Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts Tagged: đột quỵ

Bệnh đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh đột quỵ

Bệnh đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tàn tật. Đây là một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới mỗi năm có khoảng 6.5 triệu người tử vong do đột quỵ. Trong đó hơn 70% trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trên 65 tuổi.

1. Bệnh Đột Quỵ Là Gì?

Bệnh đột quỵ trong tiếng anh gọi là stroke hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là bệnh xảy ra đột ngột khi máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, suy giảm. Trong trường hợp này, oxy trong não bị thiếu, các tế bào trong não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Lúc đó, người bị đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao. Bệnh đột quỵ được đánh giá là một trong những bệnh lý về thần kinh nguy hiểm, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. 

2. Nguyên Nhân Bệnh Đột Quỵ

Vì sao bị đột quỵ? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về căn bệnh này. Bệnh đột quỵ có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây: 

Mắc các bệnh lý về tim mạch

Một số bệnh lý về tim mạch có thể dẫn đến đột quỵ như:

  • Rối loạn nhịp tim (rung nhĩ) đây là tình trạng nhịp tim không đều. Điều này, có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông. Sau đó, các cục máu đông này khi di chuyển đến não sẽ có khả năng cao gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến bệnh đột quỵ. 
  • Bệnh hở van tim: khi van tim không đóng kín hoàn toàn, máu có thể lưu thông không đều. Các cục máu đông sẽ được hình thành. Khi đó, các cục máu đông di chuyển đến não, có thể làm nghẽn mạch máu, gây tình trạng thiếu máu não. 

Mắc bệnh tăng huyết áp

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu mà người già mắc bệnh đột quỵ. Bệnh cao huyết áp có thể làm gián đoạn đột ngột quá trình máu lưu thông lên não. Từ đó, có thể dẫn đến đột quỵ. 

Di truyền bệnh đột quỵ 

Đột quỵ nói chung hay đột quỵ ở người già nói riêng có thể đến từ nguyên nhân là yếu tố di truyền. Khi tiểu sử gia đình đã từng có người bị đột quỵ hoặc bệnh tim… thì người đó cũng có thể bị đột quỵ.

Sử dụng các chất kích thích

Nếu hút thuốc lá nhiều hoặc ở môi trường phải hít nhiều khói thuốc lá thì có thể làm tổn thương mạch máu và gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, có thể gây đột quỵ. Ngoài ra việc lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều bia rượu, sử dụng chất cấm…cũng là nguyên nhân gây đột quỵ. Việc sử dụng các chất kích thích có khả năng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim đột ngột từ đó có thể gây ra bệnh đột quỵ. 

Tuổi tác

Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ có thể tăng theo độ tuổi. Theo thống kê hơn 70% trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trên 65 tuổi.

nhân viên Diên Hồng và các cụ

Tuổi tác là nguyên nhân gây bệnh đột quỵ

3. Các Triệu Chứng Đột Quỵ

Nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ bị đột quỵ đặc biệt ở người già giúp ích rất nhiều trong việc kịp thời cấp cứu, điều trị. Dưới đây là một số cách nhận biết đột quỵ: 

  • Khuôn mặt: Khuôn mặt không cân xứng, một bên mặt có thể bị xệ xuống, nụ cười méo mó. 
  • Đau đầu: Nếu cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và không rõ nguyên nhân thì có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ
  • Lời nói: Nói lắp bắp, phát âm khó khăn, lẫn lộn từ ngữ.
  • Mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi, da nhợt nhạt, thiếu năng lượng, hay buồn ngủ.
  • Khó giữ thăng bằng: Chóng mặt, đi đứng không vững.
  • Thị giác rối loạn: mắt mờ hoặc có điểm mù.

4. Cách Phòng Tránh Đột Quỵ

Đột quỵ có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, việc chủ động có những biện pháp phòng tránh đột là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng tránh đột quỵ:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Để có thể phòng tránh đột quỵ cần có một chế độ dinh dưỡng khoá học, hợp lý. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo bão hoà, có lượng cholesterol cao. Bổ sung nhiều rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt. Uống đủ nước, không uống các loại đồ uống có chất tạo ngọt và cồn.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi luôn là vấn đề mà Diên Hồng quan tâm hàng đầu. Để có thể mang lại cho người cao tuổi những bữa ăn chất lượng nhất, các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi khi thiết kế thực đơn luôn đảm bảo các yếu tố sau. Đầu tiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn Vietgap. Thứ 2, bữa ăn phải đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để cung cấp nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Cuối cùng là phù hợp với khẩu vị cũng như tình trạng sức khoẻ của mỗi người cao tuổi.

Chế độ sinh hoạt hợp lý 

Hạn chế tắm đêm, hoặc tắm nước lạnh lúc tối muộn. Vì điều này khiến nhiệt độ trong cơ thể bị thay đổi đột ngột và có thể dẫn đến đột quỵ. Bên cạnh đó, cần tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên khoảng 30 phút/ngày. Việc duy trì tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật.

hình ảnh các cụ đang tham gia hoạt động đánh gồ

Cách phòng tránh đột quỵ

Kiểm tra định kì

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm làm các xét nghiệm cholesterol, tim mạch để phát hiện sớm các vấn đề. Tầm soát đột quỵ và xử lý kịp thời các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đột quỵ. 

Không sử dụng các chất kích thích

Không sử dụng các chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá, các chất cấm để bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng tránh bệnh đột quỵ. 

Kiểm soát các loại bệnh

Một số loại bệnh có thể là nguyên nhân cho đột quỵ như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch. Vì vậy cần có kiểm soát các loại bệnh đó. Kiểm soát huyết áp: theo dõi huyết áp định kì, hạn chế ăn muối. Kiểm soát bệnh tiểu đường: cần giữ mức đường huyết trong khoảng an toàn để tránh nguy cơ biến chứng, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt.

đội ngũ nhân viên y tế của diên hồng

Cách phòng tránh đột quỵ

Giảm căng thẳng

Tham gia các hoạt động như yoga, thiền và lưu ý ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng.

3. Cách Xử Lý Khi Bị Đột Quỵ

Đột quỵ là tình trạng y tế khẩn cấp nên phải được xử lý nhanh kịp thời để giảm thiểu tổn thương lên não cũng như tăng khả năng phục hồi sau đột quỵ. Dưới đây là cách xử lý khi bị đột quỵ:

Bước 1: Gọi cấp cứu

Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Khi nói chuyện với nhân viên cấp cứu hãy cung cấp thông tin về triệu chứng và thời gian xuất hiện triệu chứng.

Bước 2: Sơ cứu khi bị đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu

Để người bệnh nằm yên tại nơi thoải mái, tránh di chuyển. Nếu người bệnh khó thở cần nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát. Quan sát để nhận ra sự thay đổi ở cơ thể người bệnh. 

Bước 3: Cung cấp thông tin chi tiết khi nhân viên y tế đến

Cung cấp thông tin về triệu chứng, thời gian, xuất hiện và các thông tin khác như: tiểu sử bệnh…

Thời gian là yếu tố quan trọng trong xử lý đột quỵ. Nhận diện triệu chứng và gọi cấp cứu sớm có thể cứu sống người bệnh, giảm thiểu tổn thương não. Từ đó, cải thiện khả năng phục hồi sau đột quỵ của người bệnh. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ trong khoảng 3 – 4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như méo mồm, nói ngọng, yếu chi.

Hai bạn nhân viên mặc áo trắng hồng đang chăm sóc cụ ông ngồi xe lăn

Cách xử lý khi bị đột quỵ

5. Kết Luận 

Bệnh đột quỵ là loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Việc hiểu rõ nguyên nhân, các triệu chứng, cách phòng tránh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng có cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sau tai biến. Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, môi trường sống tốt Diên Hồng sẽ mang lại sự an tâm cho cả gia đình. 

FAQs

  1. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ?

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ trong khoảng 3-4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như méo mồm, nói ngọng, yếu chi.

  1. Tầm soát đột quỵ là gì?

Tầm soát đột quỵ giúp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ. Từ đó, có thể điều trị kịp thời để tăng cơ hội hồi phục, giảm thiểu các biến chứng. 

  1. Tầm soát đột quỵ ở đâu? 

Có thể tầm soát đột quỵ ở các bệnh viện đa khoa lớn, uy tín. 

 

Xem thêm