Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All posts by Diên Hồng

Bí quyết lựa chọn viện dưỡng lão tốt nhất (phần 3)

Bạn đang muốn sử dụng các dịch vụ của trung tâm dưỡng lão nhưng không biết nên lựa chọn trung tâm nào? Đó là câu hỏi luôn được đặt ra khi mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang được mở rộng. Trong những bài viết trước, chúng ta đã đề cập đến một số bí quyết lựa chọn viện dưỡng lão. Trong bài viết này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một số yếu tố khác.

Đội ngũ nhân viên chăm sóc

Điều dưỡng viên chính là những người trực tiếp chăm sóc và đảm bảo sự an toàn cho người cao tuổi. Vì thế thái độ, chuyên môn, kinh nghiệm của các bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để lựa chọn được viện dưỡng lão tốt nhất, các gia đình cần đến tận nơi để quan sát. Các nhân viên có vui vẻ, hòa đồng, thân thiện với người cao tuổi không? Họ có biết tên của các cụ không? Có nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các cụ không? Và đặc biệt chuyên môn họ có tốt không, có được đào tạo bài bản không?

Chỉ khi điều dưỡng yêu quý các cụ và tâm huyết với nghề và chuyên môn tốt thì họ mới chăm sóc tốt cho các cụ được. Diên Hồng không chỉ có cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, hiện đại mà còn có đội ngũ điều dưỡng viên với trình độ chuyên môn cao, tận tụy, nhiệt tình chăm sóc hỏi người cao tuổi. Với mong muốn xây dựng Diên Hồng thành một nơi an dưỡng kiểu mẫu. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư vào nguồn nhân lực: 100% điều dưỡng viên nơi đây được tuyển dụng kỹ càng và tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng từ Trung cấp trở lên. Và đáp ứng tiêu chí sức khỏe, trẻ trung, năng động để truyền đi những năng lượng tích cực đến hàng trăm người cao tuổi đang sống tại Diên Hồng.

Hàng năm các bạn điều dưỡng đều được trung tâm cử đi tham gia các khóa đào tạo để nâng cao tay nghề.

Đội ngũ cán bộ nhân viên Diên Hồng, bằng kinh nghiệm chuyên môn, yêu nghề, chúng tôi luôn trăn trở mỗi ngày để đem đến những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống thường nhật, giúp cho người cao tuổi tận hưởng một cuộc sống tươi vui, sinh động và thêm yêu cuộc sống.

Nếu có dịp ghé thăm Diên Hồng, mọi người sẽ thấy các bạn điều dưỡng chăm sóc và yêu thương các cụ như người thân trong nhà, biết được những thói quen, sở thích nhỏ nhất của các cụ. Và gọi các cụ bằng những cái tên thật thân thương “bố ơi”, “bu ơi”. Một số bạn điều dưỡng chia sẻ, khi làm việc ở Diên Hồng, được gặp gỡ, chăm sóc các cụ đã giúp các bạn tìm thấy được cảm giác yêu thương, gần gũi của ông bà mà rất lâu rồi các bạn không có được.

Nhân viên phục hồi chức năng chuyên biệt

Ở Diên Hồng, có phòng phục hồi chức năng dành riêng cho các cụ để hàng ngày xuống tập luyện và có nhân viên chuyên trách phụ trách phòng tập luyện. Nhân viên phụ trách cũng được tuyển dụng kỹ càng, phải tốt nghiệp học viện y học cổ truyền hoặc chuyên ngành đông y.

Kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi

Hiện tại, chưa có một cơ sở nào chuyên đào tạo về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Vì thế những viện dưỡng lão lâu năm sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn. Tại dưỡng lão Diên Hồng, với kinh nghiệm hơn 5 năm, các quy trình chăm sóc người cao tuổi dần được chuẩn hóa và phù hợp theo từng tình trạng bệnh. Đồng thời khả năng xử lý tình huống khẩn cấp luôn nhanh nhạy, chính xác, hạn chế tối đa rủi ro cho người cao tuổi.

Chế độ chăm sóc y tế

Sức khỏe của người cao tuổi thường không ổn định, diễn biến thất thường. Do đó, gia đình cần tìm hiểu xem tại trung tâm chăm sóc đó có điều dưỡng trực 24/24 không? Có bác sỹ đến thăm khám cho các cụ không? Nếu các cụ gặp vấn đề về sức khỏe thì có được đi viện không?

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng luôn có các bạn điều dưỡng trực 24/24. Đặc biệt với những người cao tuổi có diễn biến thất thường sẽ càng được theo dõi chặt chẽ, sát sao hơn. Nếu các cụ xảy ra sự cố thì sẽ được đi viện để thăm khám kịp thời. Hàng tuần, bác sỹ sẽ khám định kỳ để phát hiện và theo dõi tình trạng sức khỏe của người cao tuổi.

Hy vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn và có thể lựa chọn được một viện dưỡng lão phù hợp nhất để gửi gắm người thân của mình.

Xem thêm:

Bí quyết lựa chọn Viện dưỡng lão phần 2 – Cơ sở vật chất

Bí quyết lựa chọn viện dưỡng lão tốt nhất phần 1 tại đây

Xem thêm

Cuộc sống phía sau cánh cửa viện dưỡng lão

Khi nhắc đến viện dưỡng lão, nhiều người vẫn có cái nhìn ái ngại về nó. Đằng sau cánh cổng ấy, mọi âm thanh, nhịp điệu của cuộc sống đều ngưng lại. Và phía sau viện dưỡng lão là một thế giới ảm đạm, buồn tẻ. Nhưng tại Dưỡng lão Diên Hồng vẫn là một cuộc sống đầy thi vị sắc màu. Và cuộc sống ấy vẫn cứ nhẹ nhàng, chậm rãi theo từng tích tắc của thời gian.

Nhịp điệu của Diên Hồng vẫn đều đặn hàng ngày bằng những bản nhạc chào buổi sáng. Các cụ thức dậy, đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân. Ngoài phòng sinh hoạt chung, các cụ quây quần lại cùng nhau ăn sáng, tiếng nói cười rộn rã, vang vọng một khoảng trời.

Diên Hồng không hẳn là một viện dưỡng lão mà Diên Hồng như ngôi nhà chung cho tất cả các cụ. Các cụ với những độ tuổi khác nhau, mang trong mình những bệnh tật khác nhau và tính tình cũng không cụ nào giống cụ nào. Nhưng khi đến với Diên Hồng, các cụ như hòa mình vào ngôi nhà chung, cùng nhau ngủ 1 khung giờ, dậy cùng 1 giấc và ăn cùng 1 bữa cơm. Ngày ngày trò chuyện, quan tâm như những người bạn tri kỷ.

Bà Lưu Thị Dung (89 tuổi), tính đến nay cũng đã hơn 3 năm bà sống tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Sáng nào cũng vậy bà thức dậy từ rất sớm, tập những bài thể dục đơn giản hay đi bộ quanh các phòng. Giọng trầm ngâm, bà chia sẻ: “Ngay sau khi trải qua rạn nứt hôn nhân với người chồng của mình, bà được các cháu đưa vào Diên Hồng. Từ đó bà mới tìm thấy được tự do, niềm vui của mình sau mấy chục năm bỏ lỡ”. Căn phòng nhỏ của bà lúc nào cũng ngăn nắp, gọn gàng. Hàng ngày bà vẫn tự mình tắm rửa, giặt quần áo, ở độ tuổi của bà hiếm có ai còn minh mẫn và khỏe mạnh như bà. Bà bảo, Diên Hồng sẽ là nơi cùng bà gắn bó đến cuối đời.

“Thích nhờ, ông bà già thế này mà vẫn còn được đi máy bay”, tiếng bà Liên hóm hỉnh vang lên, kèm theo đó là nụ cười móm mém. Ai bảo già rồi là không được ước mơ. Như các cụ Diên Hồng, gần hết đời người chỉ mong một lần được đi máy bay xem nó thế nào, xem con chim sắt ấy có giống như trên ti vi không. Cứ ngỡ đó là những câu nói chuyện vu vơ, ấy thế mà lại trở thành hiện thực. Các cụ được lên máy bay, được cảm nhận bằng chính 5 giác quan của mình. Bà Hằng xúc động: “Tôi năm nay 96 tuổi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được đi máy bay, đi xong về tôi phải sống thêm được mấy năm nữa để còn được đi máy bay lần 2, lần 3”. Chắc hẳn tuổi trẻ ai cũng còn nhiều điều tiếc nuối. Nhưng đến với Diên Hồng các cụ có thể được làm những điều mình thích hay những điều còn dang dở.

Cuộc sống của Diên Hồng là một kho truyện đầy thú vị, và những điều thú vị đến từ chính các cụ. Có cụ cả ngày chỉ ngồi nói chuyện một mình mà không biết chán, hệt như đứa trẻ lên 5 trò chuyện, vui chơi với những người bạn trong tưởng tượng. Có cụ thì ngày qua ngày ngồi phơi nắng trước lan can, đến mức nắng chiếu sạm da nhưng nhất quyết vẫn không chịu đi chỗ khác. Hay có cụ đến giờ ăn cơm nhưng không chịu ăn, một mực phải chờ cháu đi học về để ăn cùng như trước đây. Các cụ là thế, dù cho không còn minh mẫn nhưng tận sâu bên trong vẫn là những điều tốt đẹp và tuyệt vời nhất. Dù ở bất cứ nơi nào thì cuộc sống vẫn thật muôn màu, muôn vẻ và các cụ hãy cứ vui vẻ, hồn nhiên, để mỗi phút giây qua đi là những điều tuyệt vời.

Xem thêm

Dinh dưỡng cho người cao tuổi tại Diên Hồng

Dinh dưỡng có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe đối với tất cả mọi người, nhất là với người cao tuổi. Vì thế Diên Hồng đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi để đảm bảo sức khoẻ cho các ông bà đang sống tại trung tâm.

Sẽ không ít người muốn hiểu rõ hơn về thực đơn hàng ngày của người cao tuổi tại các viện dưỡng lão, nhất là những người đang có nhu cầu gửi gắm người thân. Liệu chế độ dinh dưỡng có được đảm bảo không? Có tốt cho sức khỏe của các cụ không? Thực đơn có được thay đổi đa dạng hay không?…Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, ngoài sự chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ và chuyên nghiệp của điều dưỡng thì chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người cao tuổi luôn là điều luôn được chú trọng và quan tâm.

Chế độ ăn uống đa dạng

Tính đa dạng là điều bắt buộc mà các đầu bếp Diên Hồng cần thực hiện để các cụ có thể thay đổi khẩu vị. Người cao tuổi thường kén ăn hơn vì thế việc thay đổi món ăn liên tục sẽ giúp các cụ ăn ngon miệng hơn. Mỗi ngày, người cao tuổi sẽ ăn 3 bữa chính: sáng, trưa và tối. Ngoài ra có bữa phụ chiều như sữa tươi, sữa chua, hoa quả,…

Thông thường ở các gia đình, người cao tuổi thường ăn theo thực đơn chung của cả gia đình trong đó có nhiều món khô, cứng chỉ hợp với giới trẻ, không phù hợp với các ông bà. Chính vì vậy, Diên Hồng luôn tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng cho người già phù hợp.

Món ăn của các bữa chính sẽ được thay đổi liên tục theo từng tuần, từng ngày theo sở thích và mong muốn của người cao tuổi. Món ăn được chế biến hấp dẫn để tránh gây nhàm chán cho các cụ. Đầu bếp của Diên Hồng chia sẻ: “Bếp Diên Hồng luôn cố gắng để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi thật hợp lý. Đồ ăn cho các cụ thì phải được nấu nhừ, rau phải mềm để các cụ dễ ăn. Các bạn điều dưỡng hôm nào cũng phải chuẩn bị đồ ăn cho các cụ, bóc vỏ tôm hoặc cắt nhỏ món ăn. Nói chung làm đồ ăn cho người cao tuổi khá cầu kỳ và mất nhiều thời gian nhưng vì sức khỏe của các cụ nên mọi người vẫn cảm thấy rất vui”.

Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

Đối với người già chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm, dễ mắc chứng khó tiêu, nhai kém,  ăn không ngon miệng. Mặt khác, người già cũng thường mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, viêm khớp,,…Vì vậy, thực đơn sẽ theo sự tư vấn của bác sỹ để phù hợp cho các cụ.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Một món ăn ngon không chỉ nhìn qua hình thức bên ngoài, mà nguồn thực phẩm cũng phải đảm bảo. Các loại thịt, cá, rau củ,…được mua tại các trung tâm cung cấp thực phẩm an toàn, có chứng nhận của cơ quan chức năng do đó đảm bảo an toàn cho các cụ.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi được bác sĩ Diên Hồng tư vấn cẩn thận

Với người cao tuổi, không chỉ cần có chế độ ăn uống khoa học mà cách chăm sóc, chế độ nghỉ ngơi cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng luôn hướng đến những giá trị cốt lõi, mang tính nhân bản, luôn đặt người cao tuổi là trung tâm. Vì thế luôn dành những điều tốt nhất cho người cao tuổi để người cao tuổi được vui khỏe hơn mỗi ngày.

Xem thêm

Người cao tuổi tại Diên Hồng lan tỏa thông điệp quan tâm người già

“Lấy đi một tờ giấy đang che mờ cụ ông, cụ bà là gạt bỏ 01 lý do bận để dành thời gian cho ông bà mình” là thông điệp kêu gọi dành nhiều sự quan tâm đến người già của Người cao tuổi đang sống tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Sự kiện được tổ chức tại phố đi bộ Hồ Gươm sáng 28/9 nhân ngày Quốc tế người cao tuổi.

Lối sống hiện đại với nhiều bận rộn đã làm lu mờ hình ảnh của người già trong gia đình. 1001 lý do bận rộn chơi, bận rộn làm, bận rộn sống, bận rộn nghỉ ngơi đã khiến nhiều người không còn có thời gian để dành cho ông bà mình nữa. Vì vậy, nhân ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tổ chức chuỗi hoạt động nhằm kêu gọi mọi người quan tâm hơn đến người già.

Hình ảnh các cụ ông, cụ bà được dán giấy khắp người, mỗi tờ giấy tượng trưng cho một lý do bận mà nhiều người gặp như bận đi làm, bận đi công tác, bận đi du lịch, bận đi học, bận đi giao lưu…đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Với thông điệp “Có 1001 lý do làm che mờ sự hiện diện của người già trong gia đình. Lấy đi một tờ giấy là đồng ý gạt bỏ đi một lý do để dành thời gian cho ông bà mình”, dự án thu hút nhiều gia đình, các bạn trẻ cùng nhau gỡ bỏ 1 tờ giấy trên người các cụ và viết cam kết dành thời gian mỗi ngày, mỗi tuần cho ông bà, bố mẹ mình.

Những lời cam kết như “Em sẽ dành cả ngày cuối tuần cho ông bà”, “Thứ 7, CN hàng tuần sẽ về thăm gia đình và ông bà, trừ khi phải đi học hoặc có công việc gấp. Xin thề”, “Tôi cam kết dành ra 120 phút mỗi ngày cho ông bà”, “Tôi cam kết dành ra 60 phút/tuần cho ông bà mình” sẽ là món quà tuyệt vời nhất dành cho người cao tuổi trong dịp này.  Ông Phạm Văn Tín – một người cao tuổi tham gia vào dự án tâm sự: “Các con, các cháu thường xuyên vào trung tâm thăm tôi nên tôi luôn cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, tôi biết nhiều người không được quan tâm như vậy nên khi các cháu mời là tôi hào hứng tham gia cùng. Thấy nhiều người quan tâm và viết cam kết, tôi cũng mừng.”

Chia sẻ về lí do tổ chức hoạt động này, chị Hoàng Thị Thu Ngân – Trưởng dự án cho biết: “Quan sát các cụ ở trung tâm tôi thấy rằng cứ mỗi lần các cụ được con cháu tới thăm hoặc gọi điện thoại thì các cụ đều rất vui. Thậm chí có lúc người nhà bận không vào được, chỉ gửi quà thì các cụ cũng không vui bằng. Chính vì thế nên tôi mong muốn mọi người sẽ dành nhiều thời gian để trò chuyện với các cụ hơn”.

Bên cạnh hoạt động tại phố đi bộ Hồ Gươm, dự án cũng tổ chức chương trình thử thách “1 phút mỗi ngày vì nụ cười của người già” với cách thức đơn giản là gọi điện thoại hoặc ngồi nói chuyện trực tiếp với ông bà hoặc bố mẹ tối thiểu 01 phút mỗi ngày và thực hiện thử thách liên tục trong 1 tuần.

Xem thêm

Nhiều tranh cãi khi đưa bố mẹ vào trung tâm chăm sóc người già

Đưa người già sống trong các trung tâm chăm sóc người già hiện nay vẫn còn là một lựa chọn mang đến nhiều ý kiến trái chiều không chỉ trong cộng đồng người cao tuổi mà cả với những người trẻ tuổi.

Những người ủng hộ đa phần có tư duy mở hoặc đã có những trải nghiệm nhất định liên quan đến việc chăm sóc người già trong gia đình. Chị Lương Diệu (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Xu hướng xã hội hiện nay là con người trước tiên sẽ học hành, tạo dựng sự nghiệp sau đó mới lập gia đình sinh con, số lương con ít. Đồng thời tuổi thọ trung bình tăng cao, tuổi nghỉ hưu cũng tăng lên khiến cho con cái không thể chăm sóc bố mẹ khi về già vì chính họ cũng còn đang bận công việc, bận chăm sóc con cháu của họ. Kể cả khi họ đã về hưu thì chưa chắc họ đã còn đủ khỏe mạnh để chăm sóc bố mẹ vì có khi bản thân họ cũng mang bệnh. Hơn thế nữa, nhiều thế hệ chung sống dưới 1 mái nhà dường khó khăn vì người già và người trẻ có nhu cầu, nhịp sinh hoạt khác nhau khó có thể dung hòa, khẩu vị cũng khác… Nói thật, cứ 2-3-4 thế hệ ở líu ríu với nhau xong phát sinh lắm chuyện, để y lời ăn tiếng nói gây nhau, chẳng vui vẻ gì. Bố mẹ già không thoải mái, con cháu cũng chẳng thích. Nhà dưỡng lão là tất yếu và phù hợp với nhu cầu cũng sự phát triển của xã hội. Ở đâu cũng được, miễn thấy vui vẻ, yêu đời chứ nặng nề chuyện trách nhiệm để rồi làm khó nhau mà làm gì. Tuy nhiên chi phí cũng cần phải cân nhắc vì không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện đưa bố mẹ vào các trung tâm chăm sóc người già.”

trung tâm chăm sóc người già
Người già cùng tham gia các hoạt động tập thể tại viện dưỡng lão

Đồng tình với ý kiến này, anh Minh Khang (Hà Đông, Hà Nội) cũng tâm sự: “Biết rằng bố mẹ là người sinh ra mình đấy nhưng có ở trong hoàn cảnh này mới hiểu như thế nào là tốt nhất cho bố mẹ. Vậy nên đừng ai đánh giá chuyện con cháu gửi bố mẹ vào nhà dưỡng lão. Lựa chọn như thế nào là tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của từng nhà”. Như gia đình anh Khang, con cháu thì đi làm về muộn, người làm kinh doanh tự do, người làm công ty phải đi công tác nhiều thành ra bận bịu. Sáng vội vã đi làm, tối về lại chuyện con cái học hành thành ra cũng không có thời gian chăm sóc mẹ già. Chưa kể mẹ anh ở nhà cả ngày một mình, có lúc huyết áp tang, chóng mặt ngã xuống chẳng ai biết. Mà cụ quanh ra quẩn vào 1 mình trông nhà cũng chán. May có trung tâm chăm sóc người già khá gần nhà nên anh thấy yên tâm hẳn, tuần vài lần vào thăm mẹ, bà thì vui khỏe bên các cụ khác mà anh chị cũng yên tâm.

Đa phần mọi người đều đồng ý rằng nhà dưỡng lão là hợp lý nhất cho người già vì lối sống hiện đại nhiều mối quan tâm, con cháu không thể lúc nào cũng ở bên ông bà cha mẹ. Sinh hoạt của các cụ khác hẳn với con cháu: Ăn sớm ngủ sớm; chỉ ăn các món ăn truyền thống, món ăn mới lạ là không ăn được; ti vi chỉ xem hình không cho mở tiếng; ồn ào là không chịu được, bứt rứt, khó chịu.

Thậm chí một số người còn nhấn mạnh: “Vào trung tâm dưỡng lão các cụ có thêm bạn và có người chăm sóc đầy đủ. Vào đó giờ giấc sinh hoạt hợp lí, ăn uống đúng bữa đúng giờ lại có bạn già tâm sự thì hạnh phúc hơn nhiều ở nhà. Kể cả ở nhà có được chăm sóc tốt đến mấy nhưng không có người bầu bạn thì cũng như không. Đáng thương chính là các cụ bị nhốt ở nhà, nằm trên giường hoặc thui thủi 4 bức tường. Thậm chí có cụ bị trói chân tay mấy năm trời trước khi chết vì cứ giãy giụa hoặc giật bỉm ra. Đấy mới là đáng thương”.

Trước những ý kiến cho rằng đưa ông bà vào viện dưỡng lão là đáng lên án, cô Hồng Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) tỏ ra không hài lòng: “Nếu ông bà thoải mái thì vào trung tâm dưỡng lão cũng ko có gì là xấu. Với những người khỏe mạnh, tự đi xe bus, đi taxi đi chơi, thăm thú khắp nơi được thì không nói. Nhưng với những người cao tuổi, đi lại khó khăn muốn tìm người bầu bạn cũng rất khó. Trong khi con cháu còn đi học đi làm nên thường ở nhà 1 mình, ăn trưa một mình cũng rất buồn. Con cái có lòng thuê giúp việc đến vừa chăm sóc bầu bạn nhưng họ không có chuyên môn mà cũng khó tìm được người phù hợp. Thế nên ở nhà với giúp việc thì không thể yên tâm bằng ở trong trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Vào ở những chỗ như vậy mà ông bà đồng ý và thấy thích thì quá tuyệt rồi còn gì nữa.”

Không đồng tình với việc gửi cha mẹ vào nhà dưỡng lão, chị Thanh Tú (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng: “Mình lại nghĩ các cụ tuổi cao như vậy rồi thì chẳng cần cơm bưng nước rót, chăm sóc từng ly từng tí như ở nhà dưỡng lão, có chăm thế chăm nữa các cụ cũng có sống thêm được bao lâu đâu. Chẳng thà để ông bà ở nhà với con cháu, dù có bận việc bận học cả ngày ít ra tối cũng về nhà nhìn mặt nhau một cái chứ. Còn loại con cháu mượn cớ bận bịu rồi cả tuần cả tháng chẳng hỏi han ông bà lấy một câu thì có ở nhà hay nhà dưỡng lão cũng như nhau cả thôi. Trước khi đưa ba mẹ vào đây các bạn hãy nghĩ đến cảm giác khi nhỏ bản thân mình bị ném vào 1 trường mẫu giáo khi mới 1 tuổi. Không ai thương con bằng ba mẹ, bây giờ ba mẹ già được cơ hội báo hiếu thì đùn đẩy trách nhiệm. Ai có con rồi sẽ hiểu, mình mang nặng đẻ đau nuôi con cực khổ như thế nào thì ba mẹ cũng đã từng nuôi mình cực khổ như vậy. Mình đối xử với ba mẹ như thế nào thì con mình sau này cũng sẽ đối xử với mình như vậy.”

trung tâm chăm sóc người già
Ở viện dưỡng lão, người già thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu với các đoàn sinh viên thực tập hoặc tình nguyện viên

Chị Thanh Tú cũng phản đối những ý kiến cho rằng không lo được cho ba mẹ không vì không có thời gian, con cái công việc. Chị chia sẻ: “Đẻ ra 3 đứa con , nuôi ăn học , cưới vợ gả chồng. Chưa bao giờ ba mẹ nói là bận công việc hay không có thời gian mà cho con vào trại mồ côi. Trong con cái thì nói do công việc thời gian mà phải để ba mẹ vào viện dưỡng . Vào trung tâm thì thấy sướng cơm bưng nước rót , ốm đau đã có thầy thuốc…  đấy là ta chỉ thấy bề nổi. Ông cha ta đã có câu “Trẻ cậy cha già cậy con” người già đôi khi thay đổi tính nết nhưng mãi mãi vẫn muốn sống gần các con đấy là niềm vui và an ủi nhất không gì so sánh được. Có những người mẹ người cha nẳm liệt giường nhưng con cái vẫn chăm sóc tận tình mặc dù chỉ còn là cái bóng nhưng bù lại họ được nhìn thấy hàng ngày được chuyện trò được tự tay chăm sóc cho tới cuối cuộc đởi không phải lăn tăn ân hận. Thật lòng riêng tôi không nỡ đưa bố mẹ già vào trung tâm chăm sóc người già cho dù có đủ điều kiện về kinh tế chằng nữa”.

Việc ủng hộ đưa người già vào sống trong trung tâm chăm sóc người già hay không là do quan điểm và hoành cảnh của mỗi người. Mọi sự so sánh đều khập khiễng bởi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Trẻ nhỏ thì đi học ở trường mầm non, người già sinh hoạt ở viện dưỡng lão cũng có cái lý riêng của nó. Chính vì vậy, điều tốt nhất chúng ta có thể làm chính là tôn trọng quyết định của mỗi gia đình, không nên áp đặt suy nghĩ của mình để gây áp lực cho những người không cùng quan điểm.

Xem thêm

Bí quyết lựa chọn viện dưỡng lão tốt nhất ở Hà Nội (Phần 1)

Hiện tại ở Hà Nội có gần 2 chục cơ sở dưỡng lão. Sau đây là một vài yếu tố cần lưu ý để lựa chọn được viện dưỡng lão tốt nhất theo nhu cầu của mỗi người.

Môi trường

Địa điểm đó có gần gia đình và bạn bè của mình không? Có các trung tâm mua sắm hoặc buôn bán khác mà có thể đi bộ tới? Không khí có ấm cúng, gần gũi? Nơi ở đó có sạch sẽ và không mùi? Có các khu sinh hoạt chung đủ rộng cho các cụ ngồi cùng với nhau? Các cụ có thể ra vào tự do? Khách đến thăm có được ra vào tự do?

Kinh nghiệm chăm sóc người già 5 năm tại Viện dưỡng lão Diên Hồng cho thấy các cụ khỏe mạnh minh mẫn đều thích ra ngoài đi chợ mua sắm. Người cao tuổi thích rủ nhau đi xem giá cả thị trường thế nào, thi thoảng mua chút hoa quả, bánh trái về vừa nhâm nhi vừa trò chuyện. Và cũng bởi các cụ muốn gần gũi với con cháu nên cần một nơi gần nhà để con cháu tiện đến thăm.

Cả hai cơ sở của Diên Hồng đều thuận tiện đường đi, gần chợ, gần khu mua sắm, giao thông thuận tiện, do đó việc đến thăm các cụ là rất dễ dàng. Thi thoảng các cụ mua đồ ăn xong gói ghém phần cho các bạn điều dưỡng như thói quen cũ để dành cho con cháu.

Các bạn điều dưỡng cũng xem các cụ như ông bà của mình, những lúc rảnh rỗi cùng nhau nói chuyện, tâm sự.

Nhân viên

Để lựa chọn được viện dưỡng lão tốt nhất, các gia đình cần đến tận nơi để quan sát cách làm việc và thái độ phục vụ của nhân viên tại đây. Các nhân viên có vui vẻ khi làm việc không? Cách trao đổi tương tác với các cụ như thế nào? Họ có biết tên của các cụ? Cuộc trao đổi thân thiện, gần gũi không? Các nhân viên làm việc với nhau có chuyên nghiệp không? Họ có được huấn luyện, đào tạo liên tục, hoặc cấp bằng gì?

Chỉ khi điều dưỡng viên quan tâm, yêu mến các cụ, tâm huyết với công việc mình đang làm thì họ mới chăm sóc tốt cho các cụ được. Nếu có dịp đến Diên Hồng, khách hàng sẽ thấy điều dưỡng hiểu được cả thói quen, sở thích của các cụ, sẽ thấy các cụ trêu đùa điều dưỡng như người thân trong gia đình.

Hiện tại viện dưỡng lão Diên Hồng cũng thường xuyên tổ chức đào tạo về chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho nhân viên. Như gần đây nhất khóa học “phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ” rất cần thiết khi chăm sóc người cao tuổi.

Tính an toàn

Các cầu thang và hành lang có đủ ánh sáng và có tay vịn không? Xe lăn có thể di chuyển dễ dàng? Phòng ở có thiết bị gọi khẩn cấp không? Các cửa sổ và cửa ra vào có chốt khóa an toàn? Có hệ thống báo cháy tự động? Có thiết bị gọi khẩn cấp khi có vấn đề xảy ra với người cao tuổi không? Và nhất là cơ sở dưỡng lão đã được cấp phép chưa?

Hiện tại theo Sở lao động thương binh và xã hội thì ở Hà Nội chỉ có 9 cơ sở được cấp phép, trong đó có 3-4 cơ sở đã ngừng hoạt động. Và cả 2 cơ sở của Viện dưỡng lão Diên Hồng đều có đủ giấy phép hoạt động.

Viện dưỡng lão tốt nhất ở Hà Nội
Người cao tuổi tại Diên Hồng rủ nhau tập đi

An toàn cho người cao tuổi là một trong những vấn đề mà viện dưỡng lão Diên Hồng ưu tiên hàng đầu. Do đó việc trang bị những thanh chắn, tay vịn là không thể thiếu. Ngoài ra người cao tuổi cũng được cấp chuông riêng để thông báo khi có vấn đề xảy ra cần được trợ giúp.

Tiện ích

Các tiện ích tại viện dưỡng lão cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu khi tìm kiếm một viện dưỡng lão tốt nhất. Ở đó có đầu bếp riêng không? Đồ ăn có sạch sẽ, ngon miệng, có thực đơn riêng theo tình hình sức khỏe của từng người như chế độ ăn cho người tiểu đường, cao huyết áp…hay không? Nơi sinh hoạt có truyền hình cáp hay truy cập được Internet không? Người cao tuổi có được trang trí khu vực của mình theo ý thích hay không? Có khu vực riêng dành cho nhu cầu tâm linh không và có các dịch vụ ngoài như mát xa thư giãn, làm móng, cắt tóc… không?

Viện dưỡng lão tốt nhất ở Hà Nội
Diên Hồng có nhiều dịch vụ làm đẹp đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi

Dịch vụ chăm sóc y tế

Viện dưỡng lão có nhân viên phục vụ 24/24 hay không? Có bác sĩ thăm khám thường xuyên không? Người cao tuổi có được cho uống thuốc đúng giờ không? Nếu người cao tuổi có vấn đề về sức khỏe thì trung tâm có đưa họ đi viện hay không? Nhà dưỡng lão có gần bệnh viện để khi có trường hợp khẩn cấp để đi cấp cứu nhanh chóng hay không?

Kinh nghiệm trong chăm sóc người cao tuổi

Ở Việt Nam hiện nay chưa có một trường đào tạo nào về nghề điều dưỡng chăm sóc người già. Chính vì vậy các viện dưỡng lão lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc người cao tuổi. Các quy trình liên quan đến khâu chăm sóc người cao tuổi sẽ được chuẩn hóa để đảm bảo an toàn cho người cao tuổi. Nhiềucó các sự cố bất ngờ xảy ra, nếu có kinh nghiệm và quy trình rõ ràng, nhân viên điều dưỡng sẽ xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

Vấn đề chi phí và hợp đồng

Một trung tâm dưỡng lão chuyên nghiệp cung cấp cho khách một bản hợp đồng chi tiết các điều khoản về chi phí và dịch vụ mà người cao tuổi được hưởng cũng như thủ tục tiếp nhận ban đầu như thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh tật, các lưu ý khi chăm sóc. Các khoản đặt cọc, thời điểm thanh toán phí dịch vụ cũng cần được trao đổi kỹ càng. Ngoài ra, các trường hợp phát sinh như về thăm nhà, khi đi viện cũng cần phải thống nhất từ đầu để tránh những sung đột không đáng có về sau. Cuối cùng, chất lượng dịch vụ có tương xứng với số tiền mình bỏ ra hay không chính là điều mà ai cũng cần quan tâm. Một nơi đáp ứng các nhu cầu của gia đình với mức phí phù hợp thì chính là viện dưỡng lão tốt nhất của gia đình đó rồi.

Thực tế Viện dưỡng lão Diên Hồng đang có mức phí hợp lý nhất trong các viện dưỡng lão ở Hà Nội. Trong khi đó chất lượng dịch vụ lại không thua kém gì các nơi khác. Chính vì vậy, Diên Hồng tự tin đón các gia đình đến tham quan, ở thử hoặc khuyến khích các gia đình đi tham khảo các nơi khác trước khi có lựa chọn cuối cùng.

Xem thêm:

Bí quyết lựa chọn Viện dưỡng lão phần 2 – Cơ sở vật chất

Bí quyết lựa chọn viện dưỡng lão tốt nhất phần 3 – Nhân viên chăm sóc

 

Xem thêm

Đưa bố mẹ già vào viện dưỡng lão là có hiếu hay bất hiếu?

Việc đưa người già vào các viện dưỡng lão vẫn còn nhiều chiều ý kiến trái chiều. Không ít người còn giữ quan niệm để bố mẹ già vào viện dưỡng lão là bất hiếu.

Như đã đề cập trong các bài viết trước, cuộc sống của những người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão có nhiều thuận tiện cho việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, quá trình sinh hoạt của họ cũng có nhiều chuyện “dở khóc, dở cười”.

Đặc biệt, nhiều người già phải xa gia đình, con cháu và còn nhiều quan điểm khác nhau về việc gửi bố mẹ già tới viện dưỡng lão. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Giám đốc Viện dưỡng lão Diên Hồng (Quận Hà Đông, Hà Nội) để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bà Hoàng Thị Thu Ngân (đứng) – Phó Giám đốc Viện dưỡng lão Diên Hồng. Ảnh Vương Đông

Quan niệm về việc gửi cha mẹ già vào viện dưỡng lão hiện nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, gửi người thân vào viện dưỡng lão là bất hiếu. Bà có chia sẻ gì về điều này?

– Trước tiên, tôi muốn nói rằng, các gia đình nếu có thể hãy tự chăm sóc bố mẹ. Bởi vì dù thế nào chăng nữa thì bản chất thói quen của người phương Đông là bố mẹ thích được gần con cái.

Tuy nhiên, “chữ hiếu” bây giờ cần được thay đổi. Tức là “có hiếu” không phải là luôn giữ bố mẹ ở bên cạnh mình mà là tôn trọng và làm theo ý muốn của bố mẹ, ít nhất là khi họ còn tỉnh táo. Nếu như bố mẹ muốn ở nhà thì nên để ông bà ở nhà, còn nếu bố mẹ muốn đi viện dưỡng lão thì nên đưa các cụ đến.

Với những trường hợp mà các gia đình không có đủ điều kiện về thời gian, bởi quá bận rộn với công việc và không có kỹ năng chăm sóc người cao tuổi, nhất là khi các cụ ốm bệnh thì nên suy nghĩ tới việc đưa các cụ vào trung tâm dưỡng lão. Bởi tại đây sẽ có các điều dưỡng, những người có chuyên môn về chăm sóc người cao tuổi. Mặt khác, tại trung tâm dưỡng lão cũng sẽ có nhiều cụ già, họ có thể làm bạn, nói những câu chuyện xưa và chia sẻ cùng nhau. Đó cũng là một điều thuận lợi.

Người cao tuổi tham gia các hoạt động tập thể vui vẻ trong Viện dưỡng lão Diên Hồng

Thưa bà, hiện nay, những nhóm người cao tuổi nào thường được gửi chăm sóc tại các viện dưỡng lão?

– Hiện có 3 nhóm người già vào các viện dưỡng lão. Nhóm thứ nhất là các cụ già thích và chủ động vào viện dưỡng lão, không muốn làm phiền tới các con, muốn được làm bạn cùng những người cao tuổi nên đề xuất vào đây.

Nhóm thứ 2 là các cụ vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn nhưng thường xuyên ở nhà một mình, các con đề xuất các cụ vào các viện dưỡng lão.

Nhóm thứ 3 là các cụ có vấn đề về sức khỏe, có thể mắc một số bệnh mãn tính, có những trường hợp bị lẫn, con cái gặp khó khăn để chăm sóc tốt nhất cho bố mẹ nên đưa vào viện dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn. Đây là nhóm được đưa vào viện dưỡng lão nhiều nhất.

Nhân viên chăm sóc cho các cụ già tại viện dưỡng lão. Ảnh Vương Đông

Vào viện dưỡng lão, người già có cảm thấy cô đơn khi xa gia đình?

– Người già thường cảm thấy mình cô đơn khi không có con cháu hỏi han, quan tâm mỗi ngày. Đây là tâm lý chung mà người già thường gặp phải khi con cháu quá bận lo toan công việc, không ai bên cạnh mình. Cũng từ đây, những người cao tuổi thường sống trong tâm trạng buồn tủi và suy nghĩ nhiều dẫn đến suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách duy nhất để hạn chế được tình trạng này không đâu khác ngoài những lời hỏi han, quan tâm từ phía những người xung quanh. Tại các trung tâm dưỡng lão, điều dưỡng viên được đào tạo để chăm sóc người cao tuổi nên mọi thứ sẽ tốt cho các cụ hơn.

Ban đầu nhiều cụ vào các trung tâm dưỡng lão đều nhớ nhà và chỉ muốn về. Do vậy bước đầu khi các cụ vào viện, các điều dưỡng thường xuyên phải hỏi han, trò chuyện trong tâm thế là người thân, người nhà. Như vậy, họ sẽ cảm thấy không còn cô đơn nữa.

– Cảm ơn bà đã chia sẻ!

Theo Vương Trần – Phạm Đông (Lao Động)

Xem thêm

Nơi các cụ già ngồi xe lăn đua tốc độ, nâng cử tạ bằng giỏ hoa quả

Những môn thi đấu thể thao trong kỳ thi Olympic được “chế” lại thành các trò chơi vận động nhẹ giúp các cụ già rèn luyện sức khỏe.

Trong bộ đồng phục màu xanh, chị Nguyễn Thu Hà – điều dưỡng viên Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Đông, Hà Nội) đi một vòng quanh các cụ già hỏi thăm sức khỏe từng người. Dứt lời, chị lấy chiếc ghế ngồi ngay cạnh cụ Hoàng Thị Cẩm (85 tuổi – một người có thâm niên lâu năm sống trong viện dưỡng lão Diên Hồng) và kể cho chúng tôi về quá trình rèn luyện sức khỏe của gần trăm cụ già tại đây.

Chị Hà hóm hỉnh cho biết, ở đây rất nhiều cụ già đã giành được các huy chương vàng, bạc, đồng ở kỳ thi thể thao do trung tâm tổ chức thường niên. Đó là các trò chơi, các môn thể dục biến tấu từ các môn thi đấu trong Thế vận hội như môn ném lao, ném đĩa, cầu lông, cử tạ, đua xe, bắn súng, bowling…nhưng được tổ chức lại theo một cách rất sáng tạo.

Các cụ già thi môn “đua xe lăn“

“Cụ thể, như môn đua xe được “chế” lại thành các cụ cùng ngồi xe lăn đua cùng nhau. Môn thi cử tạ thì được chế lại 2 giỏ đựng hoa quả 2 bên, thanh tạ ở giữa là một cây gậy nhẹ. Hay như môn bắn súng thì các cụ được bắn súng nhựa với mũi tên có gắn đầu cao su, môn bowling thì các cụ dùng quả bóng ném vào các chai nhựa… Những trò chơi vận động mang lại rất nhiều niềm vui cho các cụ già” – chị Hà nói.

Kể về kỳ thi gần đây nhất, cụ Đính với mái tóc bạc trắng, khuôn mặt cũng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn vì tuổi cao cho hay, cụ mới giành được huy chương đồng trong môn thi bắn súng. Theo cụ, lúc đầu cụ định từ chối thi vì lý do sức khỏe. Tuy vậy, buổi sáng ngày tổ chức thi, vì quá háo hức nên cụ đã nhờ điều dưỡng hỗ trợ thay quần áo đẹp, tết tóc gọn gàng rồi nhanh chóng ăn sáng để xuống sân.

Cụ Đính dù đã 94 tuổi nhưng còn rất minh mẫn
Cụ Đính dù đã 94 tuổi nhưng còn rất minh mẫn

“Ban đầu tôi chỉ muốn xuống cổ vũ cho các cụ khác nhưng thấy không khí náo nhiệt, các cụ thi vui quá, tôi cũng muốn thi môn bắn súng vì không cần dùng sức nhiều”, cụ Đính tâm sự.

Mới giành được huy chương vàng trong môn “đua xe lăn” ở kỳ thi gần đây, cụ Dương Văn Tỵ (93 tuổi) khi thi còn tỏ ra rất hứng thú và hỏi rất kỹ về cách thi như “khi bắt đầu là trọng tài phất cờ hay thổi còi hay hô như thế nào hả cháu? Ông đi như thế này có ổn không?

Cụ chia sẻ: “Lần đầu được dự thi thế này tôi bất ngờ và thấy rất lạ. Sau trò chơi chúng tôi còn có thưởng, đó quả là sự động viên tinh thần cho những người già lần đầu được thi đấu thể thao thế này”.

Người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thi môn Bowling

Theo các điều dưỡng viên tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, những trò chơi vận động nhẹ như vậy đã phần nào kiểm tra được sức khỏe của các cụ, đồng thời giúp mọi người thường xuyên vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe. Còn với những môn chơi tập thể đòi hỏi sự khéo léo kết hợp nhịp nhàng của các cụ trong cùng đội chơi đã giúp các cụ thể hiện sự dẻo dai, nhanh nhẹn và sự chuẩn xác.

Đây không chỉ là nơi để các cụ thể hiện mình, sự tham gia của đông đảo các cụ cũng truyền cảm hứng để các cụ khác dù sức khỏe yếu nhưng vẫn nỗ lực để hòa mình vào không khí sôi nổi nơi đây. Những hoạt động như thế này giúp giải phóng endorphin làm cải thiện tâm trạng cho người cao tuổi rất tốt.

Theo Phạm Đông – Trần Vương (Lao động)

Xem thêm

Chuyện chưa kể về nơi ở của gần trăm người cao tuổi

Tại Hà Nội có một nơi gần trăm cụ già hàng ngày đang sống và làm bạn với nhau, xảy ra không ít câu chuyện vui, buồn hiếm thấy…

“Mình 18 tuổi”

Có mặt tại Viện dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 (Phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) những ngày đầu tháng 7, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi được nghe những câu chuyện về gần trăm cụ già cùng chung sống tại ngôi nhà chung.

Trong căn phòng trung tâm ở tầng 2, vài chục người cao tuổi ngồi tập trung cùng nhau. Nhiều cụ già cùng chăm chú xem các chương trình tivi, có người lại đọc báo, người nghe nhạc và có cụ già thì hướng mắt về phía cửa sổ nhìn về phía xa xa. Họ cùng nhau sống chung, làm bạn với tuổi già và cũng không ít câu chuyện “dở khóc, dở cười” mà không nhiều người tường tận.

Người già trở thành bạn bè thân thiết, chăm sóc nhau trong viện dưỡng lão

Mỉm cười chào hỏi một lượt các cụ già tại đây, chị Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho hay, ở cái tuổi xưa nay hiếm, người cao tuổi không chỉ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật mà đời sống tinh thần của họ cũng có rất nhiều những khúc mắc. Hiện nay tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 có 75 cụ đang sống và sinh hoạt tập thể nên các điều dưỡng cũng phải rất khó khăn để chiều được ý của các cụ.

Chỉ vào những bức ảnh được treo trên bức tường về hoạt động của các cụ già, chị Ngân kể: “Ở đây có những cụ rất tỉnh táo, nhưng khi hỏi tuổi, họ luôn nói mình 18 tuổi và nói với các điều dưỡng tuổi của chúng mình chỉ là chị em thôi. Còn có những cụ khi đi vào thang máy, tại đây có dán gương thì lại bảo sao trong này đông người thế. Các cụ tự đứng trò chuyện với những hình ảnh trong gương, khi hỏi mà không thấy “người trong gương” chào lại thì họ nói ngay “đúng là mất lịch sự”.

Lần “trẻ con” thứ hai

Ở đây cũng có những chuyện mà chắc ai đã làm việc đều khó quên. Như trường hợp bà cụ Nguyễn Thị T (SN 1942, nhà ở quận Long Biên, Hà Nội) luôn nghĩ mình phải chăm cháu, cháu ở nhà không ai trông nên rất hay đòi về để đưa cháu đi học. Những lúc đó, nhân viên của trung tâm lại phải giải thích là cháu đã được đi học rồi thì cụ mới thôi.

Hay có trường hợp của bà cụ Ngô Thị A (SN 1946, quê ở Kinh Bắc, Bắc Ninh) cứ vào trong phòng là đóng kín cửa, chèn hết những vật có thể vào để yên tâm là chỉ có một mình trong phòng. Sau đó, cụ lại lục tung hết đồ đạc trong phòng lên nhưng không nhớ gì cả.

Người cao tuổi vẫn giữ nguyên các thói quen thường ngày ở nhà như nhặt rau giúp nhà bếp

Có một cụ khác cùng phòng với cụ A là bà Sinh. Người này lại hay phân phát những đồ mà bà A đã lấy như quần áo, cốc, khăn mặt, dụng cụ trong phòng cho những người khác…. Cứ như vậy, các điều dưỡng lại phải đi sắp xếp lại lần lượt các đồ trong phòng.

Là người ở trung tâm dưỡng lão lâu năm nhất, bà Phùng Thị Kim Đính (94 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) có khá nhiều kỷ niệm. Mỗi lần biết được lịch con cháu vào thăm là bà lại “cười tít mắt”, chuẩn bị tinh thần từ rất sớm, rồi bà còn bày sẵn bánh kẹo để đợi các cháu tới chơi. Chỉ cần thế thôi là bà đã vui cả ngày. Nhiều khi, bà còn nhờ trung tâm chụp ảnh cho cả nhà để làm kỷ niệm…

Cũng theo chị Ngân, trong ngôi nhà chung này, có những cụ dù đã lớn tuổi nhưng tính tình lại như trẻ con, rất thích nũng nịu, muốn được chiều chuộng nên mỗi lần ăn các điều dưỡng viên phải nịnh thì các cụ mới ăn. Cũng có những khi nhân viên phải đóng giả làm con thì cụ mới chịu ăn. Có lẽ câu nói “một đời người 2 lần trẻ con” lại đúng trong hoàn cảnh này.

Theo Vương Trần – Đông Phạm (Báo Lao động)

Xem thêm

Gửi người thân trong nhà dưỡng lão và chữ Hiếu ngày nay

Truyền thống Á Đông vốn coi chữ Hiếu là nền tảng đạo đức làm người. Nhưng chữ Hiếu ngày nay không phải giữ bố mẹ ở bên cạnh để “đẹp mặt” với họ hàng, làng xóm mà là thuận theo mong muốn của cha mẹ, ít nhất khi họ còn tỉnh táo.

Truyền thống Á Đông vốn coi chữ Hiếu là nền tảng đạo đức làm người. “Bách thiện hiếu vi tiên” – nghĩa là, trong trăm thứ hạnh tốt, chữ “Hiếu” xếp đầu tiên. Nhưng hiếu kính với cha mẹ không phải giữ bố mẹ ở bên cạnh, mua cho nhiều quà cáp mà chữ Hiếu là thuận theo mong muốn của cha mẹ, ít nhất khi họ còn tỉnh táo. Nhiều người nghĩ có hiếu là phải nuôi bố mẹ, đón bố mẹ về ở cùng, mua quần áo đẹp, mua thuốc bổ…nhưng nếu bố mẹ thích sống riêng cho tự do, không thích quần áo đẹp thì tất cả những điều trên chỉ là để “làm màu” hoặc thể hiện cho người khác thấy chứ không thực sự quan tâm đến bố mẹ. Nếu bố mẹ mong muốn cùng nhau ăn 1 bữa cơm thì cố gắng sắp xếp công việc để cùng nhau ăn, nếu bố mẹ thích kim cương hột xoàn mà mình có điều kiện thì hãy mua cho bố mẹ những thứ đó.

Nhà dưỡng lão Diên Hồng
Các cụ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại nhà dưỡng lão Diên Hồng

Bản thân Nhà dưỡng lão Diên Hồng luôn khuyến khích các gia đình chăm sóc các cụ tại nhà nếu các cụ muốn sống cùng con cháu và gia đình có điều kiện chăm sóc. Những trường hợp các cụ thích sống cùng với những người cùng lứa tuổi hoặc các cụ yếu, bệnh, gia đình không có kinh nghiệm chăm sóc thì nên để các cụ sống trong Viện dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn. Hiện tại ở Diên Hồng cũng có nhiều trường hợp các cụ tự chủ động tìm hiểu và tự quyết định sống ở đây thì con cái nên tôn trọng và thường xuyên đến thăm để các cụ luôn cảm nhận được tình cảm của con cháu. Một số cụ ở nhà là bệnh nhân, tất cả mọi sinh hoạt đều tại giường, phải ăn qua sonde, khi vào Diên Hồng thì sức khỏe đã cải thiện nhiều, đã có thể ngồi dậy và ăn được cơm thì quyết định sống trong nhà dưỡng lão là đúng đắn.

Nhà dưỡng lão Diên Hồng
Các cụ vừa nhặt rau vừa uống trà, nói chuyện như ở nhà

Đa số các cụ đang sống ở nhà dưỡng lão Diên Hồng đều cảm nhận được không khí gia đình ở nơi đây. Các cụ coi các bạn điều dưỡng như con cháu trong nhà, bản thân các bạn cũng coi các cụ như người thân để dễ dàng trò chuyện và chăm sóc các cụ tốt hơn. Bên cạnh nhiều hoạt động tập thể như tập thể dục, các trò chơi vận động, giao lưu văn nghệ, đố vui, Diên Hồng cũng để các cụ được tự làm những công việc mà thường ngày ở nhà các cụ vẫn làm như quét nhà, nhặt rau, tự đi đổ rác…tùy theo mong muốn. Khi được làm những việc này, các cụ cảm thấy mình có ích và cảm thấy cuộc sống trong trung tâm thân thuộc như ở nhà. Bởi vì mục tiêu của nhà dưỡng lão Diên Hồng là mang đến một môi trường sống an toàn, hạnh phúc cho người cao tuổi nên Diên Hồng sẽ luôn quan sát và hỏi ý kiến các cụ để đưa ra các hoạt động phù hợp.

Xem thêm