Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All Posts Tagged: diều dưỡng viên

Những cái thơm đầy yêu thương của người già

Ai cũng biết việc chăm sóc người cao tuổi là một chuyện không hề đơn giản … và mình cũng nhận ra điều đó . Nhưng, chính việc chăm sóc các cụ , mang lại nụ cười cho các cụ đã giúp mình quên đi cái công việc không hề đơn giản đó .

Từ khi vào làm tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, mình học được cách nói thật chậm rãi , nhìn vào mắt các cụ để biết rằng các cụ đang lắng nghe . Không tỏ thái độ bực tức, sốt ruột khi chờ phản hồi từ phía các cụ . Đối với các cụ bị nặng tai , mình học được cách kiên nhẫn . Và quan trọng nhất là mình học được cách nói ít, nghe nhiều , nhẫn nại khi trả lời hay giải thích các vấn đề mà các cụ quan tâm. Bên cạnh đó, mình học được cách quan tâm , học được cách điều trị phù hợp đối với từng bệnh của từng cụ vì người cao tuổi dễ bị mắc bệnh hơn người trẻ, và biểu hiện bệnh thường không rõ ràng. Một số bệnh thông thường như cảm cúm cũng có thể làm suy yếu sức khoẻ người cao tuổi một cách đáng kể .

Việc chăm sóc người già không khác gì ” một người thân trong gia đình “. Một điều dưỡng viên như mình phải lo tất cả các khâu sinh hoạt, từ ăn uống , tắm rửa, uống thuốc, ngủ nghỉ, giải trí và thậm chí cả việc đi vệ sinh. Có nhiều cụ khi quên khi nhớ, không ý thức được bản thân nên chuyện không hợp tác , lớn tiếng, chống đối là việc rất bình thường . Thế nên, mình học được cách phải thực sự quyết tâm và thực sự can đảm. Chăm sóc người già cũng rất khó, bởi cơ thể các cụ bị lão hoá nên việc chăm sóc cũng nhọc nhằn . Mình thì thấp bé nhẹ cân trong khi các cụ lại rất to lớn. Thường thì người già đi lại khó khăn, ngồi xe lăn ít vận động nên đã mập lại càng mập thêm. Thế nên chăm sóc các cụ cũng cần phải dùng sức.

Người ta nói “yêu trẻ trẻ đến nhà , yêu già già để tuổi cho”. Ai rồi cũng sẽ già đi, tuổi già chẳng bỏ sót một ai . Mình rồi cũng như các cụ, thế nên trong công việc mình luôn cố gắng phục vụ thật tốt, luôn lắng nghe , cảm thông và kiên nhẫn.

Dưới đây là bức ảnh của mình chụp cùng với bà Hoàng Thị Cẩm tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, mình hay gọi bà với cái tên thân thương và ngắn gọn đó là ‘ Mẹ ‘ . Niềm vui mỗi ngày của mình là sáng nào đi làm, mình cũng đc mẹ gọi với chất giọng đầy trìu mến ‘ con gái yêu của mẹ ‘ với những cái ôm thật chặt và những cái thơm vào 2 má đầy yêu thương … những lúc rảnh rỗi mình dành thời gian để hỏi về gia đình, công việc, các hoạt động thời trẻ mẹ hay tham gia.

Thu Thủy và Mẹ Cẩm cùng tham gia cuộc thi Hoa hậu quý bà

Những cuộc trò chuyện vui vẻ và cái thơm tình cảm của bà Cẩm dành cho Thủy

Mẹ nói vào với Diên Hồng rất vui , được các con chăm sóc , được nói chuyện chia sẻ với các cụ cùng thời ,được tham gia vào các trò chơi, hoạt động ngoài trời, các sự kiện và nhất là mẹ được tổ chức sinh nhật cái ngày mà đến cả mẹ cũng không nhớ tới. Và tất cả các cụ khác ở đây cũng nói như mẹ vậy. Nói thật sự là nhìn các cụ được vui vẻ, thích thú , sống hoà đồng như một gia đình là bọn con hạnh phúc rồi, dù bọn con có mệt mỏi đến chừng nào cũng đều tan biến hết.

Các cụ hãy cứ vui, cứ khoẻ còn mọi chuyện cứ để chúng con lo …..

Vũ Thị Thu Thủy

Xem thêm

Cô gái trẻ đến với nghề điều dưỡng.

Khi còn là sinh viên, ước  mơ  sau  khi  ra trường của em nhỏ   xinh,  vì  giờ  để  có  1 công việc  đúng  nghành  là  rất khó.  Em từng nghĩ nếu  chưa  tìm  đc  việc  thì  đầu  tiên  mình  đi  rửa  bát  thuê  cũng  đi,  sau  đó  tìm  được  việc   đúng  nghành  lương  bình  thường , rồi  lấy  chồng  là  OK.  Như  mơ  ước  tất cả  thành  hiện  thực , đầu tiên mình đi rửa  bát  rồi  sau  đó  nghỉ  và  xin  vào  làm  việc  ở  trung  tâm  dưỡng  lão  Diên Hồng,  gần  nhà.

Nhanh  thật,  gần  nửa  năm  làm  việc ở đây, kể  ra thì  buồn vui, yêu thương,  cảm  động,  cảm xúc đa dạng lắm vì  cuộc sống  tập  thể  mà. Nhà mình bố mẹ làm nông nghiệp  nhưng  thực  sự  không  phải để  con gái làm  gì,  cũng  gọi  là  chiều  chuộng  con  gái  đi học.  Vào  trung  tâm  mọi  người  nói  em  còn  ngây  thơ  lắm ( 24 tuổi  rồi  ). Nhớ, ngày đầu tiên đi làm, anh giám đốc và anh nhóm trưởng nói cho mình về tình hình công việc. Hai anh bảo mình đến  đến  quan  sát , học  hỏi  xem  những việc có phù hợp không, rồi em đưa  ra quyết  định thử  việc, vì thử việc 3 tháng.

Ngày đầu tiên, đến  nơi  chưa  biết  phải  làm gì,  nên  em cứ  lẽo  đẽo  theo anh nhóm  trưởng.  7h30 sáng,  sau khi  giao  ban  xong, anh chị điều  dưỡng  kéo  xe  cơm xuống các tầng . Đồ ăn sáng gồm 2 loại : bữa theo chế độ của trung tâm hoặc món do các cụ tự chọn theo sở thích .

Bơ vơ một lúc, em thấy ở phòng tắm chung, anh chị điều dưỡng đang  tắm  cho  các  cụ, vui lắm  ạ.  Người thì  cắt  tóc  cho các  cụ  điêu luyện  như  nghệ  nhân (tăng  đơ,  cua,  vic,   .. ), người ở  bên  ngoài  thay  ga bẩn và vệ sinh lại  phòng  sinh  hoạt.

Em bảo anh nhóm trưởng: “Anh ơi em khá năng động, anh có gì bảo em làm với.

Anh bảo: ” Mày thích năng động à, ra đây anh chỉ” .

Anh ý mở các clip hoạt động của trung tâm:  phần thi tài năng  của  điều  dưỡng, các cụ tập yoga… gj em cùng các cụ xem phấn khích  lắm.

1h chiều.  Đến  ca trực  trưa, hôm  đó  anh nhóm  trưởng  trực,  mình tự  nhiên  nhớ  nhà  quá,  và  nhìn qua  cửa  sổ. Tới, 1h30,  có 1 bác  sỹ  phục  hồi  chức  năng  đến  tập  cho 1 chú. Chú  ý bị đột  quỵ, người  nhà chú không có thời gian và chuyên môn chăm  sóc  nên  gửi vào  trung tâm dưỡng  lão . Chú í và anh nhóm  trưởng  giao  tiếp  với  nhau  bằng  ngôn  ngữ  của  người  bệnh, do  miệng  chú  méo,  nói  khó,  ấm  ớ,  ấm  ớ. Nhưng  họ  vẫn  hiểu  nhau. Hay thật đấy! Cuộc  trò chuyện  giữa  mình,  bác  sỹ,  anh nhóm  trưởng,  chú  người  bệnh  vui  vẻ, rôm  rả. Kết thúc  giờ  làm  việc  vào  5h30. Trở về  nhà,  mình khoe  với  bố  mẹ công việc không có gì, đơn giản. Mình quyết định thử công việc này.

Trước khi đi làm, có 2 việc mình chưa hoàn thiện được. Một là thay bỉm- mình chưa bao giờ thay bỉm cho ai, mà hồi đi học không ai dạy cái này. Hai là sắp cơm- tại sao người ăn cắt,người ăn nguyên, ăn bún, ăn cháo,… Đi làm nhiều, công việc đó không còn khó. Mình học được là chia suất ăn ăn cần để ý theo sở thích và phải phù hợp tình trạng sức khỏe các cụ (cụ nào yếu ăn sonde,cụ nào nuốt khó dễ bị sặc ăn cơm xay,…). Công việc của điều dưỡng trong viện dưỡng lão không chỉ chăm sóc toàn diện theo tình trạng của từng cụ ( hỗ trợ hoàn toàn, một phần hoặc rất ít) mà còn phải đảm bảo an toàn, giúp các cụ vui khỏe ạ.

ĐDV Yến chụp ảnh cùng bà Thinh trong buổi dã ngoại ngoài trời

Yêu  thương  chiều  chuộng  các  cụ, lắng  nghe quan  sát,   mình  vui  vẻ,  nhịp  nhàng, các  cụ  cũng vui.  Đến  tuổi  này  rồi, các  cụ  làm  trẻ  con  lần  2 nên  cần  phải  yêu  thương,  nói  ngọt,  với  một  số  cụ  lười  ăn  có  khi  phải  dùng  giọng  hình  sự. Càng  ngày  khi  càng  gắn  bó, em thấy  yêu  thương  các  cụ  hơn,  đồng  nghiệp  của  em còn  gọi  các  cụ thân  mật  : u à, mẹ à,  bố chồng ơi…    Ngoài  lúc  làm  việc  trò  chuyện  trêu  các cụ,  ôm  hôn  .Cho thấy yêu thương lắm ạ.

Xem thêm

Cái duyên với nghề chăm sóc người cao tuổi.

Thời gian trôi qua thật nhanh, tôi nhận được tấm bằng của một trường cao đẳng y sau 3 năm học tập. Tôi lên Hà Nội, xin vào một viện dưỡng lão, tôi bối rối không biết có làm được không. Sau 3 tháng học viện, được các điều dưỡng trưởng bệnh viện Bạch Mai, các cô đã sang Nhật học về dưỡng lão đào tạo, tôi đã trở thành một điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi. Và từ đó, tôi cũng bén duyên với nghề điều dưỡng.

ĐDV Thanh Hùng nhận được nhiều tình cảm yêu quý của các ông bà

Nghề chăm sóc người cao tuổi, tưởng như đơn giản, nhưng không phải thế, mà còn có những điều rất khó. Tôi phải nắm bắt tâm lý đối với cụ khỏe, còn tỉnh táo, để hòa nhập, giúp các cụ vui vẻ, tạo cho các cụ một thú vui riêng, nghĩ ra những trò chơi, câu nói làm các cụ cười. Tiếp xúc với ông bà sa sút trí tuệ rất đáng yêu, những câu giao tiếp trở về hóm hỉnh, ngô nghê như một em bé. Các ông bà không ý thức được không gian và thời gian nên chúng tôi phải giúp luyện tập để giúp ông bà nhớ lại những kỷ niệm, khoảnh khắc với người thân, hay đơn giản là món ăn yêu thích. Còn đối với những cụ yếu hẳn, chúng tôi cần tắm rửa, vệ sinh, hỗ trợ toàn diện cho các cụ.

Người ta bảo “người già hóa trẻ con”, quả là không sai, cũng nhõng nhẽo, cũng làm nũng. Trong đời ai rồi cũng già, và tôi cũng vậy. Nghĩ như thế, tôi luôn tâm niệm trong lòng chữ “Tâm”, ở trong nghề này, ai không đặt chữ “tâm” trong công việc thì cũng không thể làm được. Tôi coi ông bà như ông bà của mình, những phần da thịt của các ông, các bà như phần da thịt của mình. Cũng có lúc ông bà cáu gắt, tôi không nản lòng mà tìm cách làm các ông bà vui. Trời không phụ lòng người, và giờ, tôi đã thành công.

Tôi rất vui khi mỗi buổi sang đến làm việc, tôi chào thật to, cả phòng các cụ đều ngoảnh lại và những câu nói đáp lại làm tôi cảm động: “Hùng đấy hả con!”, rồi cả những lời chúc buổi sáng tốt lành. Những câu hỏi thăm sức khỏe “đêm qua mẹ ngủ được không?” hay “thầy ngủ được không?” làm các cụ vui và có tình cảm với mình. Với tôi, các cụ như ông, như bà mình, khi các cụ ốm sốt tôi lo lắng, khi các cụ bỏ ăn tôi sốt ruột, hỏi han xem các cụ muốn ăn gì để tôi đi làm. Tôi cũng nhận lại tình cảm như thế, khi tôi ốm, các cụ chỉ nghe giọng nói thôi là đã biết tôi có vấn đề, rồi hỏi

–  “con ốm đấy à?”

– “Không mẹ ạ”- tôi nói

Mẹ bảo: “Không giọng con ốm rồi, mẹ biết mà, còn lấy sữa ăn rồi uống thuốc vào”.

Tôi cảm động vô cùng. Đi tới phòng nào, tôi cũng nhận được những câu gọi “yêu của mẹ, yêu lắm cơ”, chỉ cần vậy thôi, mọi công việc mệt nhọc đều tan đâu hết. Cứ như vậy, tôi được thôi thúc phải cố gắng làm tròn bộn phận của một người con, người cháu mà có nhiều mẹ, nhiều ông, nhiều cụ.

Đ DV Hùng và bà Hoạt cùng cười rất vui vẻ

Với tôi, đây là một đại gia đình, một ngày nghỉ mà không làm gì tôi thấy nhớ gia đình đấy. Tôi nhớ những người mẹ, nhớ những ông cụ, bà cụ đã có một thời cao cả cống hiến cho xã hội quá nhiều, và giờ, các mẹ, các cụ già cần được chăm sóc, yêu thương. Ngày còn đi học “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng bây giờ mỗi ngày đi làm là một ngày vui”. Được nhìn thấy những ánh mắt các cụ, các mẹ tươi cười, khỏe mạnh, lạc quan, yêu đời là tôi vui lắm rồi.

Làm việc trong môi trường dưỡng lão, tôi học được rất nhiều. Các cụ ông dạy tôi chơi cờ tướng, guitar, dạy hát, dạy ngâm thơ, mỗi ông bà là một người thầy, dạy cho tôi những tinh túy cả một đời chắt cóp, những kỷ niệm đó, tôi không bao giờ quên được.

Tại Diên Hồng, Thanh Hùng giờ không chỉ là một điều dưỡng trưởng mẫu mực mà còn là một MC duyên dáng

Tôi muốn gửi tới đại gia đình Diên Hồng của tôi, những người mẹ, người cha, các ông, các cụ chưa một lần sinh ra tôi nhưng tôi lại có những tình cảm gắn bó như gia đình mình lời chúc “Các cụ, các mẹ luôn luôn khỏe mạnh để ngày nào con cũng được nhìn thấy và nói chuyện, cùng cười thật vui”.

Thanh Hùng

Xem thêm