Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All Posts in Category: Báo chí viết về Diên Hồng

“Lấy chồng đẹp để ngắm” và lời khuyên từ các cụ lớn tuổi dịp đầu năm

Bộ ảnh về những lời khuyên của các ông, bà trong viện dưỡng lão tại Hà Nội dành cho giới trẻ ngày đầu năm đang được dân mạng nhiệt tình chia sẻ.

Hình ảnh các cụ lớn tuổi trong viện dưỡng lão Diên Hồng cầm tấm bảng ghi nhiều lời khuyên thiết thực nhưng không kém phần hài hước dành cho các bạn trẻ đang được chia sẻ trên các diễn đàn lớn. Dân mạng bày tỏ sự thích thú trước những lời dặn dò thay cho lời chúc ý nghĩa trước thềm năm mới 2020 của các ông bà.
Chị Nguyễn Hà – nhân viên của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng – cho Zing.vn biết bộ ảnh ra đời khá bất ngờ. “Khi mình ngỏ lời hỏi các cụ, năm mới đến rồi, các cụ có lời chúc nào muốn gửi đến các bạn ở trung tâm cũng như các bạn trẻ trên cả nước không? Thì các cụ bàn tán sôi nổi lắm, rồi bắt đầu vui vẻ chia sẻ”, chị Hà nói. Chị kể cụ Mai Lâm muốn “khuyên các bạn nữ lấy chồng đẹp trai vào, sau này về ngắm cho đã” nhưng vì cụ không tự viết được nên đã nhờ nhân viên viết hộ.
Lời khuyên bá đạo đến từ cụ Mai Lâm
Cụ Phùng Kim Đính (95 tuổi) cho biết điều bản thân tâm đắc nhất là “làm việc gì cũng phải thật tập trung và hết mình thì mới có thành quả tốt”. Cụ cũng sẽ khuyên các bạn trẻ làm được như vậy và sẽ có thật nhiều thành công.
Lời khuyên của cụ Phùng Kim Đính là tập trung làm việc tốt
Lời khuyên “Đừng tin lời đàn ông” của bà Thủy (72 tuổi) được hội chị em nhiệt tình ủng hộ vì quá hài hước.
Trong bộ hình, lời chúc của ông Ánh khiến không ít dân mạng bật cười và thắc mắc khi ông ghi tuổi của mình là 30, trong khi tuổi thật của ông là 84. Khi được hỏi tại sao lại ghi như vậy, ông hài hước trả lời “Vì tôi thấy trông tôi trẻ như 30 tuổi”. Kèm theo đó là lời khuyên lầy lội: “Như năm ngoái” nhưng ông gây tò mò khi từ chối tiết lộ năm ngoài khuyên bạn trẻ điều gì.
Một số ông bà khác có những lời khuyên ý nghĩa đó cũng là mong ước của họ với các con, các cháu của mình. “Đó là những lời khuyên, những thông điệp mà các cụ tích góp cả một đời và bây giờ các cụ muốn chia sẻ lại với các bạn trẻ”, chị Hà bày tỏ.
Lời khuyên của bà Nhâm là “Chăm học, chăm làm”
Lời khuyên của ông Bách được cư dân mạng ví như lý tưởng của Đảng
“Không lấy chồng sớm” là lời khuyên của bà Hoạt làm các bạn nữ vô cùng thích thú
Tết đến rồi các bạn nhớ “Vui chơi lành mạnh” như lời khuyên của bà Tuyết nhé

Ngay sau khi được đăng tải, bộ ảnh về lời khuyên của các cụ nhanh chóng viral, được nhiều bạn trẻ chia sẻ lại. Các cụ bày tỏ thấy rất vui và bất ngờ khi biết những tâm sự vui của mình được hưởng ứng nhiệt tình và yêu thích nhiều như thế.

Theo Zing.vn

Xem thêm

Đề xuất “xin máy bay bỏ hoang 12 năm ở Nội Bài” bị từ chối, các cụ ở viện dưỡng lão vẫn có được chuyến bay đặc biệt nhất đời mình

Dù đề xuất “xin chiếc máy bay bị bỏ hoang 12 năm tại sân bay Nội Bài” bị từ chối, nhưng bằng một cách thức đặc biệt khác, giấc mơ lần đầu tiên được đi máy bay của các cụ ông, cụ bà tại một viện dưỡng lão ở Hà Nội, cuối cùng đã được hiện thực hóa.

“Chẳng có ai nói được cái tuổi sống của mình…”.

“Sống chết là quy luật, cho nên mình chấp nhận cái quy luật đó”.

“Tuổi già đến với mình quá nhanh, chưa kịp làm được gì giúp ích cho con cháu. Thế nên, bà vào đây con cháu mới yên tâm được”.

“70-80 tuổi, ở viện dưỡng lão, mỗi người mỗi tính, chả ai giống ai. Có người điềm đạm, ít nói, có người hay cười, vui vẻ; nhưng cũng có người thường xuyên cáu gắt”.

“Đã sống ở viện dưỡng lão thì chỉ biết ở đây cho đến lúc chết”…

“Nhưng, tất cả chúng tôi đều có chung một ước mơ, là được một lần đi máy bay”.

Người ta thường nói, giấc mơ thì chỉ có trong mơ thôi, là thứ viển vông và xa vời. Nhưng cũng có người lại cho rằng, sẽ không có giới hạn nào cho những giấc mơ. Khoảng cách đến bầu trời chưa bao giờ gần hơn như thế, đối với các cụ ông, cụ bà tại một trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội.

Đề xuất xin máy bay bỏ hoang 12 năm ở Nội Bài bị từ chối, các cụ ở viện dưỡng lão vẫn có được chuyến bay đặc biệt nhất đời mình - Ảnh 1.

Chương trình “Điều ước thứ 7” với sứ mệnh cất cao giấc mơ của các cụ ông, cụ bà tại viện dưỡng lão.

Đề xuất xin máy bay bỏ hoang 12 năm ở Nội Bài bị từ chối, các cụ ở viện dưỡng lão vẫn có được chuyến bay đặc biệt nhất đời mình - Ảnh 2.

Các cụ di chuyển tới sân bay Nội Bài để làm thủ tục.

Tháng trước, đại diện viện dưỡng lão đã gửi một công văn đặc biệt tới Cục Hàng không Hà Nội. Anh nói, trung tâm muốn xin chiếc máy bay Boeing 727 của hãng hàng không Campuchia bị bỏ quên 12 năm, để hiện thực hóa giấc mơ của những cụ già, mà có thể đã gần hết cuộc đời chưa từng được trải nghiệm một chuyến bay thực sự.

Đề xuất này nhanh chóng bị Cục Hàng không từ chối vì một số lý do pháp lý, nhưng chưa phải là dấu chấm hết đối với giấc mơ chôn giấu bao lâu nay của các cụ ông, cụ bà. Chương trình Điều ước thứ 7, Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines, cùng Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, đã mang chuyến bay mang số hiệu VN07 đến với 30 hành khách cao tuổi.

Mỗi ngày, sân bay Nội Bài phục vụ hơn 500 lượt chuyến bay, với khoảng 100.000 ngàn lượt khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, họ tham gia một chuyến bay thật đặc biệt, chuyên chở 30 hành khách đặc biệt cùng những điều ước đặc biệt.

“Chúng tôi xin thông báo, những hành khách đi trên chuyến bay mang số hiệu VN07, điểm đến điều ước thứ 7, vui lòng đến quầy để làm thủ tục” – loa phát thanh vang lên, trong khi đó các cụ đang mải miết “check-in” bên những tấm vé ghi rõ tên mình. “Chuyến bay xuất phát 15h, tại cửa khởi hành số 25. Chúc quý vị một chuyến bay an toàn”.

“Máy bay to quá, đồ sộ quá” – bà Hiệp xuýt xoa. “Tôi mong được sống qua 100 tuổi để có thể được đi máy bay 2, 3 lần nữa”.

Bà Liên “cố tình” đeo chuỗi hạt thật đẹp, đôi hoa tai lấp lánh mà trước đó được cháu bên Nhật tặng, khi bà nghe tin sắp được đi “nước ngoài”. “Được đi máy bay, kì này về tôi lại khỏe thêm, vui sướng hơn nhiều. Năm nay tôi gần 90 rồi, chết cũng vui lòng, vì đi kiểu này nghìn năm mới có”.

Đề xuất xin máy bay bỏ hoang 12 năm ở Nội Bài bị từ chối, các cụ ở viện dưỡng lão vẫn có được chuyến bay đặc biệt nhất đời mình - Ảnh 3.

Một giấc mơ thật đẹp đã sớm đến với các cụ tại viện dưỡng lão.

Đã có những giọt nước mắt đằng sau những mẩu giấy ước mơ “được một lần về thăm gia đình”, hay “ăn bữa cơm có đầy đủ các thành viên”. Tất cả được gói ghém thật kĩ, được mang lên chuyến bay này và gửi vào trời xanh. Các cụ – thế hệ 80, 90 tuổi – không mong mỏi gì hơn ngoài những yêu thương và niềm lạc quan sống.

Hơn hết, chúng ta đọng lại những hình ảnh thật đẹp về nụ cười rạng rỡ, lòng vui sướng hân hoan trên khuôn mặt chất đầy những dấu vết thời gian. Cuộc đời là những giấc mơ, có những điều ước thật nhỏ bé, nhưng đủ khiến chúng ta không khỏi bồi hồi và xúc động.

Chuyến bay VN07 mang tính giả định, giúp 30 hành khách đặc biệt được trải nghiệm cảm giác cất cánh trên bầu trời, được phục vụ những thức ăn, nước uống, được lắng nghe những câu nói thân thuộc của cơ trưởng, cơ phó và tiếp viên. Hành trình không rõ điểm đến, nhưng bên trong trí tưởng tượng, có riêng một nơi mà các cụ luôn thầm ao ước đặt chân tới.

Là Châu Âu, là Nhật Bản, là Sài Gòn, là bất kì thành phố nào, và cũng có thể là nhà, là mái ấm gia đình.

Minh Nhân – Theo Tri thức trẻ. Kenh14.vn

Xem thêm

Người cao tuổi tại Diên Hồng lan tỏa thông điệp quan tâm người già

“Lấy đi một tờ giấy đang che mờ cụ ông, cụ bà là gạt bỏ 01 lý do bận để dành thời gian cho ông bà mình” là thông điệp kêu gọi dành nhiều sự quan tâm đến người già của Người cao tuổi đang sống tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Sự kiện được tổ chức tại phố đi bộ Hồ Gươm sáng 28/9 nhân ngày Quốc tế người cao tuổi.

Lối sống hiện đại với nhiều bận rộn đã làm lu mờ hình ảnh của người già trong gia đình. 1001 lý do bận rộn chơi, bận rộn làm, bận rộn sống, bận rộn nghỉ ngơi đã khiến nhiều người không còn có thời gian để dành cho ông bà mình nữa. Vì vậy, nhân ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tổ chức chuỗi hoạt động nhằm kêu gọi mọi người quan tâm hơn đến người già.

Hình ảnh các cụ ông, cụ bà được dán giấy khắp người, mỗi tờ giấy tượng trưng cho một lý do bận mà nhiều người gặp như bận đi làm, bận đi công tác, bận đi du lịch, bận đi học, bận đi giao lưu…đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Với thông điệp “Có 1001 lý do làm che mờ sự hiện diện của người già trong gia đình. Lấy đi một tờ giấy là đồng ý gạt bỏ đi một lý do để dành thời gian cho ông bà mình”, dự án thu hút nhiều gia đình, các bạn trẻ cùng nhau gỡ bỏ 1 tờ giấy trên người các cụ và viết cam kết dành thời gian mỗi ngày, mỗi tuần cho ông bà, bố mẹ mình.

Những lời cam kết như “Em sẽ dành cả ngày cuối tuần cho ông bà”, “Thứ 7, CN hàng tuần sẽ về thăm gia đình và ông bà, trừ khi phải đi học hoặc có công việc gấp. Xin thề”, “Tôi cam kết dành ra 120 phút mỗi ngày cho ông bà”, “Tôi cam kết dành ra 60 phút/tuần cho ông bà mình” sẽ là món quà tuyệt vời nhất dành cho người cao tuổi trong dịp này.  Ông Phạm Văn Tín – một người cao tuổi tham gia vào dự án tâm sự: “Các con, các cháu thường xuyên vào trung tâm thăm tôi nên tôi luôn cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, tôi biết nhiều người không được quan tâm như vậy nên khi các cháu mời là tôi hào hứng tham gia cùng. Thấy nhiều người quan tâm và viết cam kết, tôi cũng mừng.”

Chia sẻ về lí do tổ chức hoạt động này, chị Hoàng Thị Thu Ngân – Trưởng dự án cho biết: “Quan sát các cụ ở trung tâm tôi thấy rằng cứ mỗi lần các cụ được con cháu tới thăm hoặc gọi điện thoại thì các cụ đều rất vui. Thậm chí có lúc người nhà bận không vào được, chỉ gửi quà thì các cụ cũng không vui bằng. Chính vì thế nên tôi mong muốn mọi người sẽ dành nhiều thời gian để trò chuyện với các cụ hơn”.

Bên cạnh hoạt động tại phố đi bộ Hồ Gươm, dự án cũng tổ chức chương trình thử thách “1 phút mỗi ngày vì nụ cười của người già” với cách thức đơn giản là gọi điện thoại hoặc ngồi nói chuyện trực tiếp với ông bà hoặc bố mẹ tối thiểu 01 phút mỗi ngày và thực hiện thử thách liên tục trong 1 tuần.

Xem thêm

Đưa bố mẹ già vào viện dưỡng lão là có hiếu hay bất hiếu?

Việc đưa người già vào các viện dưỡng lão vẫn còn nhiều chiều ý kiến trái chiều. Không ít người còn giữ quan niệm để bố mẹ già vào viện dưỡng lão là bất hiếu.

Như đã đề cập trong các bài viết trước, cuộc sống của những người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão có nhiều thuận tiện cho việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, quá trình sinh hoạt của họ cũng có nhiều chuyện “dở khóc, dở cười”.

Đặc biệt, nhiều người già phải xa gia đình, con cháu và còn nhiều quan điểm khác nhau về việc gửi bố mẹ già tới viện dưỡng lão. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Giám đốc Viện dưỡng lão Diên Hồng (Quận Hà Đông, Hà Nội) để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bà Hoàng Thị Thu Ngân (đứng) – Phó Giám đốc Viện dưỡng lão Diên Hồng. Ảnh Vương Đông

Quan niệm về việc gửi cha mẹ già vào viện dưỡng lão hiện nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, gửi người thân vào viện dưỡng lão là bất hiếu. Bà có chia sẻ gì về điều này?

– Trước tiên, tôi muốn nói rằng, các gia đình nếu có thể hãy tự chăm sóc bố mẹ. Bởi vì dù thế nào chăng nữa thì bản chất thói quen của người phương Đông là bố mẹ thích được gần con cái.

Tuy nhiên, “chữ hiếu” bây giờ cần được thay đổi. Tức là “có hiếu” không phải là luôn giữ bố mẹ ở bên cạnh mình mà là tôn trọng và làm theo ý muốn của bố mẹ, ít nhất là khi họ còn tỉnh táo. Nếu như bố mẹ muốn ở nhà thì nên để ông bà ở nhà, còn nếu bố mẹ muốn đi viện dưỡng lão thì nên đưa các cụ đến.

Với những trường hợp mà các gia đình không có đủ điều kiện về thời gian, bởi quá bận rộn với công việc và không có kỹ năng chăm sóc người cao tuổi, nhất là khi các cụ ốm bệnh thì nên suy nghĩ tới việc đưa các cụ vào trung tâm dưỡng lão. Bởi tại đây sẽ có các điều dưỡng, những người có chuyên môn về chăm sóc người cao tuổi. Mặt khác, tại trung tâm dưỡng lão cũng sẽ có nhiều cụ già, họ có thể làm bạn, nói những câu chuyện xưa và chia sẻ cùng nhau. Đó cũng là một điều thuận lợi.

Người cao tuổi tham gia các hoạt động tập thể vui vẻ trong Viện dưỡng lão Diên Hồng

Thưa bà, hiện nay, những nhóm người cao tuổi nào thường được gửi chăm sóc tại các viện dưỡng lão?

– Hiện có 3 nhóm người già vào các viện dưỡng lão. Nhóm thứ nhất là các cụ già thích và chủ động vào viện dưỡng lão, không muốn làm phiền tới các con, muốn được làm bạn cùng những người cao tuổi nên đề xuất vào đây.

Nhóm thứ 2 là các cụ vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn nhưng thường xuyên ở nhà một mình, các con đề xuất các cụ vào các viện dưỡng lão.

Nhóm thứ 3 là các cụ có vấn đề về sức khỏe, có thể mắc một số bệnh mãn tính, có những trường hợp bị lẫn, con cái gặp khó khăn để chăm sóc tốt nhất cho bố mẹ nên đưa vào viện dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn. Đây là nhóm được đưa vào viện dưỡng lão nhiều nhất.

Nhân viên chăm sóc cho các cụ già tại viện dưỡng lão. Ảnh Vương Đông

Vào viện dưỡng lão, người già có cảm thấy cô đơn khi xa gia đình?

– Người già thường cảm thấy mình cô đơn khi không có con cháu hỏi han, quan tâm mỗi ngày. Đây là tâm lý chung mà người già thường gặp phải khi con cháu quá bận lo toan công việc, không ai bên cạnh mình. Cũng từ đây, những người cao tuổi thường sống trong tâm trạng buồn tủi và suy nghĩ nhiều dẫn đến suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách duy nhất để hạn chế được tình trạng này không đâu khác ngoài những lời hỏi han, quan tâm từ phía những người xung quanh. Tại các trung tâm dưỡng lão, điều dưỡng viên được đào tạo để chăm sóc người cao tuổi nên mọi thứ sẽ tốt cho các cụ hơn.

Ban đầu nhiều cụ vào các trung tâm dưỡng lão đều nhớ nhà và chỉ muốn về. Do vậy bước đầu khi các cụ vào viện, các điều dưỡng thường xuyên phải hỏi han, trò chuyện trong tâm thế là người thân, người nhà. Như vậy, họ sẽ cảm thấy không còn cô đơn nữa.

– Cảm ơn bà đã chia sẻ!

Theo Vương Trần – Phạm Đông (Lao Động)

Xem thêm

Nơi các cụ già ngồi xe lăn đua tốc độ, nâng cử tạ bằng giỏ hoa quả

Những môn thi đấu thể thao trong kỳ thi Olympic được “chế” lại thành các trò chơi vận động nhẹ giúp các cụ già rèn luyện sức khỏe.

Trong bộ đồng phục màu xanh, chị Nguyễn Thu Hà – điều dưỡng viên Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Đông, Hà Nội) đi một vòng quanh các cụ già hỏi thăm sức khỏe từng người. Dứt lời, chị lấy chiếc ghế ngồi ngay cạnh cụ Hoàng Thị Cẩm (85 tuổi – một người có thâm niên lâu năm sống trong viện dưỡng lão Diên Hồng) và kể cho chúng tôi về quá trình rèn luyện sức khỏe của gần trăm cụ già tại đây.

Chị Hà hóm hỉnh cho biết, ở đây rất nhiều cụ già đã giành được các huy chương vàng, bạc, đồng ở kỳ thi thể thao do trung tâm tổ chức thường niên. Đó là các trò chơi, các môn thể dục biến tấu từ các môn thi đấu trong Thế vận hội như môn ném lao, ném đĩa, cầu lông, cử tạ, đua xe, bắn súng, bowling…nhưng được tổ chức lại theo một cách rất sáng tạo.

Các cụ già thi môn “đua xe lăn“

“Cụ thể, như môn đua xe được “chế” lại thành các cụ cùng ngồi xe lăn đua cùng nhau. Môn thi cử tạ thì được chế lại 2 giỏ đựng hoa quả 2 bên, thanh tạ ở giữa là một cây gậy nhẹ. Hay như môn bắn súng thì các cụ được bắn súng nhựa với mũi tên có gắn đầu cao su, môn bowling thì các cụ dùng quả bóng ném vào các chai nhựa… Những trò chơi vận động mang lại rất nhiều niềm vui cho các cụ già” – chị Hà nói.

Kể về kỳ thi gần đây nhất, cụ Đính với mái tóc bạc trắng, khuôn mặt cũng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn vì tuổi cao cho hay, cụ mới giành được huy chương đồng trong môn thi bắn súng. Theo cụ, lúc đầu cụ định từ chối thi vì lý do sức khỏe. Tuy vậy, buổi sáng ngày tổ chức thi, vì quá háo hức nên cụ đã nhờ điều dưỡng hỗ trợ thay quần áo đẹp, tết tóc gọn gàng rồi nhanh chóng ăn sáng để xuống sân.

Cụ Đính dù đã 94 tuổi nhưng còn rất minh mẫn
Cụ Đính dù đã 94 tuổi nhưng còn rất minh mẫn

“Ban đầu tôi chỉ muốn xuống cổ vũ cho các cụ khác nhưng thấy không khí náo nhiệt, các cụ thi vui quá, tôi cũng muốn thi môn bắn súng vì không cần dùng sức nhiều”, cụ Đính tâm sự.

Mới giành được huy chương vàng trong môn “đua xe lăn” ở kỳ thi gần đây, cụ Dương Văn Tỵ (93 tuổi) khi thi còn tỏ ra rất hứng thú và hỏi rất kỹ về cách thi như “khi bắt đầu là trọng tài phất cờ hay thổi còi hay hô như thế nào hả cháu? Ông đi như thế này có ổn không?

Cụ chia sẻ: “Lần đầu được dự thi thế này tôi bất ngờ và thấy rất lạ. Sau trò chơi chúng tôi còn có thưởng, đó quả là sự động viên tinh thần cho những người già lần đầu được thi đấu thể thao thế này”.

Người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thi môn Bowling

Theo các điều dưỡng viên tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, những trò chơi vận động nhẹ như vậy đã phần nào kiểm tra được sức khỏe của các cụ, đồng thời giúp mọi người thường xuyên vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe. Còn với những môn chơi tập thể đòi hỏi sự khéo léo kết hợp nhịp nhàng của các cụ trong cùng đội chơi đã giúp các cụ thể hiện sự dẻo dai, nhanh nhẹn và sự chuẩn xác.

Đây không chỉ là nơi để các cụ thể hiện mình, sự tham gia của đông đảo các cụ cũng truyền cảm hứng để các cụ khác dù sức khỏe yếu nhưng vẫn nỗ lực để hòa mình vào không khí sôi nổi nơi đây. Những hoạt động như thế này giúp giải phóng endorphin làm cải thiện tâm trạng cho người cao tuổi rất tốt.

Theo Phạm Đông – Trần Vương (Lao động)

Xem thêm

Bà cụ 86 tuổi quyết ly hôn ông chồng ‘cả đời không một lần rửa bát’

Không thể kham nổi tình cảnh phải làm việc nhà một mình suốt đời, bà Dung (quê Thái Bình) đã ly hôn chồng.

Sống trong Viện dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội) gần 2 năm, bà Lưu Thị Dung vẫn giữ được nếp sinh hoạt như trước. Cứ 4h30′ sáng bà dậy tập trường sinh dưỡng lão. Đến 7h, bà đã vận động cơ thể và ăn sáng xong xuôi. Căn phòng ở trên tầng 4 được bà dọn sạch đến mức cảm tưởng như không có hạt bụi nào.

Ở tuổi 88, bà Dung khỏe mạnh, minh mẫn và là trường hợp hiếm hoi ở đây tự chăm sóc được cho bản thân. “Chỉ hôm nào trời lạnh quá thì tôi mới nhờ các cháu giặt giúp quần áo, còn bình thường tôi tự phục vụ hết”, bà nói.

Người xung quanh thấy ở bà một con người ngăn nắp, lạc quan, tích cực tham gia mọi hoạt động trung tâm tổ chức. Ít ai biết, bà có hoàn cảnh đến viện dưỡng lão chẳng giống ai.

Bà Dung đã muốn ly hôn chồng từ năm 1985, nhưng gia đình động viên nên bà cố sống đến tận năm 2016, khi 86 tuổi thì quyết tâm ly hôn. Ảnh: Viện dưỡng lão Diên Hồng.

Bà Dung đã muốn ly hôn chồng từ năm 1985, nhưng gia đình động viên nên bà cố sống chung đến tận năm 2016, khi 86 tuổi thì quyết tâm ly hôn. Ảnh: Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Thời trẻ bà Dung công tác trong một cơ quan nhà nước tại thành phố Thái Bình. Tuổi đôi mươi bà kết hôn với một người đồng nghiệp (đã qua một đời vợ), tuy nhiên vợ chồng bà không có con. Không chấp nhận được tình cảnh phải gánh vác việc nhà quá nhiều nên bà từng muốn chia tay vào các năm 1985, 1992. Song, thời điểm đó, gia đình can ngăn nên bà đành chấp nhận sống tiếp.

Lẽ thường, càng về già người ta càng mong có vợ, có chồng để nương tựa. Tuy nhiên, đến lúc này tuổi già, sức yếu, không nhận được sự đỡ đần hay chia sẻ, bà Dung không thể tiếp tục chịu đựng nữa. “Mấy năm nay tôi bị đau lưng, nhiều bữa không thể đứng dậy được. Tôi muốn thuê người giúp việc nhưng ông ấy nhất quyết không chịu. Nhiều bữa tôi vừa nấu cơm, vừa đau lưng ứa nước mắt”, bà kể.

Bà kể những lúc đau ốm ấy, muốn nhờ chồng cắm giúp nồi cơm, rửa giúp cái bát nhưng đều không được. “Nghĩa vợ chồng sống với nhau hơn 60 năm mà như người dưng, mình hy sinh cho người ta, chứ chưa từng được đáp lại”, bà Dung nói.

Tháng 9/2014, bà Dung quyết định đệ đơn ra tòa. Sau gần hai năm giải quyết các thủ tục pháp lý, nhờ sự trợ giúp của các cháu, bà mới được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân. Ngay sau đó, bà chuyển lên Hà Nội vào viện dưỡng lão Diên Hồng sống, lúc đi chỉ xách theo vài bộ quần áo. Lương hưu hơn 4 triệu đồng, bà Dung được các cháu hỗ trợ thêm để có thể thuê một căn phòng riêng với chi phí hơn 9 triệu mỗi tháng trong viện dưỡng lão Diên Hồng.

Tuổi 88, bà Dung có sức khỏe khá tốt và luôn cố gắng tự chăm sóc cho mình, không cần giúp đỡ của điều dưỡng. Ảnh: Viện dưỡng lão Diên Hồng.

Tuổi 88, bà Dung có sức khỏe khá tốt và luôn cố gắng tự chăm sóc cho mình, không cần giúp đỡ của điều dưỡng. Ảnh: Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Một người cháu của bà Dung cho biết, trước khi mất bố đã dặn dò các con phải chăm lo cho cô. “Thực hiện lời di huấn của cha, chúng tôi tôn trọng mọi quyết định của cô, cố gắng cho cô được hưởng tuổi già thoải mái và được chăm sóc tốt nhất”, người cháu này cho biết.

Trong mắt các cháu, bà Dung là người quyết đoán, sống tương tác với người xung quanh tốt, tuổi đã cao nhưng bà không ngại thay đổi cuộc sống và có thể thích ứng nhanh. Khi bà muốn được ở viện dưỡng lão, các cháu đã dẫn bà đi tham quan 5 trung tâm. Cuối cùng bà chọn ở đây vì tiện đường đến nhà các cháu.

Bà Dung đại diện cho các cụ nhận lẵng hoa ngày 8-3 tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

“Bà có lương hưu hơn 4 triệu và một ít tài sản sau ly hôn nên thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn chưa đỡ đần bà được gì. Tất cả con cháu đều rất yêu thương bà, nên chúng tôi có một quỹ, ai biếu bà thì gửi vào đó. Bà sống bao lâu cũng không phải lo gì về kinh tế cả”, cháu bà Dung cho biết thêm.

Năm đầu tiên vào viện dưỡng lão Diên Hồng, bà Dung chưa thoải mái. Sang năm thứ hai bà thực sự coi đây như nhà của mình. Lúc khoẻ, bà có thể đi hết nhà các cháu chơi vài ngày, rồi lại quay trở về “ngôi nhà của mình”.

Bà Dung vui vẻ trò chuyện với các cháu trường mầm non đến thăm trung tâm Diên Hồng

Bà Dung được trung tâm tổ chức sinh nhật khi sinh hoạt tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng 

Chị Hoàng Ngân, phó giám đốc Viện dưỡng lão Diên Hồng nơi bà Dung đang ở, cho biết, bà Dung vào trung tâm được gần 2 năm. Biết hoàn cảnh của bà, nên mọi người thường tránh hỏi. Tuy nhiên, bà rất lạc quan, sống vui vẻ với các cụ ở đây.

Phan Dương(Vnexpress)

Xem thêm

Mai này khi chúng ta già, có yêu đời như các cụ U80,U90 thế này không?

(Tiin) Dù bệnh tật, ốm đau, dù mỗi người một câu chuyện, nhưng các cụ vẫn ánh lên nét tươi vui bình dị cùng cúc họa mi cuối vụ.

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau rầm rộ về bộ ảnh ‘Tình bạn già U90 bên cúc họa mi’ của hai cụ Vũ Thị Yên và Lê Thị Thịnh đến từ Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội).

Tuy nhiên, trong lúc ‘cơn sốt’ tình bạn già chưa ngừng giảm thì loạt ảnh ghi lại những khoảnh khắc yêu đời, vui tươi của các cụ bà bên cúc họa mi cuối vụ, lại một lần nữa khiến người xem xúc động và ngưỡng mộ.

Cụ Vũ Thị Yên rạng rỡ bên cúc họa mi

Không còn minh mẫn, cũng chẳng đủ sức khỏe như hồi còn xuân, các cụ chọn trung tâm dưỡng lão là nơi gắn bó tuổi già. Ở đó, các cụ không được sống gần con cháu, không được chăm sóc bởi tình cảm gia đình. Nhưng đổi lại, các cụ nhận được sự quan tâm, chở che từ các nhân viên điều dưỡng, nhận được sự sưởi ấm dù là yếu ớt từ những người bạn già đồng cảnh ngộ.

Dù đã ngoài 80, 90 tuổi, nhưng khi vừa được các nhân viên ngỏ ý chụp ảnh cùng cúc họa mi, các cụ ở trung tâm đã ngay lập tức đồng ý và hào hứng. Bởi đó là cách mà các cụ tận hưởng cuộc sống, là cách mà các cụ lan tỏa tình niềm tin yêu cuộc sống đến mọi người.

Bà Nguyễn Thị Hòa năm nay đã 85 tuổi. Vốn là giáo viên mầm non nên bà rất thích được mọi người gọi cô xưng em. Bà Hòa là người ít nói, thậm chí đến con gái cũng phải thừa nhận rằng, bà chẳng hay cười.

Bà Nguyễn Thị Loan, năm nay 82 tuổi, ở trung tâm gần được 2 năm. Các con cháu của bà đều lấy chồng ngoại quốc nên không mấy khi về thăm. Nhân viên trung tâm cho biết, bà Loan giờ trông tiều tụy hơn nhiều, sau một lần bị bệnh phải vào viện hồi năm ngoái. Tuy nhiên, dưới sự chăm sóc tận tình của các bạn điều dưỡng, bà Loan vẫn duyên dáng, tạo kiểu với cái nhìn xa xăm cùng cúc họa mi.

Bà Vũ Thị Nhu (79 tuổi), vừa mới vào trung tâm từ hồi tháng 9 năm nay. Bà bị tiểu đường, đi lại hơi yếu nên được gia đình đưa vào trung tâm để được chăm sóc tốt hơn. Thường ngày, bà là người rất ít cười, chẳng bao giờ thể hiện gì. Ai nhìn vào cũng nghĩ rằng, bà rất khó tính và khó gần. Tuy nhiên, bà Nhu lại là người sống cực kỳ tình cảm, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh. Các nhân viên trung tâm còn cho biết, trong khi các cụ khác không nhớ hết tên điều dưỡng thì bà Nhu lại nhớ hết.

Bà Vũ Thị Nhu (79 tuổi), vừa mới vào trung tâm từ hồi tháng 9 năm nay. Bà bị tiểu đường, đi lại hơi yếu nên được gia đình đưa vào trung tâm để được chăm sóc tốt hơn. Thường ngày, bà là người rất ít cười, chẳng bao giờ thể hiện gì. Ai nhìn vào cũng nghĩ rằng, bà rất khó tính và khó gần. Tuy nhiên, bà Nhu lại là người sống cực kỳ tình cảm, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh. Các nhân viên trung tâm còn cho biết, trong khi các cụ khác không nhớ hết tên điều dưỡng thì bà Nhu lại nhớ hết.

Khác với bà Nhu, bà Trần Thị Bảo (87 tuổi, ở Nam Định) là người rất vui tính, hay cười và thích hát. Cứ mỗi lần nhìn thấy máy ảnh, bà sẽ ngay lập tức nở nụ cười với nhân viên.

Khác với bà Nhu, bà Trần Thị Bảo (87 tuổi, ở Nam Định) là người rất vui tính, hay cười và thích hát. Cứ mỗi lần nhìn thấy máy ảnh, bà sẽ ngay lập tức nở nụ cười với nhân viên.

Ở trung tâm, dịp nào bà cũng xung phong lên thể hiện ca khúc tủ của mình.

Ở trung tâm, dịp nào bà cũng xung phong lên thể hiện ca khúc tủ của mình.

Bà Đặng Thị Mai năm nay đã 97 tuổi nên chẳng còn minh mẫn như những ông bà khác. Đặc biệt, vốn là người thích sự sạch sẽ nên không phải hoạt động nào bà cũng tham gia cùng mọi người được.

Bà Đặng Thị Mai năm nay đã 97 tuổi nên chẳng còn minh mẫn như những ông bà khác. Đặc biệt, vốn là người thích sự sạch sẽ nên không phải hoạt động nào bà cũng tham gia cùng mọi người được.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt (78 tuổi) là một nhân vật khá nổi tiếng tại trung tâm khi vừa giành danh hiệu Hoa hậu quý bà Diên Hồng năm 2017.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt (78 tuổi) là một nhân vật khá nổi tiếng tại trung tâm khi vừa giành danh hiệu Hoa hậu quý bà Diên Hồng năm 2017.

Bà là người rất hay cười và quan tâm đến mọi người. Có gì ngon bổ, có giải thưởng cao, bà đều chia sẻ và mua đồ cho các cụ trong trung tâm chứ không giữ lại của riêng mình.

Bà là người rất hay cười và quan tâm đến mọi người. Có gì ngon bổ, có giải thưởng cao, bà đều chia sẻ và mua đồ cho các cụ trong trung tâm chứ không giữ lại của riêng mình.

Bà là người rất hay cười và quan tâm đến mọi người. Có gì ngon bổ, có giải thưởng cao, bà đều chia sẻ và mua đồ cho các cụ trong trung tâm chứ không giữ lại của riêng mình.

Bà là người rất hay cười và quan tâm đến mọi người. Có gì ngon bổ, có giải thưởng cao, bà đều chia sẻ và mua đồ cho các cụ trong trung tâm chứ không giữ lại của riêng mình.

Bà Huỳnh Thị Tín (86 tuổi, quê ở Bình Định), ra Hà Nội sinh sống đã lâu. Ở trong căn nhà tầng nhiều bậc, bà lại già yếu, chân đi chẳng vững, bà Tín đã chủ động đề nghị con cháu cho bà vào trung tâm sinh hoạt cùng mọi người. Thời gian đầu xa gia đình, bà khá buồn và nhớ mọi người. Nhưng rồi, khi cảm nhận được niềm vui, năng lượng tích cực tỏa ra từ trung tâm, từ những người lạ dần quen biết, bà ngày một thích nghi hơn.

Bà Huỳnh Thị Tín (86 tuổi, quê ở Bình Định), ra Hà Nội sinh sống đã lâu. Ở trong căn nhà tầng nhiều bậc, bà lại già yếu, chân đi chẳng vững, bà Tín đã chủ động đề nghị con cháu cho bà vào trung tâm sinh hoạt cùng mọi người. Thời gian đầu xa gia đình, bà khá buồn và nhớ mọi người. Nhưng rồi, khi cảm nhận được niềm vui, năng lượng tích cực tỏa ra từ trung tâm, từ những người lạ dần quen biết, bà ngày một thích nghi hơn.

Bà Lê Thị Thịnh (80 tuổi), quê ở Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Bà bị bệnh tiểu đường, ở nhà không hoạt động nhiều nên được con cháu đưa vào trung tâm để chăm sóc. Tuy nhiên, bà Thịnh ở chỉ bán trú. Sáng người thân đưa đến và chiều tối lại đón về cùng gia đình.

Bà Lê Thị Thịnh (80 tuổi), quê ở Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Bà bị bệnh tiểu đường, ở nhà không hoạt động nhiều nên được con cháu đưa vào trung tâm để chăm sóc. Tuy nhiên, bà Thịnh ở chỉ bán trú. Sáng người thân đưa đến và chiều tối lại đón về cùng gia đình.

Bà Vũ Thị Yên có thời gian gắn bó với trung tâm lâu hơn. Bà đăng ký ở dài hạn ở đó. Tuy nhiên, cứ mỗi tuần, bà lại được con cháu đón về gia đình chơi.

Bà Vũ Thị Yên có thời gian gắn bó với trung tâm lâu hơn. Bà đăng ký ở dài hạn ở đó. Tuy nhiên, cứ mỗi tuần, bà lại được con cháu đón về gia đình chơi.

Nhìn hình ảnh các cụ cười, các cụ yêu đời tạo dáng bên cúc họa mi, các cụ khoác tay nhau đi qua những khoảng thời gian gần cuối của cuộc đời, nhiều bạn trẻ không ngừng xúc động và ngưỡng mộ. Bởi lẽ, thời đại @, con người ngày càng ít giao tiếp với nhau. Họ thầm tự hỏi rằng, liệu ai sẽ là người bạn đi cùng mình đến cuối cuộc đời?

Xem thêm

Bạn có muốn khi về già được chụp bộ ảnh “tình” thế này bên bạn thân của mình?

(Hoa học trò) Ai cũng có tuổi trẻ và đương nhiên sẽ đến lúc phải già đi. Tuy không thể níu lấy thanh xuân nhưng bù lại có một tình bạn thân đi cùng năm tháng như đôi bạn già dưới đây chắc hẳn là điều mà ai cũng phải ao ước!

Mới đây, bộ ảnh chụp đôi bạn thân khi đã về già do Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thực hiện đã thu hút được rất nhiều sự chú ý, chia sẻ từ cộng đồng mạng. Không phải là những cặp bạn thân trẻ trung, sôi nổi, cũng chẳng phải những đôi bạn nổi tiếng, tài năng, bộ ảnh lại khiến dân mạng thích mê khi khắc họa tình bạn bình dị mà chân thành của các cụ bà đầu đã “hai thứ tóc”. Được biết, hai nhân vật chính trong bộ ảnh là bà Lê Thị Thịnh(80 tuổi) và bà Vũ Thị Yên (88 tuổi). Cả hai là đồng hương Hà Tây cũ nên khi gặp lại nhau ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng liền rất thân thiết, chưa kể còn rất “hợp cạ” khi có chung sở thích chụp ảnh và tham gia các hoạt động tập thể của trung tâm.

Bạn thân à, khi chúng ta già đi, có còn bên nhau vui cười như thế!

Bạn thân à, khi chúng ta già đi, có còn bên nhau vui cười như thế!

Chia sẻ về ý tưởng thực hiện bộ ảnh này, chị Hoàng Thu Ngân – Phó Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho biết: “Thấy các bạn trẻ nô nức đi chụp ảnh cúc họa mi, nhiều bạn bè trên facebook của mình cũng khoe ảnh đi chụp ở vườn hoa Nhật Tân nên mình tự hỏi sao không chụp cho các cụ một bộ ảnh thật đẹp khi đang mùa hoa như thế nhỉ. Mình có hỏi các cụ trong trung tâm xem thích cúc họa mi không thì các cụ hào hứng lắm, nên mình quyết định hiện thực hóa ý tưởng luôn. Bộ ảnh có rất nhiều bức nhưng tình bạn của 2 cụ (Cụ Thịnh và cụ Yên) khiến mình rất ấn tượng nên đã lựa chọn để sửa màu và đăng tải trước”.

Khỏi phải nói bộ ảnh này đã khiến dân mạng phải xuýt xoa, ngưỡng mộ thế nào trước tình bạn già của hai nhân vật chính. Ai ai cũng háo hức chia sẻ ảnh và không quên “tag nhẹ” người bạn thân của mình, hứa hẹn hàng chục năm sau sẽ cùng nhau tạo nên một bộ ảnh như thế. “Bạn thân đúng nghĩa là thế đó, bên nhau từ lúc tuổi trẻ bồng bột, nhiệt thành, đến khi về già vẫn có thể cùng nhau hàn huyên, vui cười mà ôn lại chuyện cũ” –  FB Thanh Tram bình luận.

Cùng thêm những bức hình đẹp bình dị mà đầy ý nghĩa của bộ ảnh này bạn nhé!

“Tuổi trẻ có được bao nhiêu nào, chớp mắt đã tóc bạc rồi. Lần cuối mình ngồi với nhau từ khi nào mà còn phải chờ đợi...”

“Tuổi trẻ có được bao nhiêu nào, chớp mắt đã tóc bạc rồi. Lần cuối mình ngồi với nhau từ khi nào mà còn phải chờ đợi…”

Tình bạn thân đúng là "liều thuốc" tinh thần vượt qua mọi giới hạn thời gian, tuổi tác.

Tình bạn thân đúng là “liều thuốc” tinh thần vượt qua mọi giới hạn thời gian, tuổi tác.

Không bao giờ là quá muộn để ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên bạn thân, bạn nhỉ!

Không bao giờ là quá muộn để ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên bạn thân, bạn nhỉ!

 

Xem thêm

“Em gái mưa” phiên bản U80 khiến người xem bật cười rồi bùi ngùi xúc động

(Dân Việt) Đây có lẽ chính là phiên bản “em gái mưa” để lại nhiều khoảnh khắc xúc động nhất đối với nhiều người.

Mới đây, vào ngày 22.11, “Em gái mưa” phiên bản người già đã ngay lập tức trở thành clip hot trên mạng xã hội. Trong vai các nhân vật trong “phiên bản chính”, những diễn viên không chuyên đã khiến không ít người xúc động với câu chuyện tình cảm vừa… lắt léo, lại không kém phần lãng mạn này.

Được biết, clip được Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội) thực hiện. Đây cũng chính là Trung tâm thực hiện bộ ảnh Bạn thân khi về già đã từng gây sốt cộng đồng mạng vào tháng 6 vừa qua.

Hình ảnh bà Thịnh trong một cảnh quay

Hình ảnh bà Thịnh trong một cảnh quay

Chị Hoàng Thị Thu Ngân – Phó giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Ý tưởng thực hiện clip này xuất phát từ những sở thích… chụp ảnh, in ảnh làm kỷ niệm của 2 “diễn viên chính” trong clip. Lúc đó, cả team đều nghĩ: “Sao không cho các cụ đóng MV nhỉ?”, vừa là kỷ niệm đẹp cho 2 cụ, vừa để các con, cháu, người nhà cũng xem được nữa. Và dựa theo câu chuyện có thật về tình cảm của các cụ già ở Trung tâm, bên mình lựa chọn cover lại ca khúc và MV “Em gái mưa” theo kịch bản vui vẻ, lắng đọng và mong đây sẽ là món quà không chỉ dành tặng cho các cụ ở Trung tâm mà còn dành nhiều cụ già nữa khi nhớ về tuổi thanh xuân của mình”.

Được biết, 2 nhân vật chính trong clip là bà Lê Thị Thịnh (80 tuổi) và ông Hoàng Văn Hoằng (70 tuổi). Clip được cover lại có nội dung khi ông Hoằng bắt đầu vào trung tâm, vì là người ga-lăng, lại hay cười, lãng mạn nên ông được nhiều người yêu mến. Bà Thịnh ban đầu cũng không để ý, nhưng thấy ông Hoằng ân cần, quan tâm từ những hành động như: gắp thức ăn, đi dạo, tặng hoa… nên dần dần bà cảm mến.

Cụ ông Hoàng Văn Hoằng 70 tuổi

Cụ ông Hoàng Văn Hoằng 70 tuổi

Thế nhưng, khi thấy ông Hoằng chăm sóc cụ bà khác, bà nhận ra rằng mình đã ngộ nhận và ông luôn là người ga-lăng với tất cả mọi người chứ không riêng ai.

Câu chuyện kết thúc bằng nỗi buồn trong ánh mắt bà Thịnh – đó cũng chính là hình ảnh khép lại khiến nhiều người bồi hồi nhớ lại thời thanh xuân sôi nổi đã qua.

Clip này ngay khi được đăng tải đã nhận được phản hồi vui mừng, thích thú từ phía gia đình các cụ trong trung tâm và chỉ sau 23 giờ đăng tải, “Em gái mưa” phiên bản người già đã nhận được hơn 23 nghìn lượt xem cùng với hàng trăm lượt chia sẻ.

 

Xem thêm

Diên Hồng tổ chức Lễ hội đèn lồng handmade do các cụ tự làm

(Dân trí) Sự kiện “Lễ hội đèn lồng handmade 2017” thu hút được hơn 500 người tới tham gia, bao gồm phụ huynh, các em nhỏ tham gia vào các trò chơi dân gian như gắp cua bỏ giỏ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột…; tự tay làm đèn lồng từ thiện


Hà Nội, ngày 16/9 vừa qua, sự kiện “Lễ hội đèn lồng handmade” được tổ chức với mục đích gây quỹ từ thiện để mua quà, tổ chức Trung thu cho trẻ em mồ côi, khuyết tật tại khu vực Hà Nội.

Hà Nội, ngày 16/9 vừa qua, sự kiện “Lễ hội đèn lồng handmade” được tổ chức với mục đích gây quỹ từ thiện để mua quà, tổ chức Trung thu cho trẻ em mồ côi, khuyết tật tại khu vực Hà Nội.

“Lễ hội đèn lồng handmade 2017” là sự kiện phi lợi nhuận đầu tiên thuộc dự án Về miền cổ tích, do Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tổ chức. Sự kiện đã trưng bày gần 1000 chiếc đèn lồng do chính các cụ ở Viện dưỡng lão và các bạn tinh nguyện viên tự làm, các sản phẩm này cũng được bán để quyên tiền mua quà trung thu cho các em nhỏ tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu (Hà Đông) và Trường chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật Sóc Sơn (Hà Nội).
“Lễ hội đèn lồng handmade 2017” là sự kiện phi lợi nhuận đầu tiên thuộc dự án Về miền cổ tích, do Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tổ chức. Sự kiện đã trưng bày gần 1000 chiếc đèn lồng do chính các cụ ở Viện dưỡng lão và các bạn tinh nguyện viên tự làm, các sản phẩm này cũng được bán để quyên tiền mua quà trung thu cho các em nhỏ tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu (Hà Đông) và Trường chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật Sóc Sơn (Hà Nội).
Sự kiện thu hút được hơn 500 người tới tham gia, bao gồm phụ huynh, các em nhỏ và các bạn trẻ yêu thích hoạt động thiện nguyện. Tại đây, mọi người được tham gia vào các trò chơi dân gian như gắp cua bỏ giỏ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột...; được tự tay làm đèn lồng từ thiện.
Sự kiện thu hút được hơn 500 người tới tham gia, bao gồm phụ huynh, các em nhỏ và các bạn trẻ yêu thích hoạt động thiện nguyện. Tại đây, mọi người được tham gia vào các trò chơi dân gian như gắp cua bỏ giỏ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột…; được tự tay làm đèn lồng từ thiện.
BTC cung cấp nguyên liệu cho các bé để tự làm đèn Trung thu, nhờ vậy, các bé vừa được vui chơi, vừa hiểu thêm về lòng nhân ái, biết chia sẻ nhiều hơn với các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
BTC cung cấp nguyên liệu cho các bé để tự làm đèn Trung thu, nhờ vậy, các bé vừa được vui chơi, vừa hiểu thêm về lòng nhân ái, biết chia sẻ nhiều hơn với các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Vị khách người nước ngoài cũng tới tham gia chương trình để tìm hiểu về cách làm đèn trung thu Việt Nam và ủng hộ cho các em nhỏ mồ côi.
Vị khách người nước ngoài cũng tới tham gia chương trình để tìm hiểu về cách làm đèn trung thu Việt Nam và ủng hộ cho các em nhỏ mồ côi.
Chị Hoàng Thị Thu Ngân – Trưởng BTC chương trình chia sẻ: “Năm nào dịp Trung thu Diên Hồng cũng tổ chức các hoạt động cho các cụ, vì tham gia các hoạt động từ thiện khiến người già thấy mình có ích, nhờ thế tinh thần càng thoải mái, vui vẻ và khỏe mạnh nên chúng tôi đã họp bàn, đưa ra ý tưởng và nhanh chóng cho ra đời Lễ hội đèn lồng handmade.
Chị Hoàng Thị Thu Ngân – Trưởng BTC chương trình chia sẻ: “Năm nào dịp Trung thu Diên Hồng cũng tổ chức các hoạt động cho các cụ, vì tham gia các hoạt động từ thiện khiến người già thấy mình có ích, nhờ thế tinh thần càng thoải mái, vui vẻ và khỏe mạnh nên chúng tôi đã họp bàn, đưa ra ý tưởng và nhanh chóng cho ra đời Lễ hội đèn lồng handmade.
Quá trình chuẩn bị và tổ chức cho sự kiện gặp khá nhiều khó khăn. Vì đây là chương trình thiện nguyện nên chúng tôi luôn cố gắng tiết kiệm mọi chi phí tối đa nhất có thể, cuối cùng để tập hợp đủ số lượng vỏ chai cần cho 1000 chiếc đèn lồng, chính bản thân tôi cũng phải đi gõ cửa từng nhà trong khu chung cư để xin chai nhựa bỏ đi”.
Quá trình chuẩn bị và tổ chức cho sự kiện gặp khá nhiều khó khăn. Vì đây là chương trình thiện nguyện nên chúng tôi luôn cố gắng tiết kiệm mọi chi phí tối đa nhất có thể, cuối cùng để tập hợp đủ số lượng vỏ chai cần cho 1000 chiếc đèn lồng, chính bản thân tôi cũng phải đi gõ cửa từng nhà trong khu chung cư để xin chai nhựa bỏ đi”.
Bà Trịnh Thị Bắc – Người cao tuổi đang sống tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tỏ ra phấn khởi: “Bà rất vui khi làm những chiếc đèn lồng này cho các cháu mồ côi, khuyết tật. Mình già rồi không làm được việc gì nữa thì giúp cho các cháu nó tiến lên”.
Bà Trịnh Thị Bắc – Người cao tuổi đang sống tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tỏ ra phấn khởi: “Bà rất vui khi làm những chiếc đèn lồng này cho các cháu mồ côi, khuyết tật. Mình già rồi không làm được việc gì nữa thì giúp cho các cháu nó tiến lên”.
Lễ hội đèn lồng handmade mới chỉ là sự khởi đầu, dự án “Về miền cổ tích sẽ được Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng duy trì trở thành hoạt động thường niên bắt đầu từ 2017. Đối tượng hướng đến vẫn là trẻ em mồ côi, khuyết tật và trẻ em nghèo.
Lễ hội đèn lồng handmade mới chỉ là sự khởi đầu, dự án “Về miền cổ tích” sẽ được Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng duy trì trở thành hoạt động thường niên bắt đầu từ 2017. Đối tượng hướng đến vẫn là trẻ em mồ côi, khuyết tật và trẻ em nghèo.

H.K

(Tiêu đề do Diên Hồng đặt lại)

Xem thêm