Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

“Già rồi còn kiết sỉ, chết có mang theo được đâu?”

Về già, người ta thường có xu hướng sống tiết kiệm, dè dặt hơn. Ngày trẻ có thể thích ăn gì thì mua, thích làm gì thì làm, thích bộ quần áo này bộ váy kia có thể mua ngay không suy nghĩ. Nhưng càng lớn tuổi, người ta lại càng trở nên tiết kiệm, suy nghĩ cho tương lai hơn. Nhiều người cứ bảo già rồi còn kiết sỉ. Nhưng đã bao giờ bạn đặt mình vào tâm thế của người già để biết được lý do mà họ làm thế là gì chưa?

Tiền hóa giải mọi nhu cầu trong cuộc sống

Chủ nghĩa duy vật đã đưa ra biện chứng là “Vật chất quyết định ý thức”. Khi chúng ta có tiền, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp và dễ dàng hơn. Không những thế, tinh thần thoải mái cũng sẽ làm cho sức khỏe của chúng ta tốt hơn. Khi còn trẻ, tiền giúp chúng ta có cơm ăn áo mặc, giải quyết các nhu cầu sống của tuổi trẻ. Trái lại, khi về già, sức khỏe là điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sống và sinh hoạt. Khi mà mắt đã mờ tay đã run, thì tiền sẽ giúp chúng ta kéo dài thời gian sống vui sống khỏe.

Mỗi người có những quan điểm về giàu có, đủ đầy khác nhau cũng như khả năng tạo ra đồng tiền khác nhau. Cùng có 10 đồng, nhưng người thì chê ít, người thì thấy thế là đủ. Bao nhiêu gia đình ly tán, bao nhiêu người cha người mẹ bỏ con chỉ vì không đủ điều kiện kinh tế để nuôi con. Hay trong lúc ốm đau, có tiền thì có thể chữa trị tốt hơn, nhanh chóng hơn. Càng trong những hoàn cảnh khó khăn, càng thể hiện rõ quan hệ mật thiết giữa tiền và đời sống.

“Giữ lắm tiền làm gì, chết có mang theo được đâu”

Nhiều người khi càng lớn tuổi, họ càng sống khép mình lại, không còn phóng khoáng như thời trẻ. Một phần vì không còn khả năng kiếm tiền như trước. Mặt khác là vì lo lắng cho tương lai, tuổi già. Chúng ta vất vả cả đời làm việc, chỉ mong sau này khi về già sẽ có chút dư dả. Nhưng cái nhìn phiến diện của một số người lại cho rằng già rồi còn ham của, giữ tiền.

Trở lại với thực tại phũ phàng, càng nhiều tuổi sức khỏe càng suy giảm. Mỗi ngày thức dậy, ta lại thấy mình già hơn một chút. Những vết hằn thời gian ngày càng sâu hơn hiện rõ trên khuôn mặt. Đôi mắt dần mờ đi. Bàn tay, đôi chân cũng không còn linh hoạt như trước. Đến lúc này, có muốn đi đâu, muốn làm gì cũng không làm được. Thời gian rảnh chỉ quanh quẩn ở nhà rất buồn chán. Hơn nữa cũng không còn ở độ tuổi thích ăn gì thì cũng ăn được. Tiền lúc này chỉ để có thể tự chi trả sinh hoạt phí, tự chi trả cho các khoản chăm sóc sức khỏe hay mua quà cho con cháu.

Tiền mua được sức khỏe

Ở tuổi xế chiều, sức khỏe là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ngày trẻ có khi chả bao giờ cần phải dùng thuốc này thuốc kia, bệnh tật gì thì cứ kệ đấy cũng tự khỏi. Chả bao giờ phải đi viện hay ốm đau nằm một chỗ cả. Ấy thế mà khi về già, tuổi càng cao càng có nhiều căn bệnh xuất hiện. Nào là sa sút trí tuệ, đau xương khớp, các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, tim mạch,… Nếu bệnh nhẹ, chỉ cần dùng thuốc điều trị thì vẫn được coi là may mắn. Nặng hơn là phải nằm viện và cần sự trợ giúp của máy móc, thiết bị y tế. Nếu lúc này đây không có tiền thì đâu thể điều trị được.

Bệnh viện là lựa chọn đầu tiên khi chúng ta bị bệnh. Nhưng với người cao tuổi, việc lựa chọn điều trị ở bệnh viện luôn cần sự chăm sóc của người nhà. Điều này vừa tốn kém vừa khó đáp ứng. Vậy nên, không ít người cao tuổi lựa chọn vào Viện dưỡng lão như một nơi nghỉ ngơi khi về già và cũng vừa để được chăm sóc sức khỏe khi ốm đau.

Tiền mua được sự tự do

Khi có tiền ở tuổi già, cuộc sống không những dễ dàng hơn mà còn không cần phụ thuộc vào ai. Tâm lý “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã dần được xem nhẹ. Người cao tuổi ngày càng có ý thức được về tầm quan trọng của tiền khi về già. Không ít người đã mua bảo hiểm, lựa chọn các thể loại tích lũy để có thể dư dả khi tuổi cao sức yếu. Sự tự do cũng đính kèm theo lượng tài sản mà bạn tích lũy được. Khi tài chính được đảm bảo, cha mẹ có thể ở cùng con cái hoặc không. Nếu cha mẹ và con cái không hòa hợp thì không ở với nhau nữa cũng chẳng sao. Sự ràng buộc lúc này không còn là về vật chất mà chỉ là về tinh thần.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

1 × 5 =