Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All Posts Tagged: vui vẻ

Hãy sống vui mỗi ngày để tuổi già thêm ý nghĩa và khỏe mạnh

Với người cao tuổi, khi bước đến tuổi xế chiều ai cũng có những nỗi lòng riêng của bản thân. Có người vẫn tất bật với cuộc sống, có người đã an nhàn hơn trước, có người đã an nhàn nhưng vẫn hì hục thầm lo cho con cháu. Và mỗi người đều có những cách khác nhau để làm cho tuổi già của mình thêm vui vẻ và khỏe mạnh. Vậy tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, các cụ đã sinh hoạt như thế nào để có được sức khỏe tốt và tinh thần thoái mái.

Dậy sớm tập thể dục mỗi ngày

Đến Diên Hồng vào một ngày sáng sớm, bạn sẽ thấy các cụ ngồi nói chuyện rôm rả và vui tươi. Nhiều người đặt câu hỏi “Các cụ ngồi nhiều vậy có chán không nhỉ? Sao các cụ không tập thể dục hay làm gì đó? Với những vị khách mới đến trung tâm thì đó là những câu hỏi thường gặp và rất đỗi tự nhiên.

Ở Diên Hồng, buổi sáng của rất nhiều cụ bắt đầu từ khoảng 4 giờ sáng. Nhiều con cháu vẫn cứ hay thắc mắc và tỏ ra lo lắng khi bố mẹ, ông bà dậy sớm như vậy nhưng sau khi được nghe câu trả lời từ các cụ thì nỗi lo đã không còn. Các cụ dậy sớm để tập thể dục buổi sáng với bài tập của riêng mình.

Ông Nghĩa chia sẻ “ Ông dậy sớm để còn tập thể dục chứ, mỗi ngày tập đi 30 phút buổi sáng là người khỏe lên rồi”. Cũng là một người dậy sớm trong khoảng 4 giờ sáng mỗi ngày bà Dung cũng bày tỏ “ bà chẳng cần báo thứ, cứ đến 4 giờ là tỉnh rồi tự dậy tập thể dục, xoa các khớp chân tay, tập đi và tập các động tác bổ trợ tại chỗ”. Hiếm lắm mới thấy Bà Dung dậy muộn, chỉ có ngày nào trái gió trở trời bà mới nằm nghỉ và dậy muộn hơn một chút nhưng các bài tập của bà thì dù có ốm vẫn được bà thực hiện đầy đủ để giúp cơ thể khỏe lên.

Ngoài ra, để các cụ khác không dậy được sớm thì Diên Hồng vẫn luôn duy trì hoạt động của CLB thể dục hàn tuần. Các cụ cùng nhau tập bài thể dục theo hướng dẫn của điều dưỡng viên, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau bàn luận sau mỗi buổi sinh hoạt. Chỉ cần vậy thôi cũng thấy được các cụ khỏe lên thêm một chút mỗi ngày rồi. 

Hoạt động của CLB thể dục diễn ra tại Diên Hồng  

Luôn sống với tinh thần thoải mái, vui vẻ  mỗi ngày

Nhiều cụ sau khi vào trung tâm một thời gian đã có sự cải thiện rõ rệt không chỉ về sức khỏe thể chất mà cả đời sống tinh thần cũng rất phong phú và thoải mái.

Bà Quế chia sẻ: “Bà mới ở đây nhưng đã hơi béo lên rồi đấy con ạ, tư tưởng thoải mái, không phải lo nghĩ gì mà con cái cũng yên tâm”. Ngoài những thay đổi về thể chất, bà Quế cũng vui hơn, hay cười hơn vì có các các cụ trò chuyện,  ra vào sớm tối. Con cái của bà cũng vui mừng khi bà vui vẻ hơn sau mỗi lần vào thăm. Không những thế, với sở thích “được chụp ảnh” của mình, mỗi khi trời dịu mát bà lại được ra ngoài hóng gió và có những bức ảnh cho mỗi lần đi dạo. Đúng như nhiều người vẫn hay nói “chỉ cần được làm điều mình thích thôi là đã đủ hạnh phúc rồi”. Và những sở thích của các cụ vẫn luôn được Diên Hồng cố gắng khơi gợi để các cụ được sống một cách thoải mái nhất và hạnh phúc nhất.

Bên cạnh những suy nghĩ tích cực của người cao tuổi, tại Diên Hồng các hoạt động vui chơi giải trí vẫn luôn được tổ chức đều đặn hằng tuần để các cụ có sân chơi thoải mái và bổ ích. Các hoạt động trò chơi tuy đơn giản nhưng đều giúp các cụ vẫn động chân tay, các khớp và điều quan trọng nhất là các cụ thấy vui vẻ mỗi ngày.

Bà Quế trong buổi buổi đi dạo ngoài trời

CLB trò chơi được sinh hoạt đều đặn một tuần 3 buổi 

Bà Thịnh rất thích thú khi câu được con cá to 

Xem thêm

Ô! Trong này vui lắm đó

Với nhiều người, khi nhắc đến viện dưỡng lão vẫn mang lại cho người ta một suy nghĩ tương đối đa chiều có cả tiêu cực và tích cực. Nhưng có lẽ chỉ có những gia đình có các cụ đang sinh hoạt tại đây mới biết được chiếu hướng thật sự của nó. Nơi chăm sóc sức khỏe cho các ông bà khi tuổi đã xế chiều mà con cháu bận rộn và không có đủ kiến thức chuyên môn để chăm sóc.

Một ngày đầu hè nắng vàng, khi đang ngồi trò chuyện với các cụ tôi ấn tượng với Bà bởi sự vui tươi và lạc quan của bà làm cho mọi người quên đi cái nóng. Đó không ai khác chính là bà Quỳnh – một cụ và đã 93 tuổi nhưng vẫn tràn đầy năng lực.

Bà Quỳnh với nụ cười tươi mới và rạng ngời 

Vào trung tâm chưa lâu nhưng ai ai cũng nhớ đến bà bởi nụ cười rạng ngời mỗi ngày của bà. Tuổi già không ai tránh được chuyện quên nhớ nhưng không vì thế mà bà tủi thân hay thất vọng về mình như nhiều cụ vẫn đang gặp phải. Bà vẫn hay kể chuyện với điều dưỡng, tâm sự với các cụ tại phòng và tại tầng. Dù không nhớ được tên cụ nào và điều dưỡng nào cả nhưng bà vẫn vui vẻ, nhận mình không nhớ vì những lí do rất đáng yêu như “tại cháu không để lại ấn tượng gì mạnh với bà nên bà không nhớ tên đó”, “cháu nào cũng áo xanh mà, nên nhớ cháu áo xanh là được rồi”. Đó là những câu bà hay nói mỗi khi có người nhà vào thăm cụ hỏi xem cụ đã quen với ai chưa.

Mới vào trung tâm nhưng các hoạt động vui chơi giải trí tại Diên Hồng bà Quỳnh đều nhiệt tình tham gia chứ không rụt rè và e ngại như nhiều cụ khác. Còn nhớ sau một tuần bà  ở trung tâm, khi đang trò chuyện và được hỏi thăm về cuộc sống tại đây Bà bỗng nghiêm mặt nói ngay  “Ô! ở đây vui lắm đó”. Sau đó bà kể những sự kiện bà đã tham gia, nào là tham dự sinh nhật tháng, nào là tham gia giải đố cùng các cụ tại tầng. Không nhớ đã trả lời được bao nhiêu câu nhưng bà vẫn tự tin khỏe với cháu dâu vào thăm mình rằng hôm ấy vui lắm. được biết, trước khi nghỉ hưu bà làm ở một cơ quan hay tổ chức sự kiện, nên mỗi khi tham gia hoạt động gì bà cũng hỏi han cặn kẽ chương trình, có phải chuẩn bị gì không, trang phục như thế nào như vẫn hằng nhớ về công việc của mình. Mọi thứ với bà luôn phải rõ ràng và đúng nguyên tắc, đơn giản như tham gia sinh nhật Bà phải mặc quần áo như thế nào, tham gia tập thể dục tại tầng có phải mang thêm dụng cụ hay không. Và điều đặc biệt, sau mỗi câu chuyện, mỗi câu hỏi hay mỗi câu trả lời của mình Bà đều để lại một nụ cười rạng ngời và tươi mới. Nụ cười ấy như xua đi hết những nghiêm trang cặn kẽ của bà, làm cho ai nói chuyện với bà cũng thấy thoái mái và dễ chịu.

Bà Quỳnh cùng các cụ khác chuẩn bị tham dự sinh nhật tháng 5 tại trung tâm Diên Hồng

Bà Quỳnh (ngồi thứ 2 hàng bên phải ) cùng các ông bà tham gia tập thể dục trong câu lạc bộ thể dục thể thao

Bà rất thích chụp ảnh và có một kiến thức về tạo hình cũng rất phong phú. Mỗi khi tham gia các hoạt động bà đều dặn nhân viên trung tâm chụp ảnh cho bà. Bà còn cẩn thận nhắc là đợi khi nào bà cười đẹp mới chụp, chứ không cười nhìn không tươi làm ảnh xấu.

Bà Quỳnh ngồi trò chuyện với bà Lâm tại phòng khách tầng 3. 

Vậy đó, khi tuổi đã xế chiều mà ai cũng vui vẻ và yêu đời như bà thì sẽ hạnh phúc lắm. Tôi vẫn nhớ ai đó đã nói rằng “không sống nơi mình thích thì hãy thích nơi mình sống” và dường như bà Quỳnh cũng đang thích nơi mình sống. Bởi ở Diên Hồng bà luôn có những người bạn bên cạnh để trò chuyện mỗi ngày.

 

Xem thêm

Bà cụ 86 tuổi quyết ly hôn ông chồng ‘cả đời không một lần rửa bát’

Không thể kham nổi tình cảnh phải làm việc nhà một mình suốt đời, bà Dung (quê Thái Bình) đã ly hôn chồng.

Sống trong Viện dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội) gần 2 năm, bà Lưu Thị Dung vẫn giữ được nếp sinh hoạt như trước. Cứ 4h30′ sáng bà dậy tập trường sinh dưỡng lão. Đến 7h, bà đã vận động cơ thể và ăn sáng xong xuôi. Căn phòng ở trên tầng 4 được bà dọn sạch đến mức cảm tưởng như không có hạt bụi nào.

Ở tuổi 88, bà Dung khỏe mạnh, minh mẫn và là trường hợp hiếm hoi ở đây tự chăm sóc được cho bản thân. “Chỉ hôm nào trời lạnh quá thì tôi mới nhờ các cháu giặt giúp quần áo, còn bình thường tôi tự phục vụ hết”, bà nói.

Người xung quanh thấy ở bà một con người ngăn nắp, lạc quan, tích cực tham gia mọi hoạt động trung tâm tổ chức. Ít ai biết, bà có hoàn cảnh đến viện dưỡng lão chẳng giống ai.

Bà Dung đã muốn ly hôn chồng từ năm 1985, nhưng gia đình động viên nên bà cố sống đến tận năm 2016, khi 86 tuổi thì quyết tâm ly hôn. Ảnh: Viện dưỡng lão Diên Hồng.

Bà Dung đã muốn ly hôn chồng từ năm 1985, nhưng gia đình động viên nên bà cố sống chung đến tận năm 2016, khi 86 tuổi thì quyết tâm ly hôn. Ảnh: Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Thời trẻ bà Dung công tác trong một cơ quan nhà nước tại thành phố Thái Bình. Tuổi đôi mươi bà kết hôn với một người đồng nghiệp (đã qua một đời vợ), tuy nhiên vợ chồng bà không có con. Không chấp nhận được tình cảnh phải gánh vác việc nhà quá nhiều nên bà từng muốn chia tay vào các năm 1985, 1992. Song, thời điểm đó, gia đình can ngăn nên bà đành chấp nhận sống tiếp.

Lẽ thường, càng về già người ta càng mong có vợ, có chồng để nương tựa. Tuy nhiên, đến lúc này tuổi già, sức yếu, không nhận được sự đỡ đần hay chia sẻ, bà Dung không thể tiếp tục chịu đựng nữa. “Mấy năm nay tôi bị đau lưng, nhiều bữa không thể đứng dậy được. Tôi muốn thuê người giúp việc nhưng ông ấy nhất quyết không chịu. Nhiều bữa tôi vừa nấu cơm, vừa đau lưng ứa nước mắt”, bà kể.

Bà kể những lúc đau ốm ấy, muốn nhờ chồng cắm giúp nồi cơm, rửa giúp cái bát nhưng đều không được. “Nghĩa vợ chồng sống với nhau hơn 60 năm mà như người dưng, mình hy sinh cho người ta, chứ chưa từng được đáp lại”, bà Dung nói.

Tháng 9/2014, bà Dung quyết định đệ đơn ra tòa. Sau gần hai năm giải quyết các thủ tục pháp lý, nhờ sự trợ giúp của các cháu, bà mới được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân. Ngay sau đó, bà chuyển lên Hà Nội vào viện dưỡng lão Diên Hồng sống, lúc đi chỉ xách theo vài bộ quần áo. Lương hưu hơn 4 triệu đồng, bà Dung được các cháu hỗ trợ thêm để có thể thuê một căn phòng riêng với chi phí hơn 9 triệu mỗi tháng trong viện dưỡng lão Diên Hồng.

Tuổi 88, bà Dung có sức khỏe khá tốt và luôn cố gắng tự chăm sóc cho mình, không cần giúp đỡ của điều dưỡng. Ảnh: Viện dưỡng lão Diên Hồng.

Tuổi 88, bà Dung có sức khỏe khá tốt và luôn cố gắng tự chăm sóc cho mình, không cần giúp đỡ của điều dưỡng. Ảnh: Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Một người cháu của bà Dung cho biết, trước khi mất bố đã dặn dò các con phải chăm lo cho cô. “Thực hiện lời di huấn của cha, chúng tôi tôn trọng mọi quyết định của cô, cố gắng cho cô được hưởng tuổi già thoải mái và được chăm sóc tốt nhất”, người cháu này cho biết.

Trong mắt các cháu, bà Dung là người quyết đoán, sống tương tác với người xung quanh tốt, tuổi đã cao nhưng bà không ngại thay đổi cuộc sống và có thể thích ứng nhanh. Khi bà muốn được ở viện dưỡng lão, các cháu đã dẫn bà đi tham quan 5 trung tâm. Cuối cùng bà chọn ở đây vì tiện đường đến nhà các cháu.

Bà Dung đại diện cho các cụ nhận lẵng hoa ngày 8-3 tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

“Bà có lương hưu hơn 4 triệu và một ít tài sản sau ly hôn nên thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn chưa đỡ đần bà được gì. Tất cả con cháu đều rất yêu thương bà, nên chúng tôi có một quỹ, ai biếu bà thì gửi vào đó. Bà sống bao lâu cũng không phải lo gì về kinh tế cả”, cháu bà Dung cho biết thêm.

Năm đầu tiên vào viện dưỡng lão Diên Hồng, bà Dung chưa thoải mái. Sang năm thứ hai bà thực sự coi đây như nhà của mình. Lúc khoẻ, bà có thể đi hết nhà các cháu chơi vài ngày, rồi lại quay trở về “ngôi nhà của mình”.

Bà Dung vui vẻ trò chuyện với các cháu trường mầm non đến thăm trung tâm Diên Hồng

Bà Dung được trung tâm tổ chức sinh nhật khi sinh hoạt tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng 

Chị Hoàng Ngân, phó giám đốc Viện dưỡng lão Diên Hồng nơi bà Dung đang ở, cho biết, bà Dung vào trung tâm được gần 2 năm. Biết hoàn cảnh của bà, nên mọi người thường tránh hỏi. Tuy nhiên, bà rất lạc quan, sống vui vẻ với các cụ ở đây.

Phan Dương(Vnexpress)

Xem thêm