Càng lớn tuổi, chúng ta càng trở nên thu mình lại, ít giao tiếp với bên ngoài hơn. Bạn bè đồng trang lứa ở tuổi này không còn nhiều, mà còn ít gặp, ít tiếp xúc. Người ta bảo tuổi già trái tính trái nết, vì về già, khi cơ thể không còn khỏe mạnh, chúng ta thường dễ cáu gắt hơn vì không còn cơ thể khỏe mạnh như trước, cũng trở nên ích kỷ hơn giống như quay lại là một đứa trẻ. Nhiều gia đình chia sẻ ba mẹ giờ già khó tính quá, ở nhà con cháu làm gì cũng không vừa ý.
Nhu cầu gửi bố mẹ vào dưỡng lão ngày càng nhiều kéo theo sự ra đời của rất nhiều những viện dưỡng lão mới. Vào viện dưỡng lão, ba mẹ sẽ có thêm những người bạn già, sẽ được chăm sóc về cả thể chất và tinh thần, có thêm người trò chuyện, những người bạn thấu hiểu mình, các cụ có thể thấy tinh thần thoải mái hơn. Các trò chơi tại trung tâm cũng giúp các cụ gắn kết hơn, thân thiết hơn. Ở Diên Hồng, có rất nhiều những đôi bạn thân, các cụ vào đây, gặp nhau, trò chuyện, sinh hoạt cùng nhau và trở nên thân thiết. Như cặp đôi bà Thân và bà Nhật cơ sở 4, hai bà rất thân với nhau, đi đâu cũng gọi nhau đi, làm gì cũng phải có 2 người mới chịu. Nhìn 2 bà lúc nào ở gần nhau cũng cười nói vui vẻ, trông rất hạnh phúc. Hay cặp đôi ông Dũng và ông Thịnh ở cơ sở 2, ông lúc nào ăn cơm cũng ngồi cạnh nhau, đi ra ngoài thì phải nắm tay nhau cùng đi để không bị lạc mất. Dù đi cùng cả đoàn, có sự điều phối và quan sát của các bạn điều dưỡng viên, nhưng trong chuyến tham quan Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam, 2 ông vẫn luôn nắm tay nhau từ lúc đi đến lúc về.
Đôi bạn thân ông Dũng và ông Thịnh (cơ sở 2) lúc nào cũng nắm tay nhau đi
Nếu người cao tuổi vào dưỡng lão ai cũng được như vậy thì tốt quá. Các cụ ở trong này cứ hòa thuận với nhau thì lúc nào cũng vui vẻ. Thế nhưng, không phải người cao tuổi nào cũng dễ tính và dễ hòa đồng. Ở dưỡng lão không chỉ có các cụ khỏe mạnh, minh mẫn. Có rất nhiều người cao tuổi bị lú lẫn, từ nhẹ đến nặng. Nhiều người cao tuổi bị lẫn nhưng ở mức độ nhẹ, gia đình đôi khi không thể nhận ra và không tin rằng ba mẹ mình bị như thế. Có cụ thì luôn kể về một chuyện đã xảy ra từ rất lâu rồi, có cụ thì luôn nghĩ rằng có người ăn trộm đồ của mình,… Khi các cụ ở trong môi trường tập thể, những nghi ngờ, những suy nghĩ của bản thân các cụ đôi khi sẽ gây ra những mâu thuẫn với các bạn cùng phòng, rộng hơn là các bạn cùng tầng.
Buổi chia sẻ về văn hóa ứng xử dành cho các cụ
Để giúp các cụ đưa ra cách giải quyết khi bị vướng và một cuộc tranh luận, cũng như để hiểu hơn về các giải quyết của các cụ, Diên Hồng đã tổ chức buổi thảo luận về Văn hóa ứng xử tại Viện dưỡng lão dành cho các cụ. Buổi chia sẻ được bạn Thanh Hải thuộc bộ phận Tham vấn tâm lý chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ các tình huống có thật tại Diên Hồng, các bạn đã làm thành một tiểu phẩm ngắn để minh họa lại cho các cụ dễ hiểu hơn. Buổi chia sẻ được các cụ rất thích, rất ủng hộ. Các cụ không ngại nói lên ý kiến cá nhân về tình huống này nên xử lý thế nào, tình huống kia thì phải làm thế nào mới đúng. Các buổi chia sẻ đều được các cụ thảo luận rất sôi nổi. Khi sống tại môi trường tập thể, đôi khi các cụ cũng sẽ không tránh khỏi những bất đồng, những lần cáu gắt với mọi người và những lần có thể bị kéo vào một sự việc nào đấy mà mình không mong muốn.
Tình huống dễ hiểu, gần gũi cho buổi chia sẻ thêm phần vui vẻ
Các cụ rất hào hứng với chủ đề này
Ai cũng muốn chia sẻ quan điểm cá nhân của mình để tìm ta cách giải quyết cho tình huống được đưa ra
Buổi chia sẻ tuy không quá dài, nhưng cũng giúp các cụ nhận ra rằng phải bình tĩnh trước mọi chuyện và phải thông cảm cho những cụ khác vì không phải ai cũng còn khỏe mạnh, minh mẫn. Cùng nhau chung sống hòa thuận là điều không dễ dàng, thế nhưng nếu mỗi người chịu nhường một tí thì cuộc sống của các cụ sẽ thoải mái hơn, cũng sẽ trở nên vui vẻ hơn rất nhiều.