Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Những nhà thơ ẩn mình trong Viện dưỡng lão

Ai khi về già cũng mong muốn được sống bên cạnh người thân, con cháu. Thế nhưng với nhiều người, cuộc sống khi về già lại không như họ từng tưởng tượng. Không phải là một gia đình quây quần bên nhau, vui vẻ, hạnh phúc. Người thì ốm đau nằm một chỗ, người thì lủi thủi ở nhà một mình hầu như cả ngày. Tuổi già cứ thế trôi qua nhàm chán, buồn tủi. Vậy nên, theo số liệu điều tra mới nhất của Viện Dân số sức khỏe và Phát triển vào năm 2020, thực hiện với hơn 6.000 người cao tuổi trên cả nước, có 19% người cao tuổi sống riêng 2 vợ chồng, 8,6% người cao tuổi sống một mình, hơn một nửa số người cao tuổi sống một mình có con cái sống cùng xã, phường. 

Ngôi nhà chung mang tên Viện dưỡng lão có lẽ đã không còn xa lạ gì với các cụ lựa chọn sống một mình. Ngày đầu bỡ ngỡ, ai cũng có nhiều cảm xúc khó tả. Buồn vì phải xa con cháu, xa mái nhà thân thương. Vui vì vào đây có bạn có bè, có những người chăm sóc mình chu đáo, tận tình. Mỗi người cao tuổi đến với Diên Hồng đều mang những cảm xúc khác nhau, những câu chuyện khác nhau. Người thì thể hiện nó qua lời ca, người thì thể hiện qua tiếng hát hay qua những vần thơ. Cứ thế, từ những mong muốn bày tỏ cảm xúc của mình, cuộc đời các cụ lại trở nên thi vị hơn khi đưa thơ ca trở thành một phần của cuộc sống.

Từ khi vào trung tâm, ông Nguyễn Trọng Việt, hiện đang an dưỡng tại Diên Hồng cơ sở 1, đã cho ra đời không biết bao nhiêu áng thơ. Trước đây ông là giáo viên tại trường sĩ quan quân đội. Sau này khi về hưu, ông mở một hiệu ảnh nhỏ để thỏa đam mê trở thành một nhiếp ảnh gia. Thế nhưng, cuộc đời lại không như những gì ông dự tính trước. Sau 1 khoảng thời gian gắn bó với tiệm ảnh, ông bất ngờ trở nên trái tính trái nết. Ông kể lúc đấy điên loạn, bán hết cả máy ảnh. Đồ đạc trong tiệm cũng cho người qua đường hết. Cứ gặp ai đi qua là ông cho thôi, chẳng cần biết có quen biết gì không. Sau đấy rồi ông vào Diên Hồng để an dưỡng. Trộm vía từ ngày vào Diên Hồng, ông khỏe hơn, đầu óc cũng dần minh mẫn trở lại. Máu nghệ thuật như dòng chảy không ngừng trong cơ thể, không thể chụp ảnh nữa ông chuyển qua làm bạn với những vần thơ. 

Thơ của ông Việt thì nổi tiếng khắp Diên Hồng rồi. Mỗi lần cho ra mắt một bài thơ, ông lại nắn nót từng chữ trên trang giấy, tìm chỗ nào có ánh sáng đẹp nhất để chụp lại cho con cháu xem. Hầu như ai khi tiếp xúc với ông Việt đều bị ấn tượng bởi nguồn năng lượng vui vẻ, tích cực mà ông mang lại. Một phần vì bị thu hút bởi tài năng của ông. Chả thế mà có lần các bạn nhỏ từ CLB Sách qua giao lưu, có bạn nhỏ phải xin bằng được chữ kí của ông rồi mới chịu ra về. 

Cũng như ông, nhiều người cao tuổi khi về già chọn cho mình một phong cách sống nghệ sĩ. Các cụ thích làm thơ, viết nhạc đều có thừa thời gian mà theo đuổi. Không còn vướng bận điều gì, giờ đây, họ đang sống từng phút, từng giây với những đam mê mà mình đã ấp ủ bao năm qua. Ông Tuấn với nghệ danh là Tú Ân cũng luôn tham gia đóng góp những vần thơ do chính mình sáng tác mỗi khi cơ sở 2 có sự kiện. Từ sự kiện ngày Quốc tế người cao tuổi đến sinh nhật trung tâm, sinh nhật Sếp tổng hay đơn giản là những lúc rảnh rỗi, ông cũng đều sáng tác thơ tặng mọi người. Ông còn sáng tác thơ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Đi đâu ông cũng cầm theo cuốn sổ ghi chép những bài thơ. 

Chẳng cần ở đâu xa, những chất liệu thơ cứ bình dị trong đời sống đã làm nên những áng thơ đầy thi vị của các cụ đang an dưỡng tại Viện dưỡng lão. Không cần phải quá tài giỏi, không cần phải nổi tiếng, các cụ vẫn đang vui vẻ gặm nhấm tuổi già của mình với dòng máu nghệ thuật đang chảy trong tim. Hãy cùng điểm qua những bài thơ do chính các cụ đang an dưỡng tại Diên Hồng sáng tác và cùng cảm nhận những điều bình dị thể hiện qua từng chất thơ.

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

9 − 4 =