Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts Tagged: thời tiết giao mùa

Một số bệnh giao mùa thường gặp: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Bệnh giao mùa đang tăng nhanh trong thời gian gần đây do thời tiết miền Bắc có sự thay đổi đột ngột trong một thời gian ngắn. Đây là thời điểm lý tưởng cho virus, vi khuẩn, nấm mốc phát triển. 

1. Thời Tiết Giao Mùa Là Gì?

Thời tiết giao mùa là giai đoạn chuyển tiếp giữa các mùa trong một năm. Vào thời điểm này thời tiết có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí. Sự thay đổi này gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. 

Thời điểm giao mùa thường vào tháng 4, hoặc có thể muộn hơn sang tháng 5 tuỳ vào từng năm.

2. Nguyên Nhân Mắc Bệnh Giao Mùa

Bệnh giao mùa thường đến từ việc cơ thể phải làm việc quá sức để thích nghi với sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường, khí hậu. Cùng với đó hệ miễn dịch của con người cũng bị suy yếu. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây mắc bệnh giao mùa:

  • Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ ẩm

Trong thời điểm giao mùa nhiệt độ ban ngày và ban đêm thường có sự chênh lệch lớn. Điều này, dẫn đến cơ thể không kịp thích nghi từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch.  Độ ẩm không khí thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển. Từ đó, làm gia tăng các bệnh liên quan đến hô hấp, viêm da,…

  • Sự phát triển của mầm bệnh

Độ ẩm cao khiến môi trường trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Vì vậy, thời tiết giao mùa là thời điểm tạo ra môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Mặt khác, sự thay đổi của áp suất không khí làm suy giảm khả năng tự bảo vệ của đường hô hấp. Từ đó, mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. 

  • Thói quen sinh hoạt 

Trong thời điểm giao mùa nếu mọi người duy trì thói quen sinh hoạt thiếu khoa học sẽ dễ bị mắc bệnh. Một số thói quen sinh hoạt tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể như: 

Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Không rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Chế độ ăn uống không lành mạnh, chưa đảm bảo vệ sinh: sử dụng các loại thực phẩm ôi thiu, đồ ăn chưa nấu chín. Thường xuyên ăn đồ sống, uống nước chưa được đun.

Mặc đồ không phù hợp với thời tiết: Khi trời lạnh thì mặc đồ không đủ ấm hoặc mặc quá kín khi trời nóng. Điều này khiến cơ thể dễ bị cảm. 

3. Đối Tượng Dễ Mắc Bệnh Giao Mùa

Dưới đây là các đối tượng dễ bị mắc bệnh giao mùa trong thời điểm thời tiết giao mùa: 

  • Trẻ em

Trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện vì vậy nên còn non yếu. Điều này khiến cho trẻ em dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Mặt khác trẻ em nếu không có sự sát sao từ cha mẹ sẽ không có ý thức tự vệ sinh cá nhân. Và tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh từ trường lớp như đồ chơi, bạn bè,…

  • Người cao tuổi

Người cao tuổi đặc biệt là người trên 70 tuổi hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mãn tính như bệnh lý về đường hô hấp, về tim mạch. Thời điểm thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát các bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi. 

  • Phụ nữ mang thai

Trong giai đoạn mang thai nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thường sẽ có nhiều thay đổi, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đặc biệt nếu phụ nữ mắc bệnh trong 3 tháng đầu rất dễ gây ra dị tật cho thai nhi. 

4. Một Số Bệnh Giao Mùa Thường Gặp 

Thời tiết giao mùa tạo điều kiện lý tưởng cho các bệnh lý phát triển. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến hô hấp, dị ứng,…Dưới đây là một số bệnh giao mùa thường gặp:

  • Cúm mùa

Cúm mùa là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus gây nên. Chủ yếu là các chủng virus Influenza A và B. Bệnh này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa đặc biệt mùa đông xuân. Khi đó thời tiết có những thay đổi và cơ thể không đáp ứng được những thay đổi đó. So với cảm cúm thông thường hoặc cảm lạnh virus cúm mùa lây lan nhanh hơn qua đường hô hấp

Triệu chứng của cúm mùa: sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi toàn thân, ho đau họng, sổ mũi,…Đối với những người có sức đề kháng kém đặc biệt là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

  • Viêm phổi

Thời tiết hanh khô khi chuyển thu là lạnh giá vào đông là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi đặc biệt ở trẻ em và người già. 

Triệu chứng bệnh viêm phổi bao gồm: ho khan, ho khạc, đờm có màu trắng đục; hô hấp khó khăn; tim đập nhanh; có thể kèm theo sốt cao kéo dài,…Bệnh viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đe doạ tính mạng. Khi viêm phổi lan rộng, dịch phổi tích tụ tạo áp lực lên phổi. Điều này, có thể gây nên tràn dịch màng phổi. Ngoài ra có thể gây nên nhiễm trùng huyết, suy hô hấp nặng đe dọa đến tính mạng của con người. 

  • Dị ứng thời tiết

Trong thời điểm giao mùa sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm dẫn đến sự phát triển của dị nguyên như nấm mốc, sự thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch theo đó sẽ bị rối loạn. Từ đó, cơ thể sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh ra hàng loạt kháng thể để chống lại các yếu tố gây hại từ môi trường. 

Triệu chứng của dị ứng thời tiết: nổi mẩn đỏ trên về mặt da nhất là vùng chân, tay. Những nốt mẩn đỏ này sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu. Viêm mũi dị ứng: khi mắc bệnh người bệnh sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt. Tuy nhiên sự khó chịu này sẽ xuất hiện theo đợt. Mỗi đợt kéo dài khoảng 20 – 30 phút tuỳ vào mức độ dị ứng. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: khò khè, ho, khó thở. 

5. Cách Phòng Tránh Bệnh Giao Mùa

Để phòng tránh các bệnh giao mùa cần lưu ý thực hiện các biện pháp dưới đây: 

  • Giữ ấm cơ thể phòng bệnh giao mùa

Cần mặc trang phục phù hợp với thời tiết: giữ ấm cơ thể đặc biệt ở vùng cổ, ngực, chân khi trời lạnh. Khi trời nóng tránh mặc quần áo dày gây đổ mồ hôi để tránh cảm lạnh. Bên cạnh đó cần hạn chế tiếp xúc với trời lạnh một cách đột ngột. Khi thời tiết gió mùa nếu ra ngoài cần đeo khẩu trang và khăn quàng cổ.

Thường xuyên ngâm chân: Việc ngâm chân mang lại hiệu quả giữ ấm và thư giãn rất tốt trong thời tiết lạnh. Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35 – 50 độ C. Thời gian ngâm chân kéo dài khoảng từ 15-30 phút. Tránh ngâm chân nếu có vết thương hở. 

Tại Diên Hồng, về mùa lạnh các cụ sẽ được ngâm chân thảo mộc định kỳ, thường xuyên. Điều này, để tăng cường lưu thông máu và giữ ấm cơ thể. Bên cạnh đó người cao tuổi tại Diên Hồng còn được ngâm chân thảo mộc giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu và giữ ấm cơ thể.

các cụ đang ngồi bên dưới xem chương trình

Giữ ấm cơ thể phòng tránh bệnh giao mùa

  • Chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh giao mùa. Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Cần uống đủ nước và nên uống nước ấm. Hạn chế ăn đồ ăn lạnh và đồ ăn nhanh không đảm bảo vệ sinh. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi thay đổi theo mùa. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh cho người cao tuổi trong thời điểm giao mùa.

bày hàng bán trong hội chợ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Thường xuyên vận động

Việc duy trì đều đặn bài tập thể dục là cần thiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn thời tiết giao mùa, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày nên vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. 

Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất được diễn ra đều đặn mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh nhiều bệnh.

bà cụ mặc áo hồng và một chàng trai mắc áo dài vàng

Thường xuyên vận động

  • Vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày; đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với mầm bệnh, khói bụi.

Thời tiết giao mùa là thời điểm vi khuẩn, virus dễ dàng sinh sôi và phát triển. Vì vậy, không gian sống của người cao tuổi cần được giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống luôn được chú trọng để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. Phòng ở của người cao tuổi luôn được dọn dẹp hàng ngày, chăn ga gối được thay mới định kỳ. 

cụ già ngồi xe lăn tham gia hội chợ

Vệ sinh cá nhân và môi trường sống

  • Tiêm vaccine phòng bệnh 

Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo độ tuổi, đặc biệt là các loại vaccine liên quan đến bệnh theo mùa như: cúm, sởi, phế cầu khuẩn,…

Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt kéo dài cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Tránh để bệnh kéo dài vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Tham khảo thêm về những lưu ý trong thời điểm thời tiết giao mùa:  Những lưu ý cho người cao tuổi khi thời tiết giao mùaThời tiết lạnh cần chú ý gì?

Kết Luận

Thời tiết thay đổi đột ngột là thời điểm dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phổi,..Các bệnh giao mùa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết của Diên Hồng sẽ cung cấp thông tin hữu ích để bảo vệ gia đình khỏi các bệnh giao mùa. 

FAQs

  • Giao mùa là tháng mấy?

Thời điểm giao mùa thường vào tháng 4, hoặc có thể muộn hơn sang tháng 5 tuỳ vào từng năm. 

  • Thời tiết giao mùa là gì?

Là hiện tượng thời tiết xảy ra trong thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa khi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí có sự thay đổi đột ngột. 

  • Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không 

Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần. Biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng như nổi mẩn, ngứa ngáy. Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Thì bệnh chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mạn tính. Loại dị ứng này có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.



Xem thêm

Thời tiết lạnh cần chú ý gì? 

Thời tiết lạnh đang tràn về mang theo những thách thức đối với sức khỏe mọi người. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ các bệnh. Hiểu rõ về những nguy cơ, các bệnh và cách phòng tránh bệnh trong thời điểm này là rất quan trọng. Cùng Diên Hồng tìm hiểu những điều cần chú ý khi thời tiết lạnh để bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng ngừa các bệnh hiệu quả.  

1. Tình Hình Thời Tiết Không Khí Lạnh Miền Bắc

Miền Bắc đang bước vào giai đoạn thời tiết lạnh với những đợt không khí lạnh tràn về. Theo dự báo, trong thời gian tới miền Bắc sẽ đón nhận không khí lạnh tăng cười dồn dập. Thời tiết lạnh kèm theo hiện tượng mưa phùn, sương mù  nên nhiệt độ sẽ giảm sâu nhất vào sáng sớm và ban đêm. Nhiệt độ sẽ giảm sâu nhất vào sáng sớm hoặc ban đêm. 

hình ảnh 21 người phụ nữ đang dắt tay ông cụ trong thời tiết lạnh

Tình hình thời tiết không khí lạnh

2. Những Người Có nguy Cơ Cao Dễ Tổn Thương Khi Thời Tiết Lạnh

Thời tiết thay đổi, một số nhóm người có nguy cơ cao dễ bị tổn thương:

  • Người già: Người cao tuổi có khả năng miễn dịch và tính chịu đựng của cơ thể kém. Vì vậy, vào mùa đông dễ mắc các bệnh như: cảm cúm, dị ứng, đau nhức xương khớp…
  • Trẻ em: Trẻ em rất nhạy cảm với những thay đổi của nhiệt độ nên vào mùa lạnh dễ bị cảm lạnh cảm cúm.
  • Người mắc các bệnh mãn tính: Mùa lạnh, người mắc các bệnh về tim mạch sẽ chuyển biến xấu hơn, dẫn đến nguy cơ suy tim, đột quỵ…tăng 15% so với các mùa khác. Vào mùa lạnh, huyết áp thường cao hơn mùa hè khoảng 5mmHg, nếu duy trì liên tục mức tăng này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. 

3. Những Bệnh Thường Gặp Khi Thời Tiết Lạnh

Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh: 

Bệnh liên quan đến hô hấp 

Thời tiết chuyển lạnh kéo theo nhiệt độ hạ thấp và nồm ẩm. Đây là điều kiện lý tưởng cho các loại virus, vi khuẩn gây ra bệnh hô hấp phát triển nhanh. Do đó, vào mùa đông các bệnh hô hấp có xu hướng bùng phát, có thể thành dịch bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. 

Các bệnh về hô hấp phổ biến: cảm cúm, viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản…Đây là những bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp viêm phổi nặng nếu không được điều trị kịp thời thì biến chứng hô hấp sẽ rất nhanh và có nguy cơ tử vong. 

Dị ứng thời tiết lạnh

Dị ứng thời tiết lạnh thường xảy ra khi nhiệt độ không khi thấp khoảng dưới 20 độ C. Khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh da sẽ có phản ứng bằng cách ngứa ngáy, khó chịu và nổi mẩn đỏ. Những nốt/mảng mẩn đỏ thường xuất hiện ở các vùng da hở như mặt, tay, cổ. Hãy theo dõi tình trạng bệnh, nếu kéo dài hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. 

Đột quỵ

Theo thống kê cho thấy trung bình bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh các năm tăng từ 15-30%, nhiều hơn so với các mùa khác. Trời lạnh khiến cho các mạch máu co lại, gây ra tăng huyết áp, sức cản ngoại vi tăng cao nên dễ gây đứt, vỡ mạch máu não.

Đau nhức xương khớp 

Vào mùa lạnh hiện tượng đau nhức xương khớp kèm theo tấy đỏ, cứng khớp vào sáng hoặc đêm trở nên phổ biến hơn. Nhiệt độ thấp và độ ẩm cao khi thời tiết chuyển lạnh khiến các gân cơ bị co rút, dịch khớp đông. Nếu không chăm chỉ vận động máu sẽ lưu thông kém khiến sụn và màng hoạt dịch khớp bị tổn thương. Người cao tuổi mắc các bệnh lý xương khớp mã tính cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp khi trời lạnh vào mùa đông. 

4. Những Điều Cần Chú Ý Khi Thời Tiết Lạnh

Dưới đây là một số điều cần chú ý khi thời tiết lạnh: 

Những điều nên làm khi thời tiết chuyển lạnh

  • Giữ ấm cơ thể:

Lựa chọn trang phục đủ dày, ấm để giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt chú ý giữ ấm cho các vùng cổ bàn tay, chân và bụng.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh:

Trong thời điểm này cơ thể rất dễ bị suy yếu. Việc có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng. Cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây, rau xanh. Người cao tuổi cần uống đủ nước nên uống nước ấm. Nên lưu ý ăn chín uống sôi.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi theo mùa. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi khi thời tiết lạnh.

hình ảnh 1 cụ ngồi xe lăn được bón cho ăn

Những điều nên làm khi thời tiết lạnh

  • Thường xuyên vận động:

Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất trong thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Mỗi ngày nên vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. 

Diên Hồng luôn đảm bảo các hoạt động thể chất dành cho người cao tuổi được diễn ra hàng ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh các bệnh.

bà cụ mặc áo hồng và một chàng trai mắc áo dài vàng

Thường xuyên vận động

  • Bảo vệ da:

Thời tiết lạnh có thể khiến da bị khô gây nên hiện tượng nứt nẻ. Hãy sử dụng các loại kem dưỡng da để bảo vệ làn da. Ngoài ra cần uống đủ nước để duy trì độ ẩm từ bên trong. 

  • Ngâm chân: 

Việc ngâm chân mang lại hiệu quả giữ ấm và thư giãn rất tốt trong thời tiết lạnh. Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35 – 50 độ C. Thời gian ngâm chân kéo dài khoảng từ 15-30 phút. Tránh ngâm chân nếu có vết thương hở. 

Tại Diên Hồng, về mùa lạnh các cụ sẽ được ngâm chân thảo mộc định kỳ, thường xuyên để tăng cường lưu thông máu và giữ ấm cơ thể. 

 

Những điều cần hạn chế khi thời tiết lạnh

  • Không ra ngoài khi không cần thiết: Vào những ngày này nên hạn chế ra ngoài. Vì khi ra ngoài sẽ tiếp xúc với không khí lạnh.  Khi tiếp xúc lâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, cảm….
  • Tắm nước lạnh: Khi tắm nước lạnh cơ thể có thể bị lạnh bất ngờ. Điều này,  gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như hôn mê, thậm chí đột quỵ. Vào mùa lạnh hãy lưu ý rằng tắm nước nóng và tắm nhanh, không được tắm khuya. 
  • Ăn uống đồ lạnh: Việc ăn uống đồ lạnh có thể gây ra các bệnh liên quan đến hộ hấp và tiêu hoá. 

5. Kết Luận

Thời tiết lạnh có thể gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. Hy vọng bài viết của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng sẽ giúp mọi người có cách bảo vệ bản thân và gia đình khi mùa lạnh đang đến gần. 



Xem thêm

Mệt mỏi do thay đổi thời tiết: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục 

Thời tiết thay đổi ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Mệt mỏi do thời tiết thay đổi là tình trạng hay gặp ở người cao tuổi. Cùng Diên Hồng khám phá nguyên nhân và biện pháp khắc phục của tình trạng này nhé. 

Thay đổi thời tiết là gì?

Thay đổi thời tiết là hiện tượng tự nhiên khi có sự biến động xảy ra trong điều kiện khí quyển. Bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gió và lượng mưa trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện tượng này thường xảy ra theo mùa nhất là trong thời điểm giao mùa. Hoặc xảy ra do các điều kiện tự nhiên điển hình như bão, áp thấp nhiệt đới….

Tại sao khi thay đổi thời tiết thì người lại cảm thấy mệt?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi do thời tiết thất thường. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Do các bệnh lý về xương 

Theo các chuyên gia, các bệnh về xương khớp phổ biến ở người cao tuổi là nguyên nhân phổ biến khiến người cao tuổi cảm thấy mệt mỏi khi thời tiết thay đổi. Tình trạng rõ rệt nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đặc biệt đối với những trường hợp người cao tuổi bị xương khớp mãn tính thì thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi để bệnh tái phát gây nên sự mệt mỏi. 

  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột

Cơ thể cần thời gian để thích nghi trước sự thay đổi của nhiệt độ. Vì cơ thể cần làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ ổn định trong thời gian này nên gây ra cảm giác mệt mỏi. 

Đặc biệt khi mùa đông nhiệt độ giảm không khí lạnh khiến cơ bắp bị co. Điều này làm giảm lưu thông máu và gây ra cảm giác nặng nề cho cơ thể khiến mọi người thấy mệt mỏi. 

  • Áp suất không khí và độ ẩm

Độ ẩm quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Độ ẩm cao khiến cơ thể cảm thấy khó chịu; nhiệt độ thấp khiến da khô và khó thở. Sự thay đổi áp suất không khí sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, từ đó gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi.  

  • Tâm trạng

Thay đổi thời tiết có thể gây thay đổi tâm trạng của nhiều người. Nhiều người trong những ngày mưa gió tâm trạng trở nên buồn; trong những ngày nắng ấm thì tâm trạng lại vui vẻ. Việc tâm trạng, cảm xúc thay đổi thấy thường như vậy cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi.

  • Ánh sáng và thời gian ngủ thay đổi

Theo những nghiên cứu khoa học, ánh sáng là một yếu tố làm thay đổi lượng hormone serotonin. Đây là một loại hormone có ảnh hưởng đến tâm trạng con người. Vào những ngày đông ít ánh sáng hơn thì serotonin trong cơ thể sẽ ít hơn so với ngày nắng. Sự thay đổi trong thời gian chiếu sáng sẽ làm mất cân bằng sinh học từ đó gây nên hiện tượng rối loạn giấc ngủ. Điều này, có thể gây nên tình trạng ngủ không đủ giấc dẫn đến mệt mỏi. 

hai cụ bà và nhân viên Diên Hồng đang trò chuyện với nhau để giảm mệt mỏi do thay đổi thời tiết

Nguyên nhân gây mệt mỏi do thời tiết thay đổi

Cách giảm mệt mỏi vì thay đổi thời tiết 

Một số giải pháp giảm mệt mỏi do thay đổi thời tiết: 

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Thay đổi thời tiết cơ thể rất dễ bị suy yếu gây ra cảm giác mệt mỏi. Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng. Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh. Người cao tuổi cần uống đủ nước và nên uống nước ấm. Đặc biệt cần lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi thay đổi theo mùa. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi.

  • Tích cực vận động cơ thể

Để khắc phục tình trạng mệt mỏi do thay đổi thời tiết, mọi người đặc biệt là người cao tuổi cần gia tăng tuần hoàn máu của cơ thể bằng cách vận động, tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết giao mùa này, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày chỉ cần vận động khoảng từ 15-30 phút. 

Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất được diễn ra đều đặn mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn rất đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người cao tuổi. Tuy là những động tác cơ bản, dễ thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh được nhiều bệnh.

hình ảnh 1 bà cụ đang ném bóng xung quay là các bạn trẻ hỗ trợ

Các hoạt động vận động cơ thể ở Diên Hồng

  • Chú ý đến giấc ngủ để thích ứng với sự thay đổi thời tiết 

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp cơ thể có thể hồi phục nhanh chóng vì vậy mọi người đặc biệt là người cao tuổi cần chăm lo cho giấc ngủ. Cụ thể:

Cần thiết lập thói quen ngủ đều không được ngủ muộn. Cần tạo ra môi trường ngủ thoải mái đảm bảo sự yên tĩnh và thoáng mát. 

  • Thư giãn và không để tình trạng căng thẳng

Căng thẳng sẽ làm cho tình trạng mệt mỏi của bạn trở nên xấu đi. Vì vậy, hãy bổ sung thêm vào hoạt động thường ngày các hoạt động thư giãn. Người cao tuổi có thể thử một số hoạt động như thiền, yoga…Các phương pháp này giúp thư giãn tâm trí, giảm bớt căng thẳng. 

Diên Hồng luôn quan tâm đến sức khỏe tinh thần của người cao tuổi. Vì vậy ở đây chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động như yoga, thiền… Và các chương trình giải trí để mang lại niềm vui cho người cao tuổi. 

hình ảnh 1 bà cụ đang chơi bắn cốc xung quanh là các bạn trẻ hỗ trợ

Cách giảm mệt mỏi vì thời tiết thay đổi

Kết luận

Mệt mỏi do thay đổi thời tiết là tình trạng phổ biến, gây ra nhiều trở ngại cho người cao tuổi. Hi vọng rằng với những biện pháp trên có thể giúp người cao tuổi giảm thiểu tình trạng này để duy trì một sức khỏe tốt. 

FAQs

  1. Giao mùa là tháng mấy?

Thời điểm giao mùa thường vào tháng 4, hoặc có thể muộn hơn sang tháng 5 tuỳ vào từng năm. 

  1. Thời tiết giao mùa là gì?

Là hiện tượng thời tiết xảy ra trong thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa khi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí có sự biến đổi đột ngột. 

Hãy tham khảo chuyên mục Cẩm nang sức khoẻ của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để có thêm những thông tin hữu ích về dinh dưỡng, lối sống, biện pháp phòng tránh các loại bệnh gặp phải ở người cao tuổi. 



Xem thêm

Những Lưu Ý Cho Người Cao Tuổi Khi Thời Tiết Giao Mùa

Thời tiết giao mùa thường mang đến sự thay đổi đột ngột gây mưa nhiều, ẩm và lạnh . Đối với người cao tuổi sự thay đổi đột ngột này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà người cao tuổi cần chú ý để có thể thích nghi với thời tiết, phòng tránh bệnh. 

Đặc Điểm Của Thời Tiết Giao Mùa

Những thay đổi của thời tiết trong giai đoạn giao mùa gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người đặc biệt là người cao tuổi: 

  • Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ ẩm: Trong giai đoạn thời tiết giao mùa nhiệt độ và độ ẩm không khí thường xuyên có sự thay đổi thất thường. Điều này, gây trở ngại lớn cho việc thích nghi của cơ thể, gây ra cảm giác khó chịu. 
  • Hiện tượng thời tiết cực đoan: Một số hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong thời điểm giao mùa như: mưa rào, bão, dông,…
  • Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và virus phát triển: Hiện nay thời tiết nước ta đang trong giai đoạn giao mùa. Thời tiết trở nên lạnh và ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển.

Một Số Loại Bệnh Trong Thời Tiết Giao Mùa

Một số loại bệnh giao mùa dễ gặp phải như: 

  • Bệnh viêm mũi, họng: Đây là bệnh mà người cao tuổi dễ gặp phải nhất trong thời điểm thời tiết giao mùa. Nguyên nhân có thể đến từ sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí. Triệu chứng của bệnh: nghẹt mũi, đau họng, chảy nước mũi, ho. 
  • Dị ứng: Nguyên nhân: do bụi bẩn gia tăng trong không khí. Triệu chứng của bệnh: Ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa mắt.
  • Tiêu chảy và các vấn đề tiêu hoá: Nguyên nhân: Do thay đổi chế độ ăn dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn. Một số triệu chứng của bệnh: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Bệnh về da: Các bệnh về da có thể đến từ nguyên nhân do thời tiết ẩm ướt làm gia tăng vi khuẩn, nấm.
hình ảnh các cụ bà đang ngồi chăm chú lắng nghe

Một số loại bệnh giao mùa mà người cao tuổi dễ mắc phải

Những Lưu Ý Cho Người Cao Tuổi Khi Thời Tiết Giao Mùa 

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà người cao tuổi cần chú ý: 

1. Chú ý đến tình hình thời tiết: 

  • Người cao tuổi nên cập nhật các thông tin thời tiết trên tivi, điện thoại…. 
  • Điều này, giúp NCT nắm bắt thông tin về những thay đổi của thời tiết để có những kế hoạch cho hoạt động thường ngày phù hợp. 

2. Giữ ấm cho cơ thể: 

  • Trong thời điểm chuyển mùa việc giữ ấm cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Không được để cho cơ thể bị lạnh đột ngột. Hàng ngày, người cao tuổi cần mặc ấm nhất là ấm phần cổ, ngực. 
  • Người cao tuổi nên tắm nước ấm và trong phòng kín gió. 

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý: 

  • Trong thời điểm giao mùa cơ thể rất dễ bị suy yếu. Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi sức đề kháng. Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh. Người cao tuổi cần uống đủ nước nên uống nước ấm. Nên lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm. 
  • Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi theo mùa. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe cho NCT trong thời điểm giao mùa.

4. Tập thể dục nhẹ nhàng: 

  • Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất là cần thiết. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết giao mùa, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng. Đồng thời, các bài tập cần phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày chỉ cần vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. 
  • Hàng ngày, Diên Hồng luôn mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh nhiều bệnh.

5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: 

  • Trong thời điểm thời tiết giao mùa người cao tuổi nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ, điều chỉnh thuốc men nếu cần thiết. 
  • Ngoài ra việc kiểm tra sức khỏe định kỳ còn giúp người cao tuổi ngăn ngừa được các bệnh lý thường gặp trong mùa này. 

6.Giữ gìn vệ sinh môi trường sống: 

  • Thời tiết giao mùa là thời điểm vi khuẩn, virus dễ dàng sinh sôi và phát triển. Vì vậy, không gian sống của người cao tuổi cần được giữ gìn sạch sẽ. Cần thường xuyên 
  • Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống luôn được chú trọng để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. Phòng ở của người cao tuổi luôn được dọn dẹp hàng ngày, chăn ga gối được thay mới thường xuyên..

    hình ảnh các cụ đang vỗ tay cười tươi

    Những lưu ý cho người cao tuổi khi thời tiết giao mùa

Kết luận 

Thời tiết giao mùa gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ của người cao tuổi. Hy vọng rằng những lưu ý trên có thể giúp NCT phòng tránh bệnh giao mùa, bảo vệ sức khoẻ. 

Hãy tham khảo chuyên mục Cẩm nang sức khoẻ của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để có thêm những thông tin hữu ích về dinh dưỡng, lối sống, biện pháp phòng tránh các loại bệnh ở người cao tuổi. 

 

Xem thêm