Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Già hóa dân số và nỗi lo của xã hội

Theo Phòng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc, mỗi 10 năm, số tuổi trung bình của Việt Nam lại tăng thêm 1 – 2 tuổi. Theo số liệu từ Danso.org, tuổi trung bình tại Việt Nam năm 1985 là 20 tuổi. Sau 35 năm tức năm 2020, số tuổi trung bình của Việt Nam đã tăng lên đến 32,5 tuổi và đến năm 2050, số tuổi trung bình đã lên đến 41,2 tuổi. Có thể thấy dân số đang bị già hóa, tốc độ tăng trưởng dân số cũng giảm dần. Xu hướng gia đình đông con hiện nay đã không còn được ưa chuộng. Theo báo Sức khỏe & Đời sống “Tại Điều 9 dự thảo Luật Dân số, Nhà nước khuyến khích sinh đủ hai con tại tỉnh có mức sinh thấp bằng cách hỗ trợ một lần bằng tiền ít nhất tương đương một lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ nhất, và ít nhất tương đương hai lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ hai”. Trớ trêu thay, tỉ lệ sinh thấp đều rơi vào những thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa – Vùng Tàu,…

“Trẻ cậy cha, già cậy ai?”

Người xưa có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”, khi con nhỏ, cha mẹ là người để con dựa dẫm, nương tựa. Ngược lại, khi cha mẹ già yếu thì con cái sẽ là người chăm sóc, là chỗ dựa cho cha mẹ. Thế nhưng có lẽ trong cuộc sống hiện đại ngày nay, điều này không còn đúng hoàn toàn nữa. Sự đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến con người cũng bị cuốn theo vào vòng xoay cơm áo gạo tiền. Cuộc sống của người trẻ ngày càng bận rộn, trong khi người già về hưu thì lại có rất nhiều thời gian rảnh. Việc con cái chăm lo cho cha mẹ già dần ít đi và chuyển dịch hướng sang thuê dịch vụ chăm sóc.

Tỷ lệ dân số già hóa kéo theo hệ lụy không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với xã hội. Già hóa dân số đồng nghĩa với việc càng ngày càng có nhiều người cao tuổi hơn trong khi số lượng người trẻ lại ít dần đi. Áp lực của việc thiếu nhân lực lao động tăng trong khi nhu cầu an sinh, chăm sóc sức khỏe cho NCT cũng tăng lên. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê về vấn đề “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam” (7/2021), tỷ lệ người cao tuổi sống một mình hoặc sống với vợ/chồng tăng trong khi tỷ lệ người cao tuổi sống với con cái giảm. Trong khi đó, càng về già, NCT càng cần người chăm sóc. Nguy cơ tăng các loại bệnh ở NCT tỷ lệ thuận với việc tăng số tuổi, nghĩa là càng già thì các bệnh như giảm khả năng vận động, giảm khả năng ghi nhớ, các bệnh tuổi già,… bắt đầu biểu hiện rõ ràng hơn. Ở Việt Nam, cha mẹ già thường phụ thuộc vào con cái, nhờ con cái chăm sóc là chính. Thế nhưng cuộc sống ngày nay, nhất là ở khu vực thành thị thì việc chăm sóc cha mẹ khi về già lại càng khó khăn.

NCT rất cần được chăm sóc sức khỏe

Người trẻ gặp khó khăn gì khi chăm sóc cha mẹ già?

Quỹ thời gian eo hẹp khiến người trẻ ngày càng có ít thời gian ở nhà. Hơn thế nữa, khi có con cái, người trẻ lại càng bận rộn hơn và thời gian dành cho cha mẹ mình cũng ít dần đi. Đối với những cha mẹ còn trẻ, khỏe mạnh, có thể tự vận động, sinh hoạt và ít mắc các bệnh nguy hiểm có khả năng đột quỵ cao thì cũng không đáng lo khi để cha mẹ ở nhà một mình. Tuy nhiên, với những cha mẹ già yếu hơn, không thể tự sinh hoạt thì rất cần người ở bên chăm sóc, giúp đỡ. Giải pháp mà nhiều gia đình áp dụng đó chính là thuê người chăm sóc cha mẹ tại nhà. Khi đó, cha mẹ sẽ vẫn được ở nhà và khi con cái bận thì vẫn có người ở bên chăm sóc.

Thế nhưng không phải gia đình nào cũng lựa chọn thuê người chăm sóc là giải pháp. Với cha mẹ cần sự chăm sóc sức khỏe nhiều hơn hay cần hỗ trợ của máy móc y tế thì việc thuê người chăm sóc cha mẹ tại nhà là không đủ. Điều kiện y tế ở các bệnh viện tuy có đầy đủ nhưng lại quá tốn kém và có thể không đến mức để 24/7 ở trong viện. Hay với những cha mẹ đang có dấu hiệu của trầm cảm do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người nhà cũng như thiếu sự tương tác xã hội thì đâu là lựa chọn tối ưu cho các gia đình?

Viện dưỡng lão trở thành xu hướng khi xã hội chịu áp lực của tình trạng già hóa dân số

Nhận thấy áp lực của xã hội về vấn đề an sinh cho NCT, nhiều Viện dưỡng lão đã được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu của các gia đình và NCT. Mô hình Viện dưỡng lão tuy đã rất phổ biến ở nước ngoài nhưng với văn hóa của người Việt, nhiều người vẫn chưa chấp nhận việc cho cha mẹ vào đây. Nhiều người cho rằng con cái không lo được cho cha mẹ mà phải gửi cha mẹ vào đây là bất hiếu. Thế nhưng, khi tìm hiểu về tâm tư của NCT tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thì chúng ta sẽ thấy một suy nghĩ hoàn toàn trái ngược.

Bà Tuyết Hồng là một cư dân của Diên Hồng, hiện đang ở tại CS3 của trung tâm có chia sẻ: “Ở nhà một mình bây giờ thì quá buồn rồi sợ đủ thứ. Bạn bà nhiều người bị trầm cảm luôn, bà chưa bị nên bà nhanh chân nhảy vào đây ở luôn. Vào đây gặp các cụ, rồi hàng ngày nói chuyện, chém gió, hay có các cháu chăm sóc chu đáo, huyết áp lúc lên lúc xuống còn biết chứ ở nhà có khi ngã lăn ra đấy cũng không ai biết”. Rồi có cả cặp vợ chồng 2 ông bà quyết định bán nhà để tiền vào VDL an dưỡng, không cần đến sự chăm sóc của con cái,… Có rất nhiều những trường hợp NCT còn khỏe mạnh cũng tự lựa chọn vào VDL để có khoảng thời gian tuổi già vui vẻ hơn cũng như không phụ thuộc vào con cái.

Hình ảnh tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng

Các hoạt động được tổ chức cho NCT

Viện dưỡng lão là môi trường vừa giúp NCT cải thiện sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần. NCT không những cần một sức khỏe tốt mà còn cần có một tinh thần vui vẻ, lạc quan. Tại Diên Hồng, việc làm cho NCT cảm thấy vui vẻ là điều vô cùng quan trọng. Không chỉ chăm sóc y tế, chăm sóc trong sinh hoạt hằng ngày mà các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm cũng được đưa vào trong lịch sinh hoạt hằng ngày để các cư dân không cảm thấy buồn chán. Diên Hồng được các ông bà đang sống tại đây coi như ngôi nhà thứ 2 của mình, ngôi nhà với nhiều người bạn già cũng những điều dưỡng viên vô cùng đáng yêu và tận tâm với công việc.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

one × three =