Ở mỗi lứa tuổi, thể trạng, nhu cầu khác nhau, chúng ta sẽ có những trò chơi giải trí khác nhau. Với các bé, những trò chơi nhiều màu sắc, đa dạng hình thái để phát triển trí não. Với người lớn, chúng ta thích những trò chơi mang tính giải trí và tiện lợi như các trò chơi chơi điện thoại, máy tính. Ở độ tuổi trung niên, các cô, các bác lại thích dành thời gian rảnh tham gia các môn thể thao rèn luyện sức khỏe hay chơi cờ. Vậy còn với lứa tuổi cao hơn nữa, hoạt động nào phù hợp cho các cụ?
Người cao tuổi ở thành thị có cuộc sống khác với người cao tuổi ở nông thôn. Môi trường sống ở nông thôn thoải mái, gần gũi hơn với người cao tuổi. Các cụ có thời gian ra vườn, làm việc phụ giúp con cháu. Chiều chiều thì tụ họp cùng các cụ khác uống trà, trò chuyện, hóng gió, chơi cờ. Nhiều người khi về già, thú vui chơi cờ, đọc sách hay chăm cây cảnh,… lại là những hoạt động không thể thiếu trong lịch trình sinh hoạt hằng ngày.
Nhiều gia đình lựa chọn gửi bố mẹ vào dưỡng lão không chỉ để được chăm sóc sức khỏe thể chất mà còn để nâng cao chất lượng đời sống cho bố mẹ. Và hầu như số đông là các gia đình ở thành thị. Không phải chỉ là vấn đề kinh tế, mà điều kiện sống ở dưỡng lão đôi khi phù hợp với bố mẹ hơn là ở nhà. Ở Viện dưỡng lão vừa có nhân viên y tế, vừa có các bạn già, bố mẹ sẽ cởi mở, dễ nói chuyện hơn và sẽ đỡ buồn hơn. Hơn nữa, các trò chơi, các hoạt động được tổ chức tại Trung tâm dưỡng lão cũng sẽ làm bố mẹ cảm thấy không bị nhàm chán.
Mọi người hay bảo mấy trò chơi cho các cụ chơi tại Diên Hồng toàn mấy trò trẻ con. Thế nhưng những trò trẻ con ấy lại đang giúp ích cho các cụ rất nhiều. Mấy trò xếp hình, ném bóng hay câu cá, rút gỗ,… tưởng chừng đơn giản như thế, ai cũng chơi được nhưng với các cụ thì không. Nhiều cụ yếu, tay chân run, cộng thêm sự lão hóa của não bộ và các dây thần kinh khiến các cụ không còn cầm nắm và cử động tay chính xác theo ý muốn nữa. Lúc này mới thấy những trò chơi “trẻ con” ấy có tác dụng như thế nào.
Từ những trò chơi cầm nắm những vật to như chuyền bóng, ném bóng vào rổ,… đến những trò khó hơn, cần sự tỉ mỉ hơn như gắp trứng, xếp hình, bắn súng,… Khó nhất với các cụ chắc hẳn là trò nhặt đậu. Trò chơi “Tấm Cám” này yêu cầu các cụ phải tỉ mỉ từng tí một, kiên nhẫn nhặt từng hạt đậu trong đống đậu lẫn lộn nhau. Các khớp ngón tay phải vận động, não bộ cũng phải điều khiển cử động tay thật chính xác thì mới chơi được trò này.
Các trò chơi thì đa dạng dành cho cả cụ yếu và cụ khỏe, ở nhà cũng tự chơi được. Thế nhưng làm ở nhà thì bất tiện đủ đường. Nào là chuẩn bị dụng cụ chơi, rồi dành thời gian chơi với các cụ. Thời gian chăm các cụ còn thiếu, nói gì đến thời gian chơi cùng. Mà chơi ở nhà một mình, các cụ cũng buồn. Thế mới thấy, dưỡng lão đâu chỉ để chăm sóc sức khỏe thể chất mà còn là nơi để tái tạo lại tinh thần ủ dột, hay lo âu của người cao tuổi.