếm tới 90%. 

Nguyên nhân chính xác của thể tăng huyết áp vô căn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có thể do một số yếu tố như: di truyền, lối sống, chế độ ăn uống, thói quen vận động, stress,…. Tăng huyết áp thứ phát là loại ít gặp hơn. Nhưng nguyên nhân rõ ràng, có thể liên quan đến các bệnh lý như các bệnh lý về tim mạch (hở van động mạch chủ, eo hẹp động mạch chủ,…). Các bệnh lý về thận,  rối loạn nội tiết hoặc do sử dụng thuốc gây ra các tác dụng phụ. 

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình tiền sử có người mắc bệnh cao huyết áp thì nguy cơ cao người đó cũng mắc bệnh. 
  • Lối sống: Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn mặn, ăn nhiều đạm; lối sống ít vận động. Thường xuyên sử dụng rượu bia và hút thuốc lá. 
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi dễ mắc bệnh tăng huyết áp. Theo thống kê, gần ¾ người có độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Theo Viện tim, phổi và máu quốc gia, một người có huyết áp khỏe mạnh ở độ tuổi 50 có tới 90% nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp trong thời gian còn lại của cuộc đời. 

3. Triệu Chứng Bệnh Tăng Huyết Áp

Bệnh tăng huyết áp ở giai đoạn đầu thường không có những triệu chứng rõ rệt. Khi mắc bệnh trong thời gian kéo dài, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Thị lực suy giảm gây ra hoa mắt, mờ mắt
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó thở khi hoạt động
  • Đau tức vùng ngực 

Người bệnh cần đến bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng trên để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

4. Biến Chứng Cao Huyết Áp

Bệnh tăng huyết áp nếu để kéo dài không điều trị hoặc điều trị không kiểm soát được có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Đột quỵ: Huyết áp tăng cao có thể gây ra vỡ mạch máu trong não
  • Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim,…
  • Mù loà: Huyết áp tăng cao làm tổn thương các mạch máu trong mắt có thể dẫn đến mất thị lực

5. Cách Trị Tăng Huyết Áp 

Để điều trị bệnh tăng huyết áp đạt hiệu quả người bệnh cần thay đổi lối sống kết hợp với dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số cách kiểm soát huyết áp hiệu quả:

Duy trì lối sống lành mạnh 

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh…. Cần lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa nhiều muối. Không hút thuốc và hạn chế sử dụng rượu bia. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe từng người. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và phòng tránh nhiều bệnh.

ảnh các cụ đang ngồi thành 1 hàng ngang

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

  • Vận động thường xuyên

Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất là rất cần thiết. Tuy nhiên, mọi người đặc biệt là người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày chỉ cần vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. Việc tập thể dục thường xuyên còn giúp kiểm soát cân nặng. Duy trì cân nặng lý tưởng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. 

Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người già các hoạt động thể chất được diễn ra hàng ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn khá đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ để thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh nhiều bệnh.

ảnh 2 cụ đang chơi ném vào đích

Vận động thường xuyên

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái

Không làm việc quá sức để tránh căng thẳng từ áp lực công việc. Ngoài ra, có thể giảm căng thẳng bằng cách thực hiện các bài tập thư giãn, thiền, yoga,…

Hai cụ bà đang vỗ tay và cùng nhìn về một hướng

Luôn giữ tinh thần thoải mái

Sử dụng thuốc

Nếu việc thay đổi lối sống lành mạnh không đủ để kiểm soát huyết áp thì cần dùng đến thuốc. Lưu ý cần đến bác sĩ thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp. Không được tự ý ngưng thuốc và cần đến bác sĩ tái khám định kỳ. 

6. Những Lưu Ý Cho Người Mắc Bệnh Tăng Huyết Áp

Những người mắc bệnh tăng huyết áp bên cạnh việc cần phải duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên. Việc kiểm tra huyết áp định kỳ giúp người bệnh sớm phát hiện những biến động để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, tăng huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào như đau ngực, khó thở thì cần đến bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và điều trị.  

Tham khảo thêm những lưu ý cho người cao tuổi khi mắc bệnh tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi và những lưu ý

  • Kết Luận

Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Cần duy trì một lối sống lành mạnh, theo dõi huyết áp thường xuyên. Đặc biệt phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để phòng và kiểm soát bệnh. Hi vọng rằng bài viết của Diên Hồng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp cho bản thân và gia đình! 

FAQs

1. Huyết áp cao là từ bao nhiêu?

Huyết áp gồm có 2 con số. Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (hay gọi là huyết áp tối đa) là áp lực khi tim co lại. Số thấp hơn gọi là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là áp lực khi tim nghỉ. Vậy như thế nào là huyết áp tăng cao?Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80 mmHg là tăng huyết áp).

2.  Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

 Huyết áp bình thường là nhỏ hơn 140/90mmHg. 

3. Bệnh tăng huyết áp nên ăn uống gì?

Bệnh tăng huyết áp nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau củ quả. 

4. Bệnh tăng huyết áp không nên ăn gì?

Bệnh tăng huyết áp cần hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều muối, hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hoà như thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh,…

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

seventeen − 14 =