Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All posts by Ngọc Mai Nguyễn

Các Tiêu Chí Chọn Viện Dưỡng Lão Giá Rẻ Chất Lượng Tốt Phù Hợp 

Trong những năm gần đây loại hình viện dưỡng lão đang trở nên phổ biến ở Việt Nam. Theo đó, nhu cầu tìm kiếm một viện dưỡng lão giá rẻ chất lượng tốt cũng tăng. Cùng Diên Hồng tìm hiểu về các tiêu chí quan trọng khi chọn viện dưỡng lão để tìm được một viện dưỡng lão giá rẻ chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi và phù hợp với điều kiện gia đình. 

1. Tại Sao Cần Lựa Chọn Viện Dưỡng Lão Kỹ Lưỡng?

Viện dưỡng lão là ngôi nhà thứ hai của người cao tuổi. Đây vừa là nơi chăm sóc sức khoẻ vừa là nơi mà người cao tuổi sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc lựa chọn một viện dưỡng lão tốt sẽ mang đến cho người già một cuộc sống vui vẻ, thoải mái. Từ đó mang lại sự an tâm cho cả gia đình. 

2. Tiêu Chí Chọn Viện Dưỡng Lão Giá Rẻ Chất Lượng Tốt

Một viện dưỡng lão phù hợp không chỉ đáp ứng các nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe mà còn mang đến cuộc sống chất lượng cho người cao tuổi. Hiện nay, trước sự đa dạng của các viện dưỡng lão, việc lựa chọn một viện dưỡng lão thích hợp trở nên khó khăn hơn. Gia đình cần cân nhắc đến các yếu tố như vị trí, chi phí, dịch vụ, đội ngũ nhân viên…Dưới đây là những tiêu chí quan trọng cần lưu ý đưa ra quyết định: 

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn viện dưỡng lão. Viện dưỡng lão được lựa chọn nên nằm ở khu vực thuận tiện để gia đình có thể thường xuyên đến thăm. Điều này mang lại cho người cao tuổi cảm giác nhận được quan tâm, yêu thương từ gia đình mình. Nên lựa chọn những viện dưỡng lão nằm ở những khu vực yên tĩnh, thoáng mát, tránh xa những nơi ồn ào, ô nhiễm. Nếu được sống trong môi trường như vậy thì sẽ góp phần cải thiện sức khoẻ về thể chất và tinh thần của người cao tuổi. 

Nếu như người cao tuổi sinh sống ở nội thành thì có thể tìm viện dưỡng lão ở những khu vực ngoại ô. Nhưng lưu ý là hãy chọn nơi không quá xa để có thể di chuyển trong thời gian ngắn. 

Chi phí

Một trong những mối quan tâm hàng đầu để lựa chọn viện dưỡng lão là chi phí hợp lý. Mỗi gia đình sẽ có điều kiện kinh tế khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện cần xem xét kỹ mức phí hàng tháng tại các viện dưỡng lão để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Chi phí một tháng ở viện dưỡng lão thông thường bao gồm:

  • Phí cơ bản là chi phí gồm phòng ở tiện nghi (tivi, điều hoà 2 chiều, bình nóng lạnh…), ăn uống ngày 4 bữa, giặt giũ, chế độ theo dõi sức khỏe hằng ngày, bác sỹ khám hằng tuần, tổ chức sinh nhật, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí, đi chùa hay dã ngoại…
  • Phí hỗ trợ bao gồm các hỗ trợ như tắm, vệ sinh thay bỉm, cho ăn, đi lại, di chuyển.

Lưu ý: Khi tham khảo các viện dưỡng lão hãy yêu cầu họ cung cấp bảng giá chi tiết.

hình ảnh hội trường có rất nhiều người

Chi phí – tiêu chí chọn viện dưỡng láo giá rẻ chất lượng tốt

Cơ sở vật chất 

Cơ sở vật chất chất lượng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho người cao tuổi. Một viện dưỡng lão tiêu chuẩn cơ sở vật chất cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Phòng ở: thoáng mát, sạch sẽ, được dọn dẹp thường xuyên và được trang bị đầy đủ nội thất như: tủ, kệ, giường, điều hoà, quạt, tay vịn hành lang. Tại đây phải được đảm bảo quy định về phòng cháy chưa cháy. 
  • Phòng thể chất: được trang bị đầy đủ dụng cụ, máy tập để phục vụ cho việc tập luyện của NCT. Có đầy đủ trang thiết bị để dùng trong trường hợp cấp cứu ban đầu cho NCT
  • Khu vực sinh hoạt chung: mỗi tầng cần có khu vực sinh hoạt chung rộng rãi, sạch sẽ để người cao tuổi có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 
  • Hệ thống an ninh: Cần có hệ thống camera an ninh giám sát, bảo vệ 24/7 để đảm bảo an toàn cho cư dân cao niên.

    hình ảnh căn phòng có giường và tủ

    Cơ sở vật chất – Tiêu chí chọn viện dưỡng lão giá rẻ chất lượng tốt

Dịch vụ của viện dưỡng lão giá rẻ chất lượng tốt 

Gia đình cần lựa chọn dịch vụ chăm sóc phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi. Ví dụ: nếu gia đình bận trong thời gian ngắn ngày do có lịch trình, công tác,… thì có thể lựa chọn dịch vụ chăm sóc ngắn ngày. Nếu gia đình không có thời gian chăm sóc người cao tuổi cả ngày thì lựa dịch vụ chăm sóc dài hạn. Việc lựa chọn dịch vụ viện dưỡng lão phù hợp sẽ giúp gia đình tiết kiệm được chi phí mà vẫn có thể chăm sóc người cao tuổi một cách tốt nhất.

Chất lượng dịch vụ cũng là yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn viện dưỡng lão. Cần xem xét các vấn đề sau: nhân viên có hỗ trợ đầy đủ nhu cầu sinh hoạt không?, chế độ dinh dưỡng có đầy đủ không? người cao tuổi được tham gia các hoạt động giải trí không?

Đội ngũ nhân viên 

Đội ngũ nhân viên là những người trực tiếp chăm sóc người cao tuổi. Vì vậy, họ không chỉ cần có chuyên môn, trình độ mà phải tận tâm và yêu thương người cao tuổi. Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá đội ngũ nhân viên:

  • Trình độ: nhân viên cần phải tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng hoặc có chứng chỉ liên quan
  • Thái độ: luôn thân thiện, vui vẻ và quan tâm chăm sóc người cao tuổi. 
  • Số lượng nhân viên: viện dưỡng lão có đủ nhân viên để đảm bảo mỗi người cao tuổi đều nhận được sự quan tâm đầy đủ.

    hình ảnh nhân viên của Viện dưỡng lão Diên Hồng đang đứng cùng nhau dơ tay thể hiện sự quyết tâm xây dựng viện dưỡng lão giá rẻ chất lượng tốt

    Đội ngũ nhân viên – Tiêu chí chọn viện dưỡng lão giá rẻ chất lượng tốt

Lưu ý: gia đình cần làm thủ tục vào viện dưỡng lão. Tham khảo bài viết: Thủ tục vào viện dưỡng lão

 

3. Một Số Viện Dưỡng Lão Giá Rẻ Chất Lượng Tốt Ở Hà Nội 

  • Viện Dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội

  • Địa chỉ: 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội hiện nay đang có 7 cơ sở:

CS1: U07, L16, KĐT Đô Nghĩa, Phố Nguyễn Trác, Hà Đông, Hà Nội

CS2: A2.3, LK05, Ô số 18, KĐT Thanh Hà Cienco5, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội

CS3: Số 9 ngõ 649 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

CS4: Đường Quang Lai, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

CS5: Số 6, Tổ 1, khu Chiến Thắng, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

CS6: Số 6, SH.KT 02 – 03 Vinhomes Ocean Park 2, Văn Giang, Hưng Yên

CS7: Quán Gió, Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội

  • Giới thiệu:

Mục tiêu của Diên Hồng là mang đến cho khách hàng trải nghiệm một viện dưỡng lão vui vẻ. Vì vậy, mô hình Diên Hồng phù hợp với nhiều khách hàng ở những độ tuổi khác nhau. Diên Hồng có kinh nghiệm nhiều năm trong chăm sóc người cao tuổi, đã tạo ra một môi trường vui vẻ để người cao tuổi tự do làm điều mình thích. Cùng với đó đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, sẵn sàng giải quyết khó khăn của khách hàng.

  • Chi phí: 

Chỉ với 7 triệu đồng/tháng người cao tuổi đã có thể tận hưởng tuổi già tại Diên Hồng với không gian xanh mướt, phòng ở tiện nghi, hiện đại với đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

  • Tiện nghi:

Điều kiện cơ sở vật chất tiện nghi tốt đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra ở mỗi cơ sở lại mang những đặc trưng riêng. Ở cơ sở 5 với diện tích rộng thiết kế có sân vườn, hồ câu, bể bơi. Cơ sở 6 ở Vinhomes Ocean Park 2 sở hữu tiện ích của Vinhomes. 

  • Hoạt động: 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến việc tạo ra các hoạt động trải nghiệm hàng ngày dành cho người cao tuổi. Từ việc tổ chức các trò chơi như: đại chiến xúc xắc, cờ vua, cờ tướng…đến các lớp học như: vẽ tranh, âm nhạc….. Hay các hoạt động ngoài trời như: câu cá, đi tham quan các di tích lịch sử… Và cả các cuộc thi lớn như: Hoa hậu cao niên, Quý ông hoàn hảo,…Tất cả tạo ra sân chơi vui vẻ dành cho người cao tuổi, gắn kết thành một gia đình lớn. Điều đó đã đưa Diên Hồng trở thành nhà dưỡng lão vui vẻ ở Việt Nam.

hình ảnh 1 bà cụ đang ném bóng xung quay là các bạn trẻ hỗ trợ

Hoạt động dành cho NCT ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

  • Các trung tâm dưỡng lão khác 

Ngoài ra, có các trung tâm giá bình dân chất lượng tốt ở Hà Nội mà bạn có thể tham khảo như: Nhân Ái, Kaigo, Tâm Đức, Bách niên Thiên đức. 

Tham khảo bài viết: Viện dưỡng lão giá rẻ chất lượng tốt ở Hà Nội

Tham khảo thêm bài viết: trung-tam-duong-lao-dien-hong



Xem thêm

Cảm cúm do thay đổi thời tiết: Triệu chứng, biện pháp khắc phục

Cảm cúm do thay đổi thời tiết đang tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thời tiết có những thay đổi đột ngột, cơ thể không thể điều tiết, thích ứng kịp thời. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. 

1. Thay Đổi Thời Tiết Là Gì?

Thay đổi thời tiết là hiện tượng tự nhiên khi có sự biến động xảy ra trong điều kiện khí quyển. Các thay đổi này diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí. Hiện tượng này thường xảy ra theo mùa nhất là trong thời điểm giao mùa. Hoặc có thể xảy ra do điều kiện tự nhiên điển hình như: bão, áp thấp nhiệt đới,..Hiện nay ở miền Bắc đã bước vào mùa đông, tuy nhiên thời tiết lại có những những diễn biến bất thường với đợt nóng lạnh đan xiên. Nhiệt độ chênh lệch ngày đêm, độ ẩm không khí thất thường khiến cơ thể khó thích nghi. Đây là điều kiện lý tưởng để bệnh cảm cúm bùng phát và lây lan. 

2. Tại Sao Dễ Mắc Cảm Cúm Do Thay Đổi Thời Tiết 

Bệnh cảm cúm là một bệnh lý do virus cúm (influenza) gây ra. Đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và những người mắc bệnh nền có sức đề kháng kém. Cảm cúm do thay đổi thời tiết thường xảy ra từ cuối thu đến cuối đông. Lúc này thời tiết có những thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cơ thể khó thích nghi, dẫn đến suy giảm sức đề kháng. Điều này, sẽ tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập và gây bệnh.

Mặt khác, thời điểm này chất lượng không khí cũng kém. Bụi mịn, khí độc, độ ẩm cao là những yếu tố kích thích đường hô hấp và tăng nguy cơ mắc cảm cúm.

3. Con Đường Lây Truyền Bệnh Cảm Cúm 

Virus gây bệnh cảm cúm có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt trong môi trường đông người:

Bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa bị nhiễm bệnh. Con đường virus xâm nhập có thể qua mũi miệng. Khi người bị nhiễm cúm ho, hắt xì hoặc nói chuyện các giọt bắn chứa virus phát tán ra không khí. người xung quanh nếu hít phải sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây truyền khi tiếp xúc  trực tiếp hoặc qua đồ vật, cầm nắm dụng cụ, điện thoại,…

4. Triệu Chứng Cảm Cúm Do Thay Đổi Thời Tiết 

Cảm cúm do thay đổi thời tiết có triệu chứng rất rõ rệt. Các triệu chứng này thường xuất hiện từ khoảng 1- 3 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với virus cảm cúm. 

  • Sốt

Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột, thân nhiệt giao động từ 38 đến 40 độ C. Bên cạnh đó cơ thể người bệnh có thể cảm thấy ớn lạnh, dù thời tiết không quá lạnh nhưng cơ thể run rẩy. 

  • Đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi

Người bệnh sẽ có thể bị đau nhức toàn thân đặc biệt đau nhiều ở cơ bắp và các khớp. Khi mắc bệnh cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi kéo dài. Từ đó khiến người bệnh mất năng lượng, cảm thấy kiệt sức. Bên cạnh đó người bệnh sẽ thường bị đau đầu. Đặc biệt đau tập trung ở các vùng như trán, thái dương,..

  • Ho, đau họng

Khi bị cảm cúm một trong những triệu chứng điển là ho. Ban đầu người bệnh sẽ ho khan, sau đó dần dần chuyển sang ho có đờm. Kèm theo đó là biểu hiện đau rát, khó chịu, đặc biệt khi nói chuyện hoặc nuốt thức ăn. Tình trạng này nếu không được trị kịp thời rất dễ trở thành mãn tính. 

  • Sổ mũi, nghẹt mũi

Virus cúm gây ra kích thích niêm mạc mũi gây ra nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi. Điều này, khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc hô hấp. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi vào ban đêm. Đặc biệt khi niêm mạc mũi bị kích thích cũng có thể khiến người bệnh hắt xì hơi liên tục. Triệu chứng này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác do các giọt bắn chứa virus bị phát tán ra môi trường. 

  • Khó thở

Ở những trường hợp nặng hơn, cảm cúm có thể gây ra đau tức ngực dẫn đến khó thở. Đặc biệt, biểu hiện này thường xuất hiện ở những người có bệnh nền về phổi hoặc tim mạch. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng khác như: sốt kéo dài, ho ra máu,.. cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. 

5. Cách Điều Trị Cảm Cúm Do Thay Đổi Thời Tiết Tại Nhà 

Cảm cúm do thay đổi thời tiết nếu không gặp phải những triệu chứng nặng thì có thể tự điều trị tại nhà:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ

Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Cần đi ngủ đúng giờ và đủ giấc. 

  • Ăn uống đầy đủ

Bổ sung nước ẩm, trái cây để giảm triệu chứng mắt nước do sốt. Ăn uống đầy đủ các dưỡng chất để giúp tăng sức đề kháng.

hai cụ đang ngồi nấu đồ ăn

Ăn uống đầy đủ

  • Xử lý theo từng triệu chứng

Nếu bị sốt và đau nhức thì cần uống thuốc hạ sốt theo liều lượng hấp dẫn. Nghẹt mũi và sổ mũi thì có thể xông hơi, sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi. Đau họng và ho cần súc miệng bằng nước muối thường xuyên, uống siro ho. 

Mặc dù cúm có thể tự điều trị ở nhà tuy nhiên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế nếu:

  • Sốt liên tục không giảm dù sử dụng thuốc hạ sốt
  • Xuất hiện các triệu chứng nặng như: tức ngực, khó thở, môi tím tái
  • Người bệnh thuộc nhóm: người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và người có bệnh 

6. Cách Phòng Ngừa Cảm Cúm Khi Thay Đổi Thời Tiết 

Thời điểm hiện tại thời tiết đang có những thay đổi đột ngột. Vì vậy, cần có những biện pháp phòng ngừa để tránh bệnh cảm cúm. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cảm cúm khi thời tiết thay đổi:

  • Giữ ấm cơ thể

Cần mặc đủ ấm, lựa chọn trang phục phù hợp đặc biệt khi ra ngoài vào buổi tối và sáng sớm. Chú ý giữ ấm kĩ ở vùng cổ, ngực, chân. 

Ngoài ra, có thể ngâm chân để giữ ấm cơ thể. Việc ngâm chân mang lại hiệu quả giữ ấm và thư giãn rất tốt trong thời tiết lạnh. Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35 – 50 độ C. Thời gian ngâm chân kéo dài khoảng từ 15-30 phút. Tránh ngâm chân nếu có vết thương hở. 

Tại Diên Hồng, về mùa lạnh các cụ sẽ được ngâm chân thảo mộc định kỳ, thường xuyên để tăng cường lưu thông máu và giữ ấm cơ thể.

một bà cụ đang nói chuyện cùng 2 cô gái

Giữ ấm cơ thể

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Trong thời điểm khi thời tiết thay đổi cơ thể rất dễ bị suy yếu. Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mọi người đặc biệt là người cao tuổi tăng sức đề kháng. Cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây, rau xanh. Bên cạnh đó, người cao tuổi cần uống đủ nước nên uống nước ấm. Nên lưu ý ăn chín uống sôi, uống đủ nước. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi khi thời tiết thay đổi.

  • Vận động thường xuyên

Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất trong thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Mỗi ngày nên vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. 

Diên Hồng luôn đảm bảo các hoạt động thể chất dành cho người cao tuổi được diễn ra thường xuyên. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn rất đa dạng, phù hợp với sức khỏe của từng  người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ thực hiện nhưng giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, phòng tránh nhiều bệnh.

ảnh 2 cụ đang chơi ném vào đích

Vận động thường xuyên

  • Tiêm vaccine định kỳ đầy đủ

Việc tiêm vaccine định kỳ giúp giảm nguy cơ mắc cúm và tránh được các biến chứng nguy hiểm. 

  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là sau khi ra ngoài, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không chạm tay lên mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Hạn chế tụ tập ở nơi đông người. 

Thời tiết giao mùa là thời điểm vi khuẩn, virus dễ dàng sinh sôi và phát triển. Vì vậy, không gian sống của người cao tuổi cần được giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống luôn được chú trọng để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. Phòng ở của người cao tuổi luôn được dọn dẹp hàng ngày, chăn ga gối được thay mới định kỳ.  

Kết Luận 

Cảm cúm do thay đổi thời tiết là một trong những bệnh lý phổ biến trong thời điểm hiện tại khi thời tiết diễn biến bất thường. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh cảm cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt ở người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và những người có bệnh nền. Hy vọng bài viết của Diên Hồng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh cảm cúm do thay đổi thời tiết.

 

Xem thêm

Một số bệnh giao mùa thường gặp: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Bệnh giao mùa đang tăng nhanh trong thời gian gần đây do thời tiết miền Bắc có sự thay đổi đột ngột trong một thời gian ngắn. Đây là thời điểm lý tưởng cho virus, vi khuẩn, nấm mốc phát triển. 

1. Thời Tiết Giao Mùa Là Gì?

Thời tiết giao mùa là giai đoạn chuyển tiếp giữa các mùa trong một năm. Vào thời điểm này thời tiết có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí. Sự thay đổi này gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. 

Thời điểm giao mùa thường vào tháng 4, hoặc có thể muộn hơn sang tháng 5 tuỳ vào từng năm.

2. Nguyên Nhân Mắc Bệnh Giao Mùa

Bệnh giao mùa thường đến từ việc cơ thể phải làm việc quá sức để thích nghi với sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường, khí hậu. Cùng với đó hệ miễn dịch của con người cũng bị suy yếu. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây mắc bệnh giao mùa:

  • Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ ẩm

Trong thời điểm giao mùa nhiệt độ ban ngày và ban đêm thường có sự chênh lệch lớn. Điều này, dẫn đến cơ thể không kịp thích nghi từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch.  Độ ẩm không khí thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển. Từ đó, làm gia tăng các bệnh liên quan đến hô hấp, viêm da,…

  • Sự phát triển của mầm bệnh

Độ ẩm cao khiến môi trường trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Vì vậy, thời tiết giao mùa là thời điểm tạo ra môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Mặt khác, sự thay đổi của áp suất không khí làm suy giảm khả năng tự bảo vệ của đường hô hấp. Từ đó, mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. 

  • Thói quen sinh hoạt 

Trong thời điểm giao mùa nếu mọi người duy trì thói quen sinh hoạt thiếu khoa học sẽ dễ bị mắc bệnh. Một số thói quen sinh hoạt tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể như: 

Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Không rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Chế độ ăn uống không lành mạnh, chưa đảm bảo vệ sinh: sử dụng các loại thực phẩm ôi thiu, đồ ăn chưa nấu chín. Thường xuyên ăn đồ sống, uống nước chưa được đun.

Mặc đồ không phù hợp với thời tiết: Khi trời lạnh thì mặc đồ không đủ ấm hoặc mặc quá kín khi trời nóng. Điều này khiến cơ thể dễ bị cảm. 

3. Đối Tượng Dễ Mắc Bệnh Giao Mùa

Dưới đây là các đối tượng dễ bị mắc bệnh giao mùa trong thời điểm thời tiết giao mùa: 

  • Trẻ em

Trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện vì vậy nên còn non yếu. Điều này khiến cho trẻ em dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Mặt khác trẻ em nếu không có sự sát sao từ cha mẹ sẽ không có ý thức tự vệ sinh cá nhân. Và tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh từ trường lớp như đồ chơi, bạn bè,…

  • Người cao tuổi

Người cao tuổi đặc biệt là người trên 70 tuổi hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mãn tính như bệnh lý về đường hô hấp, về tim mạch. Thời điểm thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát các bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi. 

  • Phụ nữ mang thai

Trong giai đoạn mang thai nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thường sẽ có nhiều thay đổi, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đặc biệt nếu phụ nữ mắc bệnh trong 3 tháng đầu rất dễ gây ra dị tật cho thai nhi. 

4. Một Số Bệnh Giao Mùa Thường Gặp 

Thời tiết giao mùa tạo điều kiện lý tưởng cho các bệnh lý phát triển. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến hô hấp, dị ứng,…Dưới đây là một số bệnh giao mùa thường gặp:

  • Cúm mùa

Cúm mùa là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus gây nên. Chủ yếu là các chủng virus Influenza A và B. Bệnh này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa đặc biệt mùa đông xuân. Khi đó thời tiết có những thay đổi và cơ thể không đáp ứng được những thay đổi đó. So với cảm cúm thông thường hoặc cảm lạnh virus cúm mùa lây lan nhanh hơn qua đường hô hấp

Triệu chứng của cúm mùa: sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi toàn thân, ho đau họng, sổ mũi,…Đối với những người có sức đề kháng kém đặc biệt là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

  • Viêm phổi

Thời tiết hanh khô khi chuyển thu là lạnh giá vào đông là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi đặc biệt ở trẻ em và người già. 

Triệu chứng bệnh viêm phổi bao gồm: ho khan, ho khạc, đờm có màu trắng đục; hô hấp khó khăn; tim đập nhanh; có thể kèm theo sốt cao kéo dài,…Bệnh viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đe doạ tính mạng. Khi viêm phổi lan rộng, dịch phổi tích tụ tạo áp lực lên phổi. Điều này, có thể gây nên tràn dịch màng phổi. Ngoài ra có thể gây nên nhiễm trùng huyết, suy hô hấp nặng đe dọa đến tính mạng của con người. 

  • Dị ứng thời tiết

Trong thời điểm giao mùa sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm dẫn đến sự phát triển của dị nguyên như nấm mốc, sự thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch theo đó sẽ bị rối loạn. Từ đó, cơ thể sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh ra hàng loạt kháng thể để chống lại các yếu tố gây hại từ môi trường. 

Triệu chứng của dị ứng thời tiết: nổi mẩn đỏ trên về mặt da nhất là vùng chân, tay. Những nốt mẩn đỏ này sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu. Viêm mũi dị ứng: khi mắc bệnh người bệnh sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt. Tuy nhiên sự khó chịu này sẽ xuất hiện theo đợt. Mỗi đợt kéo dài khoảng 20 – 30 phút tuỳ vào mức độ dị ứng. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: khò khè, ho, khó thở. 

5. Cách Phòng Tránh Bệnh Giao Mùa

Để phòng tránh các bệnh giao mùa cần lưu ý thực hiện các biện pháp dưới đây: 

  • Giữ ấm cơ thể phòng bệnh giao mùa

Cần mặc trang phục phù hợp với thời tiết: giữ ấm cơ thể đặc biệt ở vùng cổ, ngực, chân khi trời lạnh. Khi trời nóng tránh mặc quần áo dày gây đổ mồ hôi để tránh cảm lạnh. Bên cạnh đó cần hạn chế tiếp xúc với trời lạnh một cách đột ngột. Khi thời tiết gió mùa nếu ra ngoài cần đeo khẩu trang và khăn quàng cổ.

Thường xuyên ngâm chân: Việc ngâm chân mang lại hiệu quả giữ ấm và thư giãn rất tốt trong thời tiết lạnh. Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35 – 50 độ C. Thời gian ngâm chân kéo dài khoảng từ 15-30 phút. Tránh ngâm chân nếu có vết thương hở. 

Tại Diên Hồng, về mùa lạnh các cụ sẽ được ngâm chân thảo mộc định kỳ, thường xuyên. Điều này, để tăng cường lưu thông máu và giữ ấm cơ thể. Bên cạnh đó người cao tuổi tại Diên Hồng còn được ngâm chân thảo mộc giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu và giữ ấm cơ thể.

các cụ đang ngồi bên dưới xem chương trình

Giữ ấm cơ thể phòng tránh bệnh giao mùa

  • Chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh giao mùa. Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Cần uống đủ nước và nên uống nước ấm. Hạn chế ăn đồ ăn lạnh và đồ ăn nhanh không đảm bảo vệ sinh. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi thay đổi theo mùa. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh cho người cao tuổi trong thời điểm giao mùa.

bày hàng bán trong hội chợ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Thường xuyên vận động

Việc duy trì đều đặn bài tập thể dục là cần thiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn thời tiết giao mùa, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày nên vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. 

Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất được diễn ra đều đặn mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh nhiều bệnh.

bà cụ mặc áo hồng và một chàng trai mắc áo dài vàng

Thường xuyên vận động

  • Vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày; đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với mầm bệnh, khói bụi.

Thời tiết giao mùa là thời điểm vi khuẩn, virus dễ dàng sinh sôi và phát triển. Vì vậy, không gian sống của người cao tuổi cần được giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống luôn được chú trọng để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. Phòng ở của người cao tuổi luôn được dọn dẹp hàng ngày, chăn ga gối được thay mới định kỳ. 

cụ già ngồi xe lăn tham gia hội chợ

Vệ sinh cá nhân và môi trường sống

  • Tiêm vaccine phòng bệnh 

Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo độ tuổi, đặc biệt là các loại vaccine liên quan đến bệnh theo mùa như: cúm, sởi, phế cầu khuẩn,…

Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt kéo dài cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Tránh để bệnh kéo dài vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Tham khảo thêm về những lưu ý trong thời điểm thời tiết giao mùa:  Những lưu ý cho người cao tuổi khi thời tiết giao mùaThời tiết lạnh cần chú ý gì?

Kết Luận

Thời tiết thay đổi đột ngột là thời điểm dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phổi,..Các bệnh giao mùa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết của Diên Hồng sẽ cung cấp thông tin hữu ích để bảo vệ gia đình khỏi các bệnh giao mùa. 

FAQs

  • Giao mùa là tháng mấy?

Thời điểm giao mùa thường vào tháng 4, hoặc có thể muộn hơn sang tháng 5 tuỳ vào từng năm. 

  • Thời tiết giao mùa là gì?

Là hiện tượng thời tiết xảy ra trong thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa khi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí có sự thay đổi đột ngột. 

  • Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không 

Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần. Biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng như nổi mẩn, ngứa ngáy. Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Thì bệnh chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mạn tính. Loại dị ứng này có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.



Xem thêm

Bệnh tăng huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) là một bệnh lý về tim mạch phổ biến và nguy hiểm. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay đã có khoảng 1.5 tỷ người trên thế giới mắc căn bệnh này. mỗi năm có khoảng 9.4 triệu người bị tăng huyết áp đã tử vong. Theo thống kê tại Việt Nam khoảng 12 triệu người mắc tăng huyết áp. Cứ 5 người trưởng thành có 1 người tăng huyết áp. Tại hội thảo quản lý tăng huyết áp của Hội tim mạch học Việt Nam tổ chức ngày 22/5/2024, các chuyên gia cho biết tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Do bệnh này có diễn biến âm thầm, thường không có biểu hiện cảnh báo trước. 

1. Bệnh Tăng Huyết Áp Là Gì? 

Cao huyết áp hay tăng huyết áp (hypertension) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim,…

Huyết áp gồm có 2 con số. Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (hay gọi là huyết áp tối đa) là áp lực khi tim co lại. Số thấp hơn gọi là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là áp lực khi tim nghỉ. Vậy như thế nào là huyết áp tăng cao? Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80 mmHg là tăng huyết áp). Huyết áp bình thường là nhỏ hơn 140/90mmHg. 

2. Nguyên Nhân Bệnh Huyết Áp Cao

Tăng huyết áp được chia thành 2 thể: tăng huyết áp vô căn (tăng huyết áp tiên phát) và tăng huyết áp có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát). Trong đó tăng huyết áp vô căn là thể tăng huyết áp thường gặp và theo thống kê chiếm tới 90%. 

Nguyên nhân chính xác của thể tăng huyết áp vô căn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có thể do một số yếu tố như: di truyền, lối sống, chế độ ăn uống, thói quen vận động, stress,…. Tăng huyết áp thứ phát là loại ít gặp hơn. Nhưng nguyên nhân rõ ràng, có thể liên quan đến các bệnh lý như các bệnh lý về tim mạch (hở van động mạch chủ, eo hẹp động mạch chủ,…). Các bệnh lý về thận,  rối loạn nội tiết hoặc do sử dụng thuốc gây ra các tác dụng phụ. 

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình tiền sử có người mắc bệnh cao huyết áp thì nguy cơ cao người đó cũng mắc bệnh. 
  • Lối sống: Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn mặn, ăn nhiều đạm; lối sống ít vận động. Thường xuyên sử dụng rượu bia và hút thuốc lá. 
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi dễ mắc bệnh tăng huyết áp. Theo thống kê, gần ¾ người có độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Theo Viện tim, phổi và máu quốc gia, một người có huyết áp khỏe mạnh ở độ tuổi 50 có tới 90% nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp trong thời gian còn lại của cuộc đời. 

3. Triệu Chứng Bệnh Tăng Huyết Áp

Bệnh tăng huyết áp ở giai đoạn đầu thường không có những triệu chứng rõ rệt. Khi mắc bệnh trong thời gian kéo dài, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Thị lực suy giảm gây ra hoa mắt, mờ mắt
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó thở khi hoạt động
  • Đau tức vùng ngực 

Người bệnh cần đến bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng trên để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

4. Biến Chứng Cao Huyết Áp

Bệnh tăng huyết áp nếu để kéo dài không điều trị hoặc điều trị không kiểm soát được có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Đột quỵ: Huyết áp tăng cao có thể gây ra vỡ mạch máu trong não
  • Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim,…
  • Mù loà: Huyết áp tăng cao làm tổn thương các mạch máu trong mắt có thể dẫn đến mất thị lực

5. Cách Trị Tăng Huyết Áp 

Để điều trị bệnh tăng huyết áp đạt hiệu quả người bệnh cần thay đổi lối sống kết hợp với dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số cách kiểm soát huyết áp hiệu quả:

Duy trì lối sống lành mạnh 

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh…. Cần lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa nhiều muối. Không hút thuốc và hạn chế sử dụng rượu bia. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe từng người. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và phòng tránh nhiều bệnh.

ảnh các cụ đang ngồi thành 1 hàng ngang

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

  • Vận động thường xuyên

Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất là rất cần thiết. Tuy nhiên, mọi người đặc biệt là người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày chỉ cần vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. Việc tập thể dục thường xuyên còn giúp kiểm soát cân nặng. Duy trì cân nặng lý tưởng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. 

Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người già các hoạt động thể chất được diễn ra hàng ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn khá đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ để thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh nhiều bệnh.

ảnh 2 cụ đang chơi ném vào đích

Vận động thường xuyên

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái

Không làm việc quá sức để tránh căng thẳng từ áp lực công việc. Ngoài ra, có thể giảm căng thẳng bằng cách thực hiện các bài tập thư giãn, thiền, yoga,…

Hai cụ bà đang vỗ tay và cùng nhìn về một hướng

Luôn giữ tinh thần thoải mái

Sử dụng thuốc

Nếu việc thay đổi lối sống lành mạnh không đủ để kiểm soát huyết áp thì cần dùng đến thuốc. Lưu ý cần đến bác sĩ thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp. Không được tự ý ngưng thuốc và cần đến bác sĩ tái khám định kỳ. 

6. Những Lưu Ý Cho Người Mắc Bệnh Tăng Huyết Áp

Những người mắc bệnh tăng huyết áp bên cạnh việc cần phải duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên. Việc kiểm tra huyết áp định kỳ giúp người bệnh sớm phát hiện những biến động để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, tăng huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào như đau ngực, khó thở thì cần đến bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và điều trị.  

Tham khảo thêm những lưu ý cho người cao tuổi khi mắc bệnh tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi và những lưu ý

  • Kết Luận

Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Cần duy trì một lối sống lành mạnh, theo dõi huyết áp thường xuyên. Đặc biệt phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để phòng và kiểm soát bệnh. Hi vọng rằng bài viết của Diên Hồng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp cho bản thân và gia đình! 

FAQs

1. Huyết áp cao là từ bao nhiêu?

Huyết áp gồm có 2 con số. Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (hay gọi là huyết áp tối đa) là áp lực khi tim co lại. Số thấp hơn gọi là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là áp lực khi tim nghỉ. Vậy như thế nào là huyết áp tăng cao?Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80 mmHg là tăng huyết áp).

2.  Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

 Huyết áp bình thường là nhỏ hơn 140/90mmHg. 

3. Bệnh tăng huyết áp nên ăn uống gì?

Bệnh tăng huyết áp nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau củ quả. 

4. Bệnh tăng huyết áp không nên ăn gì?

Bệnh tăng huyết áp cần hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều muối, hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hoà như thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh,…

 

Xem thêm

Viêm phổi ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Viêm phổi ở người già là một bệnh lý phổ biến. Theo thống kê, tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở người cao tuổi đứng thứ 2 sau bệnh tăng huyết áp. Bệnh lý này có tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và người già trên 75 tuổi. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. 

1. Bệnh Viêm Phổi Là Gì?

Viêm phổi là một bệnh hô hấp xảy ra do nhiễm trùng phổi gây ra. Đây là tình trạng các nhu mô phổi bị nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm, làm đầy không gian bên trong các phế nang với dịch và mủ. 

Viêm phổi ở người già là bệnh viêm phổi thường xảy ra ở đối tượng trên 70 tuổi. 

2. Triệu Chứng Viêm Phổi Ở Người Già 

Triệu chứng của viêm phổi có thể khác nhau tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, độ tuổi. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

  • Sốt: Khi bị bệnh nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao. 
  • Ho: Ho khan hoặc ho có đờm (đờm màu xanh hoặc màu vàng)
  • Khó thở: Cảm giác khó thể và có những lúc thở dốc
  • Cảm thấy mệt mỏi: Cơ thể ở trong tình trạng mệt mỏi kéo dài
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều: có lúc đập nhanh, có lúc đập chậm
  • Tức ngực: Cảm giác tức ngực có thể cảm nhận rõ ràng khi hít vào hoặc 

Dấu hiệu của viêm phổi ở người cao tuổi khác so với người trẻ. Đối với những người cao tuổi sức yếu, lú lẫn, ít vận động thì biểu hiện có thể không bao gồm sốt. Triệu chứng điển hình bệnh viêm phổi ở người cao tuổi là khó thở, thở nhanh, thở rít. Bên cạnh đó ho cũng là triệu chứng hay gặp nhất khi mắc bệnh viêm phổi. Đặc biệt ở những người cao tuổi có bệnh mãn tính về đường hô hấp. Ngoài ra một số triệu chứng khác phổ biến  ở người cao tuổi như: tức ngực, khó thở nhẹ. 

3. Nguyên Nhân Viêm Phổi Ở Người Già

Viêm phổi ở người già có nhiều nguyên  khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân chính:

  • Các loại vi sinh vật gây viêm phổi ở người già

Nguyên nhân chính gây ra viêm phổi ở người già do các vi sinh vật: vi khuẩn, virus, nấm. Trong đó vi khuẩn, virus thường có sẵn ở mũi, họng. Chúng lợi dụng khi cơ thể suy yếu do nhiễm lạnh, sức đề kháng giảm để tấn công vào đường hô hấp và gây nên bệnh. Vi khuẩn phế cầu và một số virus đường hô hấp, vi nấm là một số vi sinh vật gây bệnh điển hình. 

  • Khói bụi

Khói thuốc lá, thuốc lào nếu hít phải trong một thời gian dài có thể làm tổn thương phổi và tăng nguy cơ mắc viêm phổi. Đặc biệt khói thuốc lá gây hại cho chức năng phổi và làm giảm  năng miễn dịch.

  • Lối sống 

Lối sống ít vận động, ăn uống không điều độ cũng là một trong những tác nhân gây viêm phổi. Khi người cao tuổi ít vận động, ăn uống không điều độ có thể làm suy giảm sức đề kháng gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. 

  • Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên, một số yếu tố nguy cơ khiến người cao tuổi dễ khởi phát bệnh viêm phổi như:

Hệ miễn dịch suy giảm do vấn đề tuổi tác

Mắc các bệnh nền

Thường xuyên lưu trú tại bệnh viện 

Mắc phải chứng khó 

4. Cách Phòng Ngừa Viêm Phổi Ở Người Già

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi ở người cao tuổi:

  • Tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin: Vacxin phế cầu, Vacxin cúm (cần tiêm hàng năm), vacxin HPV. 

  • Vệ sinh cá nhân

Sử dụng xà phòng, nước rửa tay để rửa sạch tay. Cần rửa tay sau khi đi ra ngoài, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

Khi đi ra ngoài đến những nơi đông người hoặc có dịch cúm cần đeo khẩu trang.

các cụ đeo khẩu trang đang ngồi tham gia hoạt động

Vệ sinh cá nhân để phòng ngừa bệnh viêm phổi

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi sức đề kháng, phòng tránh sự xâm nhập vi khuẩn, virus. Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh…. Người cao tuổi cần uống đủ nước nên uống nước ấm. Cần lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe từng người. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và phòng tránh nhiều bệnh. 

gian hàng và những người cao tuổi đang bán hàng

Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

  • Vận động thường xuyên

Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất là rất cần thiết. Tuy nhiên, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày chỉ cần vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. 

Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất được diễn ra đều đặn hàng ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn khá đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ để thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh nhiều bệnh.

hai ông bà đang cầm đuốc

Vận động thường xuyên ngăn ngừa bệnh viêm phổi

  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống

Thời tiết lạnh là thời điểm vi khuẩn, virus dễ dàng sinh sôi và phát triển. Vì vậy, không gian sống của người cao tuổi cần được giữ gìn sạch sẽ. Cần thường xuyên được dọn dẹp, vệ sinh. 

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống luôn được chú trọng để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. Phòng ở của người cao tuổi luôn được dọn dẹp hàng ngày, chăn ga gối được thay mới thường xuyên.. 

  • Tránh các yếu tố nguy cơ

Không hút thuốc là và tiếp xúc với khói thuốc lá. Tránh tiếp xúc với khói bụi và chất ô nhiễm trong không khí. 

  • Quản lý tốt bệnh nền

Điều trị các bệnh mãn tính theo đúng phác đồ điều trị. Cần đến bác sĩ kiểm tra định kỳ để điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe. 

5. Kết Luận 

Viêm phổi ở người già là một tình trạng bệnh lý phổ biến. Phát hiện sớm bệnh viêm phổi ở người già sẽ giúp hạn chế biến chứng, tăng khả năng phục hồi. Bằng cách thực hiện các biện pháp này, người cao tuổi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, bảo vệ sức khoẻ. 

FAQs

1. Viêm phổi ở người già có lây không?

Viêm phổi là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có nguy cơ lây lan cao. Hai con đường lây truyền bệnh: trực tiếp (hít phải virus, vi khuẩn gây viêm phổi khi tiếp xúc với người bệnh); gián tiếp (tiếp xúc chung đồ dùng của người bệnh) 

2. Viêm phổi ở người già có nguy hiểm không? 

Viêm phổi ở người già là tình trạng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời có  thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.



Xem thêm

Thời tiết lạnh cần chú ý gì? 

Thời tiết lạnh đang tràn về mang theo những thách thức đối với sức khỏe mọi người. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ các bệnh. Hiểu rõ về những nguy cơ, các bệnh và cách phòng tránh bệnh trong thời điểm này là rất quan trọng. Cùng Diên Hồng tìm hiểu những điều cần chú ý khi thời tiết lạnh để bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng ngừa các bệnh hiệu quả.  

1. Tình Hình Thời Tiết Không Khí Lạnh Miền Bắc

Miền Bắc đang bước vào giai đoạn thời tiết lạnh với những đợt không khí lạnh tràn về. Theo dự báo, trong thời gian tới miền Bắc sẽ đón nhận không khí lạnh tăng cười dồn dập. Thời tiết lạnh kèm theo hiện tượng mưa phùn, sương mù  nên nhiệt độ sẽ giảm sâu nhất vào sáng sớm và ban đêm. Nhiệt độ sẽ giảm sâu nhất vào sáng sớm hoặc ban đêm. 

hình ảnh 21 người phụ nữ đang dắt tay ông cụ trong thời tiết lạnh

Tình hình thời tiết không khí lạnh

2. Những Người Có nguy Cơ Cao Dễ Tổn Thương Khi Thời Tiết Lạnh

Thời tiết thay đổi, một số nhóm người có nguy cơ cao dễ bị tổn thương:

  • Người già: Người cao tuổi có khả năng miễn dịch và tính chịu đựng của cơ thể kém. Vì vậy, vào mùa đông dễ mắc các bệnh như: cảm cúm, dị ứng, đau nhức xương khớp…
  • Trẻ em: Trẻ em rất nhạy cảm với những thay đổi của nhiệt độ nên vào mùa lạnh dễ bị cảm lạnh cảm cúm.
  • Người mắc các bệnh mãn tính: Mùa lạnh, người mắc các bệnh về tim mạch sẽ chuyển biến xấu hơn, dẫn đến nguy cơ suy tim, đột quỵ…tăng 15% so với các mùa khác. Vào mùa lạnh, huyết áp thường cao hơn mùa hè khoảng 5mmHg, nếu duy trì liên tục mức tăng này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. 

3. Những Bệnh Thường Gặp Khi Thời Tiết Lạnh

Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh: 

Bệnh liên quan đến hô hấp 

Thời tiết chuyển lạnh kéo theo nhiệt độ hạ thấp và nồm ẩm. Đây là điều kiện lý tưởng cho các loại virus, vi khuẩn gây ra bệnh hô hấp phát triển nhanh. Do đó, vào mùa đông các bệnh hô hấp có xu hướng bùng phát, có thể thành dịch bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. 

Các bệnh về hô hấp phổ biến: cảm cúm, viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản…Đây là những bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp viêm phổi nặng nếu không được điều trị kịp thời thì biến chứng hô hấp sẽ rất nhanh và có nguy cơ tử vong. 

Dị ứng thời tiết lạnh

Dị ứng thời tiết lạnh thường xảy ra khi nhiệt độ không khi thấp khoảng dưới 20 độ C. Khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh da sẽ có phản ứng bằng cách ngứa ngáy, khó chịu và nổi mẩn đỏ. Những nốt/mảng mẩn đỏ thường xuất hiện ở các vùng da hở như mặt, tay, cổ. Hãy theo dõi tình trạng bệnh, nếu kéo dài hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. 

Đột quỵ

Theo thống kê cho thấy trung bình bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh các năm tăng từ 15-30%, nhiều hơn so với các mùa khác. Trời lạnh khiến cho các mạch máu co lại, gây ra tăng huyết áp, sức cản ngoại vi tăng cao nên dễ gây đứt, vỡ mạch máu não.

Đau nhức xương khớp 

Vào mùa lạnh hiện tượng đau nhức xương khớp kèm theo tấy đỏ, cứng khớp vào sáng hoặc đêm trở nên phổ biến hơn. Nhiệt độ thấp và độ ẩm cao khi thời tiết chuyển lạnh khiến các gân cơ bị co rút, dịch khớp đông. Nếu không chăm chỉ vận động máu sẽ lưu thông kém khiến sụn và màng hoạt dịch khớp bị tổn thương. Người cao tuổi mắc các bệnh lý xương khớp mã tính cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp khi trời lạnh vào mùa đông. 

4. Những Điều Cần Chú Ý Khi Thời Tiết Lạnh

Dưới đây là một số điều cần chú ý khi thời tiết lạnh: 

Những điều nên làm khi thời tiết chuyển lạnh

  • Giữ ấm cơ thể:

Lựa chọn trang phục đủ dày, ấm để giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt chú ý giữ ấm cho các vùng cổ bàn tay, chân và bụng.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh:

Trong thời điểm này cơ thể rất dễ bị suy yếu. Việc có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng. Cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây, rau xanh. Người cao tuổi cần uống đủ nước nên uống nước ấm. Nên lưu ý ăn chín uống sôi.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi theo mùa. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi khi thời tiết lạnh.

hình ảnh 1 cụ ngồi xe lăn được bón cho ăn

Những điều nên làm khi thời tiết lạnh

  • Thường xuyên vận động:

Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất trong thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Mỗi ngày nên vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. 

Diên Hồng luôn đảm bảo các hoạt động thể chất dành cho người cao tuổi được diễn ra hàng ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh các bệnh.

bà cụ mặc áo hồng và một chàng trai mắc áo dài vàng

Thường xuyên vận động

  • Bảo vệ da:

Thời tiết lạnh có thể khiến da bị khô gây nên hiện tượng nứt nẻ. Hãy sử dụng các loại kem dưỡng da để bảo vệ làn da. Ngoài ra cần uống đủ nước để duy trì độ ẩm từ bên trong. 

  • Ngâm chân: 

Việc ngâm chân mang lại hiệu quả giữ ấm và thư giãn rất tốt trong thời tiết lạnh. Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35 – 50 độ C. Thời gian ngâm chân kéo dài khoảng từ 15-30 phút. Tránh ngâm chân nếu có vết thương hở. 

Tại Diên Hồng, về mùa lạnh các cụ sẽ được ngâm chân thảo mộc định kỳ, thường xuyên để tăng cường lưu thông máu và giữ ấm cơ thể. 

 

Những điều cần hạn chế khi thời tiết lạnh

  • Không ra ngoài khi không cần thiết: Vào những ngày này nên hạn chế ra ngoài. Vì khi ra ngoài sẽ tiếp xúc với không khí lạnh.  Khi tiếp xúc lâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, cảm….
  • Tắm nước lạnh: Khi tắm nước lạnh cơ thể có thể bị lạnh bất ngờ. Điều này,  gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như hôn mê, thậm chí đột quỵ. Vào mùa lạnh hãy lưu ý rằng tắm nước nóng và tắm nhanh, không được tắm khuya. 
  • Ăn uống đồ lạnh: Việc ăn uống đồ lạnh có thể gây ra các bệnh liên quan đến hộ hấp và tiêu hoá. 

5. Kết Luận

Thời tiết lạnh có thể gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. Hy vọng bài viết của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng sẽ giúp mọi người có cách bảo vệ bản thân và gia đình khi mùa lạnh đang đến gần. 



Xem thêm

Bệnh tiểu đường: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh và đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan tâm (Theo Báo cáo Bệnh nội tiết Trung ương).  Tại Việt Nam, theo Điều tra quốc gia năm 2020 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương ở người từ 30-69 tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường là 7,3% và tỉ lệ tiền đái tháo đường là 17.8%. Bệnh đái tháo đường thường gặp ở người trưởng thành đặc biệt ở người cao tuổi. 

1. Bệnh Tiểu Đường Là Gì?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một trong số những bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hoá không đồng nhất với đặc điểm lượng đường huyết trong cơ thể tăng. Tiểu đường xảy ra khi nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. 

2. Các Loại Đái Tháo Đường

Dựa vào cơ chế bệnh sinh, đặc điểm của bệnh chia ra các loại đái tháo đường:

Tiểu đường typ1

Đây là dạng tiểu đường mà cơ thể không thể tự sản xuất ra insulin. Nếu bạn bị tiểu đường typ1 bạn sẽ bắt buộc phải dùng insulin nhân tạo suốt quãng đời còn lại. 

Tiểu đường typ2

Tiểu đường typ 2 là cơ thể vẫn tạo ra được insulin, tuy nhiên các tế bào đề kháng insulin. Điều này có nghĩa là các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin. Thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh là nguyên nhân mắc loại tiểu đường này. 

Tiểu đường thai kỳ 

Đây là loại tiểu đường thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Do thời điểm mang thai là giai đoạn cơ thể ít nhạy cảm với insulin hơn. Loại tiểu đường này có thể hết sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ từng mắc tiểu đường thai kỳ trong tương lai sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường typ 2.

3. Dấu Hiệu Bệnh Tiểu Đường

Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường là gì? Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người là khác nhau. Điều này tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng. Một số triệu chứng phổ biến:

  • Giảm sút cân

Những người mắc bệnh tiểu đường dù ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn sụt giảm đáng kể mà không rõ nguyên nhân. Điều này có thể đến từ nguyên nhân cơ thể không thể sử dụng glucozo để tạo năng lượng. 

  • Thường xuyên có cảm giác đói và khát

Người bệnh có thể cảm thấy đói liên tục ngay cả khi vừa mới ăn. Điều này đến từ nguyên nhân là những tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucozo. Nhưng cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc các tế bào kháng lại insulin thì cơ thể không thể sử dụng glucozo. 

  • Thường xuyên đi tiểu

Do lượng đường trong máu của những người tiểu đường cao hơn người bình thường nên tần suất đi tiểu sẽ tăng lên đặc biệt là vào ban đêm.

  • Thị lực suy giảm

Thị lực của người mắc tiểu đường sẽ suy giảm. Nhìn mở hoặc khó nhìn do sự thay đổi trong mức đường huyết. Làm ảnh hưởng đến độ ẩm của mắt. 

  • Cơ thể mệt mỏi

Cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng. Điều này đến từ nguyên nhân là khi cơ thể không thể sử dụng glucozo một cách hiệu quả để tạo năng lượng.

4. Nguyên Nhân Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào từng loại bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân:

Tiểu đường typ 1

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình tiền sử có người từng mắc bệnh thì có nguy cơ bị mắc bệnh. 
  • Môi trường: các yếu tố môi trường như virus sẽ có thể kích thích phản ứng tự miễn dịch của cơ thể. 
  • Phản ứng miễn dịch của cơ thể: Một số trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công các tế bào sản xuất insulin gây ra sự giảm sút insulin trong cơ thể. Khi lượng insulin thấp khiến glucozo không được sử dụng một cách hiệu quả mà tiếp tục ở trong máu. 

Tiểu đường typ 2

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người tiền sử mắc tiểu đường typ 2 thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Thừa cân: Khi lượng mỡ thừa tích lũy đặc biệt ở vùng bụng sẽ làm giảm khả năng sử dụng insulin của cơ thể dẫn đến tiểu đường typ 2.
  • Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo bão hoà có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Bên cạnh đó lối sống ít vận động cũng là một nguyên nhân của bệnh đái tháo đường typ 2. 
  • Tuổi tác: Theo báo cáo thống kê người trên 45 tuổi có khả năng mắc bệnh tiểu đường typ 2 cao hơn. 
  • Căng thẳng: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết trong cơ thể.

    hình ảnh cụ ông đang ngổi trên xe lăn

    Tuổi tác là một trong số những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ

  • Yếu tố di truyền: Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
  • Hormone thai kỳ: Thời kỳ mang thai nhau thai sản xuất ra một loại hormone có thể gây ra kháng insulin. Khi đó nếu tuyến tụy không thể sản xuất ra đủ insulin để bù vào lượng insulin bị kháng lại thì có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. 
  • Tiền sử đã từng mắc bệnh
  • Thừa cân: Nếu phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 
  • Tuổi tác: Phụ nữ có thai trên 40 tuổi dễ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. 

5. Cách Phòng Tránh Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường không thể phòng tránh, ngăn ngừa trong mọi trường hợp. Đối với bệnh tiểu đường typ 1 thì không thể sử dụng các biện pháp ngăn ngừa. Bệnh đái tháo đường typ 2 có thể phòng tránh được. Các biện pháp phòng tránh như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt.

Kiểm soát cân nặng 

Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp để giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 2. Hãy theo dõi chỉ số cơ thể (BMI) để tính được cân cân nặng phù hợp với mình. 

Vận động thường xuyên

Thường xuyên tập thể dục đặc biệt ở người cao tuổi giúp cải thiện độ nhạy insulin, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và tăng cường chuyển hóa. Để đạt được hiệu quả tốt nhất nên tập thể dục hàng ngày mỗi ngày khoảng 30 phút và kết hợp nhiều bài tập.

Diên Hồng luôn đảm bảo các hoạt động thể chất dành cho các cụ được diễn ra mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn đa dạng với tiêu chỉ hàng đầu là phù hợp với sức khoẻ của từng người. Dù là các bài tập, động tác đơn giản nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh được nhiều bệnh. 

Dưới hàng cây xanh, các cụ già mặc áo cờ đỏ sao vàng đang đi theo hướng dẫn của một chàng trai cũng mặc áo cờ đỏ sao vàng

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường nhóm chất xơ và vitamin bằng việc ăn nhiều trái cây và rau củ. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường để kiểm soát đường huyết. Sử dụng chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ, hạt….

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng được thiết kế phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Và vẫn đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nếu tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường huyết định kỳ để có phát hiện sớm. Bên cạnh đó nên kiểm tra đầy đủ các yếu tố nguy cơ bao gồm: cholesterol, huyết áp, mức đường huyết để phát hiện các yếu tố nguy cơ và có biện pháp kịp thời. 

đội ngũ nhân viên y tế của diên hồng

Kiểm tra sức khoẻ định kì phòng tránh bệnh tiểu đường

6. Kết Luận 

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh lý mãn tính phổ biến hiện nay. Nhưng đây là bệnh có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm và kịp thời. Hy vọng bài viết của Diên Hồng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh này. Từ đó, có điều chỉnh trong lối sống, chế độ ăn uống để phòng tránh bệnh. 

FAQs

  1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường), là một trong số những bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hoá không đồng nhất. Mang đặc điểm lượng đường huyết trong cơ thể tăng. Tiểu đường xảy ra khi nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. 

  1. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết sẽ gây biến chứng nguy hiểm như: suy thận, suy tim,…



Xem thêm

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Nguyên nhân, biện pháp khắc phục

Đau đầu do thay đổi thời tiết là tình trạng phổ biến ở thời điểm hiện tại khi thời tiết có những thay đổi bất thường. Cùng Diên Hồng tìm hiểu về nguyên nhân, biện pháp khắc phục của tình trạng này nhé.

1. Thay Đổi Thời Tiết Là Gì?

Thay đổi thời tiết là hiện tượng tự nhiên xảy ra khi có sự biến động trong điều kiện khí quyển. Những thay đổi này bao gồm: nhiệt độ, áp suất không khí, gió, lượng mưa trong thời gian nhất định. Hiện tượng này thường xảy ra theo mùa nhất là trong thời điểm giao mùa. Hoặc xảy ra do các điều kiện tự nhiên như: bão, áp thấp nhiệt đới,…

2. Nguyên Nhân Đau Đầu Do Thay Đổi Thời Tiết

Vì sao thay đổi thời tiết lại đau đầu? Dưới đây là một số nguyên nhân của tình trạng đau đầu do thay đổi thời tiết:

Áp suất khí quyển thay đổi

Chứng bệnh này thường xuất hiện khi có sự thay đổi của áp suất khí quyển. Khi áp suất bên ngoài giảm sẽ tạo nên những khác biệt giữa áp suất không khí ở bên trong xoang và bên ngoài. Theo một nghiên cứu ở Nhật Bản: khi khảo sát 28 người có tiểu sử đau nửa đầu trong vòng 1 năm. Họ cho biết: tần suất đau nửa đầu của họ tăng lên vào những ngày có áp suất khí quyển thấp hơn 5 hPa so với hôm trước. 

Độ ẩm

Khi độ ẩm không khí thay đổi thì sẽ kéo theo việc tiết mồ hôi, uống nước cũng thay đổi theo. Từ đó, dẫn đến những thay đổi về nồng độ các chất điện giải, thay đổi lưu thông máu trong cơ thế. 

Nhiệt độ 

Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột sẽ gây ra tình trạng rối loạn co thắt mạch máu. Qua đó, dẫn đến thay đổi lưu thông máu trong cơ thể. Điều này khiến lượng máu lưu thông lên não thay đổi làm co thắt mạch máu trong não gây đau đầu. 

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể với các yếu tố môi trường đang có sự thay đổi. Khi thời tiết thay đổi đặc biệt trong thời điểm giao mùa phấn hoa tăng cao, nấm mốc phát triển, bụi bẩn có thể là những tác nhân gây nên hiện tượng dị ứng thời tiết. Dị ứng thời tiết cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu. 

Căng thẳng, mệt mỏi

Thời tiết thay đổi xấu đi có thể khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, buồn chán. Từ đó, gây ra sự căng thẳng dẫn đến đau đầu.

3. Biểu Hiện Đau Đầu Do Thay Đổi Thời Tiết

Một số biểu hiện đau đầu do thay đổi thời tiết: đau nửa đầu hoặc đau đầu dữ dội . Các triệu chứng phổ biến khác đi kèm: chóng mặt, mệt mỏi, không tập trung, buồn nôn, tê bì mặt…

4. Cách Chữa Đau Đầu Khi Thay Đổi Thời Tiết 

Đau đầu do thay đổi thời tiết thì phải làm như thế nào? Dưới đây là một số cách khắc phục chứng bệnh này đặc biệt ở người cao tuổi:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể là một trong số những biện pháp làm thuyên giảm tình trạng đau đầu. Cần đảm bảo bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo, chất đạm để nâng cao sức đề kháng hạn chế các bệnh do thay đổi thời tiết. Người cao tuổi phải uống đủ nước và  nên uống nước ấm.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng được thiết kế linh hoạt trước các thay đổi của thời tiết. Và vẫn đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi nhất là khi thời tiết thay đổi. 

Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao

Tích cực vận động cơ thể là một trong số những biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tình trạng này. Việc vận động cơ thể đặc biệt là ở người cao tuổi sẽ giúp gia tăng tuần hoàn máu. Tuy nhiên, người cao tuổi cần có những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ. 

Diên Hồng luôn đảm bảo các hoạt động thể chất dành cho các cụ được diễn ra mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn đa dạng với tiêu chỉ hàng đầu là phù hợp với sức khoẻ của từng người. Dù là các bài tập, động tác đơn giản nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh được nhiều bệnh. 

Một nữ nhân viên của Diên Hồng đang dìu cụ bà đi chậm.

Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao

Thường xuyên theo dõi thời tiết

Cần thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để nắm bắt được sự thay đổi thời tiết. Từ đó, chủ động có những biện pháp phòng tránh như mặc áo ấm hoặc hạn chế ra đường….

Ngủ đủ giấc, đúng giờ 

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng. Việc ngủ đủ giấc, đúng giờ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng đau đầu. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu như tình trạng đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng, cần đến thăm khám để xác định nguyên nhân và có phác đồ phù hợp. Tránh để tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 

hình ảnh nhân viên của Viện dưỡng lão Diên Hồng đang đứng cùng nhau dơ tay thể hiện sự quyết tâm giúp các cụ không đau đầu khi thay đổi thời tiết

Tham khảo ý kiến bác sĩ để khắc phục đau đầu do thay đổi thời tiết

5. Kết Luận

Đau đầu do thay đổi thời tiết gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống. Hi vọng rằng với những biện pháp trên có thể giúp người cao tuổi giảm thiểu tình trạng này, có một sức khỏe tốt.  

FAQs

  1. Đau đầu do thời tiết thay đổi có nguy hiểm không?

Nếu không có cách phòng ngừa, điều trị đúng, kịp thời sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn gây ra những hậu quả khó lượng. Thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ) đe dọa đến tính mạng.

  1. Vì sao dễ đau đầu khi thay đổi thời tiết? 

Một số nguyên nhân như: sự thay đổi đột ngột của áp suất khí quyển, nhiệt độ, độ ẩm. 

  1. Đau đầu do thay đổi thời tiết nên uống thuốc gì?

Việc điều trị đau đầu mỗi khi thời tiết thất thường ở mỗi người là khác nhau. Phương pháp điều trị sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu. Một số trường hợp có thể khắc phục qua việc sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) như Acetaminophen….Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi cơn đau đầu kéo dài lâu thì nên đến bác sĩ thăm khám để có được phác đồ điều trị phù hợp. 





Xem thêm

Bệnh đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh đột quỵ

Bệnh đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tàn tật. Đây là một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới mỗi năm có khoảng 6.5 triệu người tử vong do đột quỵ. Trong đó hơn 70% trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trên 65 tuổi.

1. Bệnh Đột Quỵ Là Gì?

Bệnh đột quỵ trong tiếng anh gọi là stroke hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là bệnh xảy ra đột ngột khi máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, suy giảm. Trong trường hợp này, oxy trong não bị thiếu, các tế bào trong não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Lúc đó, người bị đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao. Bệnh đột quỵ được đánh giá là một trong những bệnh lý về thần kinh nguy hiểm, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. 

2. Nguyên Nhân Bệnh Đột Quỵ

Vì sao bị đột quỵ? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về căn bệnh này. Bệnh đột quỵ có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây: 

Mắc các bệnh lý về tim mạch

Một số bệnh lý về tim mạch có thể dẫn đến đột quỵ như:

  • Rối loạn nhịp tim (rung nhĩ) đây là tình trạng nhịp tim không đều. Điều này, có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông. Sau đó, các cục máu đông này khi di chuyển đến não sẽ có khả năng cao gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến bệnh đột quỵ. 
  • Bệnh hở van tim: khi van tim không đóng kín hoàn toàn, máu có thể lưu thông không đều. Các cục máu đông sẽ được hình thành. Khi đó, các cục máu đông di chuyển đến não, có thể làm nghẽn mạch máu, gây tình trạng thiếu máu não. 

Mắc bệnh tăng huyết áp

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu mà người già mắc bệnh đột quỵ. Bệnh cao huyết áp có thể làm gián đoạn đột ngột quá trình máu lưu thông lên não. Từ đó, có thể dẫn đến đột quỵ. 

Di truyền bệnh đột quỵ 

Đột quỵ nói chung hay đột quỵ ở người già nói riêng có thể đến từ nguyên nhân là yếu tố di truyền. Khi tiểu sử gia đình đã từng có người bị đột quỵ hoặc bệnh tim… thì người đó cũng có thể bị đột quỵ.

Sử dụng các chất kích thích

Nếu hút thuốc lá nhiều hoặc ở môi trường phải hít nhiều khói thuốc lá thì có thể làm tổn thương mạch máu và gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, có thể gây đột quỵ. Ngoài ra việc lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều bia rượu, sử dụng chất cấm…cũng là nguyên nhân gây đột quỵ. Việc sử dụng các chất kích thích có khả năng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim đột ngột từ đó có thể gây ra bệnh đột quỵ. 

Tuổi tác

Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ có thể tăng theo độ tuổi. Theo thống kê hơn 70% trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trên 65 tuổi.

nhân viên Diên Hồng và các cụ

Tuổi tác là nguyên nhân gây bệnh đột quỵ

3. Các Triệu Chứng Đột Quỵ

Nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ bị đột quỵ đặc biệt ở người già giúp ích rất nhiều trong việc kịp thời cấp cứu, điều trị. Dưới đây là một số cách nhận biết đột quỵ: 

  • Khuôn mặt: Khuôn mặt không cân xứng, một bên mặt có thể bị xệ xuống, nụ cười méo mó. 
  • Đau đầu: Nếu cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và không rõ nguyên nhân thì có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ
  • Lời nói: Nói lắp bắp, phát âm khó khăn, lẫn lộn từ ngữ.
  • Mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi, da nhợt nhạt, thiếu năng lượng, hay buồn ngủ.
  • Khó giữ thăng bằng: Chóng mặt, đi đứng không vững.
  • Thị giác rối loạn: mắt mờ hoặc có điểm mù.

4. Cách Phòng Tránh Đột Quỵ

Đột quỵ có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, việc chủ động có những biện pháp phòng tránh đột là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng tránh đột quỵ:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Để có thể phòng tránh đột quỵ cần có một chế độ dinh dưỡng khoá học, hợp lý. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo bão hoà, có lượng cholesterol cao. Bổ sung nhiều rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt. Uống đủ nước, không uống các loại đồ uống có chất tạo ngọt và cồn.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi luôn là vấn đề mà Diên Hồng quan tâm hàng đầu. Để có thể mang lại cho người cao tuổi những bữa ăn chất lượng nhất, các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi khi thiết kế thực đơn luôn đảm bảo các yếu tố sau. Đầu tiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn Vietgap. Thứ 2, bữa ăn phải đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để cung cấp nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Cuối cùng là phù hợp với khẩu vị cũng như tình trạng sức khoẻ của mỗi người cao tuổi.

Chế độ sinh hoạt hợp lý 

Hạn chế tắm đêm, hoặc tắm nước lạnh lúc tối muộn. Vì điều này khiến nhiệt độ trong cơ thể bị thay đổi đột ngột và có thể dẫn đến đột quỵ. Bên cạnh đó, cần tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên khoảng 30 phút/ngày. Việc duy trì tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật.

hình ảnh các cụ đang tham gia hoạt động đánh gồ

Cách phòng tránh đột quỵ

Kiểm tra định kì

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm làm các xét nghiệm cholesterol, tim mạch để phát hiện sớm các vấn đề. Tầm soát đột quỵ và xử lý kịp thời các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đột quỵ. 

Không sử dụng các chất kích thích

Không sử dụng các chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá, các chất cấm để bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng tránh bệnh đột quỵ. 

Kiểm soát các loại bệnh

Một số loại bệnh có thể là nguyên nhân cho đột quỵ như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch. Vì vậy cần có kiểm soát các loại bệnh đó. Kiểm soát huyết áp: theo dõi huyết áp định kì, hạn chế ăn muối. Kiểm soát bệnh tiểu đường: cần giữ mức đường huyết trong khoảng an toàn để tránh nguy cơ biến chứng, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt.

đội ngũ nhân viên y tế của diên hồng

Cách phòng tránh đột quỵ

Giảm căng thẳng

Tham gia các hoạt động như yoga, thiền và lưu ý ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng.

3. Cách Xử Lý Khi Bị Đột Quỵ

Đột quỵ là tình trạng y tế khẩn cấp nên phải được xử lý nhanh kịp thời để giảm thiểu tổn thương lên não cũng như tăng khả năng phục hồi sau đột quỵ. Dưới đây là cách xử lý khi bị đột quỵ:

Bước 1: Gọi cấp cứu

Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Khi nói chuyện với nhân viên cấp cứu hãy cung cấp thông tin về triệu chứng và thời gian xuất hiện triệu chứng.

Bước 2: Sơ cứu khi bị đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu

Để người bệnh nằm yên tại nơi thoải mái, tránh di chuyển. Nếu người bệnh khó thở cần nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát. Quan sát để nhận ra sự thay đổi ở cơ thể người bệnh. 

Bước 3: Cung cấp thông tin chi tiết khi nhân viên y tế đến

Cung cấp thông tin về triệu chứng, thời gian, xuất hiện và các thông tin khác như: tiểu sử bệnh…

Thời gian là yếu tố quan trọng trong xử lý đột quỵ. Nhận diện triệu chứng và gọi cấp cứu sớm có thể cứu sống người bệnh, giảm thiểu tổn thương não. Từ đó, cải thiện khả năng phục hồi sau đột quỵ của người bệnh. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ trong khoảng 3 – 4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như méo mồm, nói ngọng, yếu chi.

Hai bạn nhân viên mặc áo trắng hồng đang chăm sóc cụ ông ngồi xe lăn

Cách xử lý khi bị đột quỵ

5. Kết Luận 

Bệnh đột quỵ là loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Việc hiểu rõ nguyên nhân, các triệu chứng, cách phòng tránh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng có cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sau tai biến. Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, môi trường sống tốt Diên Hồng sẽ mang lại sự an tâm cho cả gia đình. 

FAQs

  1. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ?

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ trong khoảng 3-4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như méo mồm, nói ngọng, yếu chi.

  1. Tầm soát đột quỵ là gì?

Tầm soát đột quỵ giúp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ. Từ đó, có thể điều trị kịp thời để tăng cơ hội hồi phục, giảm thiểu các biến chứng. 

  1. Tầm soát đột quỵ ở đâu? 

Có thể tầm soát đột quỵ ở các bệnh viện đa khoa lớn, uy tín. 

 

Xem thêm

Mệt mỏi do thay đổi thời tiết: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục 

Thời tiết thay đổi ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Mệt mỏi do thời tiết thay đổi là tình trạng hay gặp ở người cao tuổi. Cùng Diên Hồng khám phá nguyên nhân và biện pháp khắc phục của tình trạng này nhé. 

Thay đổi thời tiết là gì?

Thay đổi thời tiết là hiện tượng tự nhiên khi có sự biến động xảy ra trong điều kiện khí quyển. Bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gió và lượng mưa trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện tượng này thường xảy ra theo mùa nhất là trong thời điểm giao mùa. Hoặc xảy ra do các điều kiện tự nhiên điển hình như bão, áp thấp nhiệt đới….

Tại sao khi thay đổi thời tiết thì người lại cảm thấy mệt?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi do thời tiết thất thường. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Do các bệnh lý về xương 

Theo các chuyên gia, các bệnh về xương khớp phổ biến ở người cao tuổi là nguyên nhân phổ biến khiến người cao tuổi cảm thấy mệt mỏi khi thời tiết thay đổi. Tình trạng rõ rệt nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đặc biệt đối với những trường hợp người cao tuổi bị xương khớp mãn tính thì thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi để bệnh tái phát gây nên sự mệt mỏi. 

  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột

Cơ thể cần thời gian để thích nghi trước sự thay đổi của nhiệt độ. Vì cơ thể cần làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ ổn định trong thời gian này nên gây ra cảm giác mệt mỏi. 

Đặc biệt khi mùa đông nhiệt độ giảm không khí lạnh khiến cơ bắp bị co. Điều này làm giảm lưu thông máu và gây ra cảm giác nặng nề cho cơ thể khiến mọi người thấy mệt mỏi. 

  • Áp suất không khí và độ ẩm

Độ ẩm quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Độ ẩm cao khiến cơ thể cảm thấy khó chịu; nhiệt độ thấp khiến da khô và khó thở. Sự thay đổi áp suất không khí sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, từ đó gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi.  

  • Tâm trạng

Thay đổi thời tiết có thể gây thay đổi tâm trạng của nhiều người. Nhiều người trong những ngày mưa gió tâm trạng trở nên buồn; trong những ngày nắng ấm thì tâm trạng lại vui vẻ. Việc tâm trạng, cảm xúc thay đổi thấy thường như vậy cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi.

  • Ánh sáng và thời gian ngủ thay đổi

Theo những nghiên cứu khoa học, ánh sáng là một yếu tố làm thay đổi lượng hormone serotonin. Đây là một loại hormone có ảnh hưởng đến tâm trạng con người. Vào những ngày đông ít ánh sáng hơn thì serotonin trong cơ thể sẽ ít hơn so với ngày nắng. Sự thay đổi trong thời gian chiếu sáng sẽ làm mất cân bằng sinh học từ đó gây nên hiện tượng rối loạn giấc ngủ. Điều này, có thể gây nên tình trạng ngủ không đủ giấc dẫn đến mệt mỏi. 

hai cụ bà và nhân viên Diên Hồng đang trò chuyện với nhau để giảm mệt mỏi do thay đổi thời tiết

Nguyên nhân gây mệt mỏi do thời tiết thay đổi

Cách giảm mệt mỏi vì thay đổi thời tiết 

Một số giải pháp giảm mệt mỏi do thay đổi thời tiết: 

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Thay đổi thời tiết cơ thể rất dễ bị suy yếu gây ra cảm giác mệt mỏi. Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng. Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh. Người cao tuổi cần uống đủ nước và nên uống nước ấm. Đặc biệt cần lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi thay đổi theo mùa. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi.

  • Tích cực vận động cơ thể

Để khắc phục tình trạng mệt mỏi do thay đổi thời tiết, mọi người đặc biệt là người cao tuổi cần gia tăng tuần hoàn máu của cơ thể bằng cách vận động, tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết giao mùa này, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày chỉ cần vận động khoảng từ 15-30 phút. 

Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất được diễn ra đều đặn mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn rất đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người cao tuổi. Tuy là những động tác cơ bản, dễ thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh được nhiều bệnh.

hình ảnh 1 bà cụ đang ném bóng xung quay là các bạn trẻ hỗ trợ

Các hoạt động vận động cơ thể ở Diên Hồng

  • Chú ý đến giấc ngủ để thích ứng với sự thay đổi thời tiết 

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp cơ thể có thể hồi phục nhanh chóng vì vậy mọi người đặc biệt là người cao tuổi cần chăm lo cho giấc ngủ. Cụ thể:

Cần thiết lập thói quen ngủ đều không được ngủ muộn. Cần tạo ra môi trường ngủ thoải mái đảm bảo sự yên tĩnh và thoáng mát. 

  • Thư giãn và không để tình trạng căng thẳng

Căng thẳng sẽ làm cho tình trạng mệt mỏi của bạn trở nên xấu đi. Vì vậy, hãy bổ sung thêm vào hoạt động thường ngày các hoạt động thư giãn. Người cao tuổi có thể thử một số hoạt động như thiền, yoga…Các phương pháp này giúp thư giãn tâm trí, giảm bớt căng thẳng. 

Diên Hồng luôn quan tâm đến sức khỏe tinh thần của người cao tuổi. Vì vậy ở đây chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động như yoga, thiền… Và các chương trình giải trí để mang lại niềm vui cho người cao tuổi. 

hình ảnh 1 bà cụ đang chơi bắn cốc xung quanh là các bạn trẻ hỗ trợ

Cách giảm mệt mỏi vì thời tiết thay đổi

Kết luận

Mệt mỏi do thay đổi thời tiết là tình trạng phổ biến, gây ra nhiều trở ngại cho người cao tuổi. Hi vọng rằng với những biện pháp trên có thể giúp người cao tuổi giảm thiểu tình trạng này để duy trì một sức khỏe tốt. 

FAQs

  1. Giao mùa là tháng mấy?

Thời điểm giao mùa thường vào tháng 4, hoặc có thể muộn hơn sang tháng 5 tuỳ vào từng năm. 

  1. Thời tiết giao mùa là gì?

Là hiện tượng thời tiết xảy ra trong thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa khi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí có sự biến đổi đột ngột. 

Hãy tham khảo chuyên mục Cẩm nang sức khoẻ của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để có thêm những thông tin hữu ích về dinh dưỡng, lối sống, biện pháp phòng tránh các loại bệnh gặp phải ở người cao tuổi. 



Xem thêm