Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

Viện dưỡng lão Diên Hồng và Autowells ký kết hợp tác thử nghiệm thiết bị theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi

Ngày 16/4/2024, một sự kiện hợp tác mang tính đột phá đã diễn ra giữa Viện dưỡng lão Diên Hồng và Autowells. Hai bên đã chính thức ký kết hợp tác về việc thử nghiệm các thiết bị theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi không ràng buộc, không giới hạn dựa trên vi rung cơ thể con người (FHV*) và AI (trí tuệ nhân tạo) sử dụng BCG (điện tâm đồ đạn đạo). Thiết bị cảm ứng sẽ được đặt dưới đệm tùy theo từng bệnh nhân và có thể đo các tín hiệu sinh học với độ chính xác cao ngay cả khi ở nhiều tư thế, đồng thời cảnh báo đến các thiết bị theo dõi khi có bất thường.

Đại diện Diên Hồng và đại diện Autowells ký biên bản ghi nhớ hợp tác

Sự hợp tác này đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Việt Nam nói chung và Diên Hồng nói riêng. Thiết bị theo dõi sức khỏe của Autowells được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người cao tuổi, bao gồm:

  • Theo dõi sức khỏe liên tục và chính xác: Thiết bị có thể theo dõi các dấu hiệu sức khỏe quan trọng của người cao tuổi 24/7, giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.
  • Không ràng buộc, không giới hạn: Thiết bị được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ nhàng và thoải mái khi đeo, không gây bất kỳ cản trở nào cho người sử dụng.
  • Dễ sử dụng: Thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại nhưng dễ dùng, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Tiết kiệm chi phí: Thiết bị giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi bằng cách theo dõi sức khỏe từ xa và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.

Triển khai lắp thử nghiệm thiết bị theo dõi trên các giường chăm sóc đặc biệt

Viện dưỡng lão Diên Hồng được đánh giá cao là một trong những cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi có quy mô và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Việc hợp tác với Autowells sẽ giúp Diên Hồng nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hy vọng sau thời gian thử nghiệm tại Diên Hồng, sản phẩm sẽ sớm được đưa vào sử dụng rộng rãi để có thể cải thiện quá trình theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi được nhanh chóng và chính xác.

Xem thêm

Già cậy… viện dưỡng lão (Bài 2)

Không còn tư tưởng “trẻ cậy cha, già cậy con” như trước đây, ngày càng nhiều người già thích vào sống tại các trung tâm dưỡng lão để an hưởng tuổi già.

Bài 2: Niềm vui ở viện dưỡng lão

 Coi viện dưỡng lão như ngôi nhà thứ hai của mình

Sau 11 năm chồng mất cũng là khi 6 người con đã trưởng thành, có gia đình riêng, cụ Nguyễn Thị Biển (quận Hà Đông, Hà Nội) đã chọn một viện dưỡng lão ở ngoại thành Hà Nội làm ngôi nhà thứ hai của mình.

Ở tuổi 94 nhưng cụ vẫn minh mẫn, lạc quan và tự chủ trong mọi việc.

Trong căn phòng rộng chừng 30m2, cụ Biển sống cùng một cụ bà khác. Mọi thứ đều được bài trí ngăn nắp, đầy đủ tiện nghi như tivi, tủ lạnh, phòng vệ sinh khép kín.

Đưa cha mẹ vào sống trong viện dưỡng lão, cuối tuần đón cha mẹ về nhà chơi đang là lựa chọn của nhiều gia đình.

Cụ tâm sự, từ ngày cụ ông mất, cụ sống một mình, tự chăm sóc bản thân, chăm sóc vườn tược. Đến khi bị bệnh tuổi già (đau thần kinh hông; dạ dày…) cụ đều tự mình đi taxi vào, ra bệnh viện. Thấy tình trạng của mẹ như vậy không ổn, các con đã gom góp tiền gửi mẹ vào viện dưỡng lão.

“Sau gần 5 năm sống ở viện dưỡng lão, giờ tôi coi đây như ngôi nhà thứ hai của mình. Hồi đầu, để tôi đỡ buồn, tuần nào các con, cháu cũng đến chơi. Sau này, khi dần quen cuộc sống ở đây, tôi bảo các con không phải đến thường xuyên mà thu xếp thời gian vào lúc nào cũng được.

Cuối tháng tôi lại được các cháu đón về nhà chơi. 5 năm qua tôi đều ăn tết tại trung tâm, vì ở đây vui hơn, có nhiều hoạt động thú vị hợp tuổi già”, cụ Biển phấn khởi cho biết.

Cụ Nguyễn Thị Biển (thứ 3 từ phải sang) cảm thấy vui và khỏe mạnh hơn sau 5 năm sống trong trung tâm dưỡng lão.

Theo cụ Biển, ở viện dưỡng lão, các cụ được chăm sóc sức khỏe và phục vụ ăn uống rất khoa học.

Hằng ngày, các cụ dậy sớm tập thể dục, được đo huyết áp, giờ ăn, giờ ngủ, sinh hoạt điều độ; các món ăn được chế biến phù hợp người già, được tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng, giao lưu, trò chuyện, chia sẻ giữa những người bạn già nên các cụ thấy rất thoải mái, vui và khỏe hơn.

“Nếu có điều kiện, các cụ nên vào viện dưỡng lão, vừa sướng thân mình, vừa giải phóng sức lao động cho con, cháu, để chúng có cơ hội phát triển sự nghiệp…”, cụ Biển chia sẻ.

Là người ở trung tâm dưỡng lão đã lâu, cụ ông Nguyễn Như Ngà (96 tuổi, phố Láng Hạ, Hà Nội) cho biết, vợ chồng cụ có hai người con, một trai một gái. Người con trai đang công tác tại TPHCM, con gái sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Cụ bà hiện ở cùng người con trai tại TPHCM.

Các hoạt động thể dục và sinh hoạt điều độ ở viện dưỡng lão đã làm cho sức khỏe thể chất, tinh thần của các cụ được nâng cao.

Trước đây, cụ sống một mình, tự phục vụ bản thân do đã quen nếp sống trong quân đội (cụ Ngà nguyên là Thiếu tướng quân đội, nghỉ hưu đã 30 năm). Tuổi ngoài 80, cụ vẫn có thể đi du lịch nhiều nơi, cả trong và ngoài nước.

Bước sang tuổi 90, bị huyết áp cao, mấy lần gần như đột quỵ, rất nguy hiểm nên các con không yên tâm, muốn thuê người giúp việc nhưng cụ không muốn phiền hà.

Sau đó, các con tìm đã tìm đến viện dưỡng lão và đưa cụ vào. “Sống ở đây, có đội ngũ y tá trực 24/24 sẵn sàng xử lý những tình huống bất ngờ, thực hiện thăm khám hàng ngày, đo huyết áp 3 lần/ngày. Khi huyết áp lên cao được y tá cho uống thuốc nên rất yên tâm”, cụ Ngà chia sẻ.

Nơi góc phòng ở viện dưỡng lão hướng thẳng ra cánh đồng ở khu đô thị đầy ánh sáng, cụ Ngà bảo ở đây không khí trong lành thích hợp an hưởng tuổi già.

Hàng ngày, cụ thực hành lối sống lành mạnh, tập thể dục, tập khí công, thiền, đọc sách, ăn uống thực dưỡng và đặc biệt luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mỗi dịp lễ, tết, 27/7, 22/12 hay sinh nhật… cụ đều được trung tâm tổ chức sự kiện, giao lưu đọc thơ, hát… nên rất vui.

Sống ở viện dưỡng lão, các cụ không chỉ được chăm sóc sức khoẻ, sinh hoạt điều độ mà còn được tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhân những ngày lễ của riêng mình.

Các hoạt động thể dục và sinh hoạt điều độ ở viện dưỡng lão đã làm cho sức khỏe thể chất, tinh thần của các cụ được nâng cao.

Như cặp đôi ông bà Nguyễn Gia Hiểu (88 tuổi), Nguyễn Thị Sơn (81 tuổi) là ví dụ. Sống bên nhau 56 năm, vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống để nuôi dạy các con trưởng thành.

Về già, do con cái bận công việc, sức khoẻ yếu dần, để không phiền con, cháu hai cụ đã đến sống tại trung tâm dưỡng lão cao cấp ở Hà Nội. Nhân kỷ niệm 56 năm ngày cưới của hai cụ, Trung tâm dưỡng lão tổ chức “Lễ cưới kim cương” cho hai cụ.

“Thật xúc động khi chúng tôi sau 56 năm lại được làm cô dâu, chú rể một lần nữa”, bà Sơn nói.

Khi nghe trung tâm nói về ý tưởng tổ chức đêm nhạc kỷ niệm 56 năm ngày cưới của bố mẹ, chị Đức (con gái lớn hiện sinh sống ở nước ngoài) rất hưởng ứng. Chị nhờ bạn thân đến tham dự và gửi quà chúc mừng bố mẹ.

“Tôi rất vui và xúc động khi thấy bố mẹ luôn khỏe mạnh và yêu thương nhau”, chị Đức nói.

Xem thêm

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão

Cụ bà vượt hàng nghìn km từ TP.HCM ra Hà Nội ở viện dưỡng lão

Đầu giờ chiều một ngày cuối tháng 3, bà Đào Thị Dung (87 tuổi) thức dậy ở Viện dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội). Bà cùng mọi người gấp gọn chăn màn, ăn đồ ăn nhẹ xong liền cầm điện thoại gọi cho con gái đang sinh sống tại quận 2, TP.HCM.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 1.

Bà Đào Thị Dung vui vẻ sau 2 năm sinh sống ở viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Hải

Thấy mẹ gọi, đầu dây bên kia liền trả lời: “Con nghe này má, má đang làm gì đó?”. Lúc này bà Dung vui vẻ trả lời: “Má vừa dậy, ba dậy chưa con?”. Người con gái nhanh nhảu: “Ba vừa dậy, giờ con cho ba dậy vệ sinh cá nhân rồi uống sữa. Má nay có gì vui gọi cho con à?”. Bà Dung cười vui: “Má nhớ thì má gọi thôi”… Cuộc hội thoại của hai mẹ con bà Dung cứ thế kéo dài ít phút rồi bà dừng bảo gọi sau vì có khách ghé thăm.

Trong câu chuyện với PV Dân Việt, bà Dung kể đã ở viện dưỡng lão đến nay 2 năm. Cũng từng ấy thời gian bà rời xa người chồng năm nay 93 tuổi và con cháu để đến đây sống những năm tháng còn lại của cuộc đời.

“Sở dĩ tôi đến viện dưỡng lão vì cả tôi và chồng sức khoẻ đều đã yếu, nằm một chỗ. Vợ chồng tôi có hai con gái, con gái đầu đang sinh sống làm việc ở nước ngoài. Tôi không muốn cha mẹ già thêm gánh nặng để con vất vả. Con còn công việc, các cháu nữa”, bà Dung chia sẻ.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 2.

Hàng ngày bà Dung vẫn thường xuyên gọi điện trò chuyện vui vẻ với con gái để hỏi thăm tình hình sức khoẻ của chồng. Ảnh: Ngọc Hải

Chính vì thế, cách đây 2 năm, sau khi tìm hiểu kỹ bà đã vượt quãng đường hàng nghìn km ra Hà Nội sinh sống. Những tưởng sẽ buồn vì những ngày đầu không quen môi trường, cuộc sống mới nhưng bà Dung bắt nhịp rất nhanh. Bà ở cùng với 7 bà cụ khác một phòng. Tại đây, các bà hàng ngày cùng sinh hoạt, ăn uống và nhiều hoạt động thể dục, thể thao vui vẻ với nhau khiến bà nhanh chóng quên đi nỗi nhớ nhà, con cháu.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 3.

Bà Dung tham gia thi hoa hậu cao niên. Bộ trang phục bằng túi nilon do chính bà thiết kế. Ảnh: NVCC

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 4.

Bà Dung đã giành giải hoa hậu cao niên năm 2022. Ảnh: NVCC

“Ở đây tôi có thói quen ăn ngủ đúng giờ giấc, có phòng chức năng luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt mỗi dịp lễ, Tết hay ngày nào đó chúng tôi được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ rất vui vẻ. Có năm tôi còn được hoa hậu cao niên. Mọi người trong phòng đều cao tuổi có việc gì quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Ngoài ra, các nhân viên trung tâm cũng rất quan tâm nên tôi rất vui, con cháu ở nhà cũng yên tâm. Những lúc nhớ nhà tôi lại gọi điện hỏi thăm con cháu tình hình sức khoẻ của chồng ở nhà”, bà Dung tâm sự.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 5.

Bà vui vẻ khi chia sẻ với PV Dân Việt. Ảnh: Ngọc Hải

Bà Dung cho hay, kể từ khi ở viện dưỡng lão, bà thấy quyết định ấy của mình hoàn toàn chính xác. Bà thấy thoải mái hơn và con cháu cũng bớt phải lo lắng cho mình. Tết Nguyên đán vừa qua, bà trải qua một trận ốm nên không về quê ăn Tết cùng chồng con. Qua Tết bà được con cháu đón về quê vui chơi ít ngày rồi lại quay trở lại trung tâm. Bà cũng có ý định đón chồng vào viện dưỡng lão ở cùng nhưng do sức khoẻ ông quá yếu nên việc di chuyển xa vô cùng khó khăn.

“Trước đây nhiều người hay quan niệm để cha mẹ vào viện dưỡng lão không chăm sóc là con bất hiếu. Tôi cho rằng đây là suy nghĩ sai lầm, giờ phải nghĩ con cháu có hiếu mới đưa mình vào đây. Ở đây, các cụ chăm sóc nhau, mỗi người có một hoàn cảnh sống với nhau xa gia đình.

8 người chúng tôi ở cùng phòng với 8 hoàn cảnh không ai giống tính ai. Chúng tôi đều khuyên bảo nhau sống tốt, vui vẻ, có ích tuổi già. Chính vì vậy tôi quyết định sẽ ở đây đến phút cuối đời. Dịp nghỉ lễ nào con cháu đến đón về chơi ít ngày”, bà Dung nói thêm.

Đóng cửa nhà, vợ chồng già vào ở viện dưỡng lão

Cách đây hơn 1 năm, vợ chồng bà Nguyễn Thị Thanh Sơn (80 tuổi) và ông Nguyễn Gia Hiểu (86 tuổi) đã quyết định đóng cửa nhà, chọn viện dưỡng lão là điểm đến cuối cùng sống trọn những năm tháng cuối của cuộc đời.

Sáng sớm dậy, ông Hiểu được nhân viên viện dưỡng lão lên đón đưa đi phục hồi chức năng. Ông Hiểu bị bệnh Parkinson nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Mọi việc đều phải có người hỗ trợ.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 6.

Vợ chồng bà Sơn, ông Hiểu quyết định chọn viện dưỡng lão là điểm đến cuối cùng của cuộc đời. Ảnh: Ngọc Hải

Chia sẻ với chúng tôi, bà Sơn cho hay, ông bà yêu nhau từ khi đang là sinh viên Trường Đại học Bách Khoa. Dù có nhiều người ngỏ lời yêu nhưng bà lại có tình cảm đặc biệt với ông Hiểu bởi sự thông minh, đẹp trai, tài giỏi. Sau này ông Hiểu được nhà trường cử đi học ở Hungari. Nhiều người vẫn hay gọi ông bà “sống với nhau bằng thư từ”. Bởi số thư hai người viết cho nhau chất cao hàng chục cm.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 7.

Hàng ngày vợ chồng ông bà vẫn có sở thích đọc sách, báo. Ảnh: Ngọc Hải

Hai ông bà có với nhau 2 con gái hiện đều sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Tuổi đã cao nhưng ông bà vẫn xưng hô là “anh, em” rất tình cảm.

“Với tôi, ông là mối tình đầu tiên và cũng là cuối cùng của cuộc đời mình. Chúng tôi về viện dưỡng lão tiếp tục bầu bạn, trò chuyện với nhau mỗi ngày. Hàng ngày vợ chồng tôi tập thể dục, ăn uống đầy đủ. Chúng tôi cũng có sở thích đọc sách báo mỗi ngày”, bà Hiểu nói.

Đáp lời vợ, ông Hiểu chia sẻ, nhiều người có quan niệm trẻ cậy cha, già cậy con không còn phù hợp trong xã hội hiện nay và nên thay đổi.

“Giờ con cái có công việc, cuộc sống riêng. Vợ chồng tôi chỉ mong sao mình sống vui, sống khoẻ đến cuối đời. Có như vậy con cháu mới yên tâm, không lo lắng quá nhiều cho mình. Đó là điều mà vợ chồng tôi thấy hạnh phúc, an lòng nhất”, ông Hiểu nói thêm.

Xem thêm

Cú “sốc” suýt “quay xe” của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão

Nam điều dưỡng suýt “quay xe” vì sốc trong ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão

Hơn 2 năm trước, anh Nghiêm Xuân Tùng (31 tuổi) quyết định nghỉ việc khi đang làm nhân viên xe cứu thương để chuyển về làm điều dưỡng ở viện dưỡng lão tại quận Hà Đông, Hà Nội.

Thấy vậy, một người đồng nghiệp nữ liền ra sức can ngăn: “Mày không làm được viện dưỡng lão đâu. Tao từng làm rồi nhưng còn phải chạy đây này…”. Đây là một cô gái nhưng anh đánh giá rất xông xáo, thậm chí có thể tự tay bê bệnh nhân từ tầng 6 xuống tầng 1 khuyên.

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 1.

Các điều dưỡng chăm sóc sức khoẻ cho các cụ cao tuổi ở viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Hải

Ngẫm vợ đang mang thai, công việc xe cứu thương nay đây mai đó, thậm chí có thời điểm đi xa mấy ngày mới trở về nên anh Tùng quyết định nghỉ để về chăm sóc các cụ ở viện dưỡng lão. Như vậy anh sẽ có thời gian chăm lo vợ con, cuộc sống gia đình.

Ngày đầu tiên khi bước chân vào Viện dưỡng Diên Hồng, anh Tùng thực sự đã bị “sốc”. Anh sốc bởi công việc chăm sóc người cao tuổi trái ngược hoàn toàn với những gì mình đã làm từ trước. Nếu như trước đây, đi xe cứu thương anh làm cấp cứu, tiêm truyền, thay băng, rửa vết thương, chăm sóc về chuyên môn thì về viện dưỡng lão anh kiêm đa nhiệm vụ từ cho ăn, tắm rửa, vệ sinh cá nhân…

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 2.

Hơn 2 năm trước anh Nguyễn Xuân Tùng đã nghỉ việc làm nhân viên xe cứu thương để đi làm ở viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Hải

“Tôi là con trai nên nhận nhiệm vụ chăm sóc các cụ có sức khoẻ yếu. Nếu như các cụ khoẻ có thể tự đi vệ sinh cá nhân được nhưng với cụ yếu thì mình phải làm hết từ A-Z. Ngay cả việc thay bỉm tã cho các cụ cũng cũng phải tự tay làm. Ngày đầu làm việc tôi thật sự bị sốc”, anh Tùng kể lại.

Trở về nhà, anh Tùng vẫn chưa hết choáng, người nôn nao. Tối đó, anh không ăn cơm mà vào phòng nằm nghỉ. Thấy chồng về không nói lời nào, vợ hỏi thăm anh chỉ nói: “Anh mệt, em ăn cơm đi”. Vợ động viên: “Anh thử làm thêm 1, 2 ngày nếu không phù hợp thì tìm việc khác”.

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 3.

Ngày đầu đi làm, anh Nguyễn Xuân Tùng đã thực sự bị “sốc” khi chăm sóc những người cao tuổi ở viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Hải

“Viện dưỡng lão cho mỗi người khi mới vào làm thử việc trước 3 ngày, nếu ai thấy phù hợp mới quyết định. Nhiều người ngay ngày đầu tiên làm đã chạy mất dép. Ngày đầu tôi thấy nản lắm rồi khi mọi việc ngổn ngang, có cụ liên tục la hét cả ngày, có cụ thì chửi mắng thậm tệ… Tôi suýt bỏ để tìm việc khác, kể chạy Grab hay công việc nào đó cũng được.

Thấy tôi có vẻ nản, một số chị em ở trung tâm động viên nói: ‘Đừng nghỉ việc nhé, vào đây tuyển được người khó lắm, mãi mới tuyển được nam. Em bê các cụ thôi cũng được còn việc thay bỉm tã chị làm cho. Chị làm quen việc rồi’. Tôi cảm nhận được sự quan tâm của mọi người dành cho mình. Tôi tự động viên bản thân, mọi người làm được thì mình cũng sẽ làm được. Thế rồi tôi gắn bó công việc này cho tới bây giờ”, anh Tùng cười nói.

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 4.

Điều dưỡng đang phục hồi sức khoẻ cho các cụ cao tuổi. Ảnh: Ngọc Hải

Nam điều dưỡng này cũng cho hay, chăm sóc các cụ cao tuổi không chỉ cần năng lực chuyên môn mà cũng phải là người nắm bắt tâm lý. Người cao tuổi mỗi người một tính nên phải nắm rõ tính cách từng người. Công việc này đòi hỏi người thực sự có tâm mới làm được.

“Có cụ rất khó tính, chỉ ăn cháo nóng. Tuy nhiên, đúng giờ ăn các cụ lên giường nằm nhất định không ăn. Một lát sau cháo nguội lại quát mắng. Lúc này chúng tôi biết tính liền đi đun lại cháo, động viên cụ mới ăn. Có cụ thì luôn muốn mình được ưu tiên đầu tiên như ngâm chân muối gừng hay pha sữa thì làm cho cụ bao giờ cũng phải trước tiên. Có người thì chỉ cần nhắc nhở giữ vệ sinh chung sẽ cáu gắt.

Tôi nhắc nhở: “Anh Vinh, phòng của anh bẩn, anh dọn đi nhé!”. Chiều tôi lại nhắc: “Anh Vinh nhé, dọn đi nhé!”. Sau anh ấy liền cáu: “Để anh dọn, nói lắm thế. Đến hôm sau, anh ấy nhận ra không phải với tôi liền chủ động đi ra bắt chuyện: Tùng ơi, cho anh xin lỗi! Biết tính cách từng người rồi nên tôi cũng quen”, anh Tùng tâm sự.

Chuyện chưa kể về những “siêu nhân” chăm sóc các cụ ở viện dưỡng lão

Chăm sóc cho nhiều người già yếu, lại là con trai nên những việc nặng hầu như sẽ do anh Tùng cáng đáng. Có cụ to, khoẻ khi bế các cụ lên giường hay vệ sinh cá nhân hoàn toàn dựa hết vào lực có lúc khiến anh đau điếng người hay ê ẩm lưng. Chính vì vậy mọi người gọi là anh và đồng nghiệp là “siêu nhân” vì mình rất dũng cảm khi chăm sóc người già.

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 5.

Chị Lò Thị Linh đã 6 năm gắn bó với công việc tại viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Hải

Gắn bó với việc chăm sóc người cao tuổi ở viện dưỡng lão đến nay đã 6 năm, chị Lò Thị Linh (29 tuổi) nhận mình là người vô cùng “can đảm”. Sau khi tốt nghiệp đại học ra trường, chị đã quyết định về viện dưỡng lão làm việc qua lời giới thiệu của một người bạn. Lẽ dĩ nhiên, giống như anh Tùng, chị Linh cũng đã rất bất ngờ với công việc mình làm.

“Khi mới làm công việc chăm sóc các cụ tôi gặp không ít khó khăn. Phải tìm hiểu làm sao cho các cụ thoải mái nhất. Các cụ có cụ bệnh tật, tuổi cao khó tính. Lúc này mình không khác gì một nhà tâm lý học, bác sĩ học,… nên phải trau dồi nhiều kiến thức, làm sao cho khéo léo, các cụ thấy thoải mái, dễ chịu, an tâm nhất. Với các cụ khoẻ mạnh chúng tôi hỗ trợ chăm sóc ăn uống, vui chơi. Còn với cụ yếu đòi hỏi cần phải chăm sóc hỗ trợ toàn diện, hỗ trợ cho ăn, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, di chuyển…”, chị Linh chia sẻ.

Theo chị Linh, mỗi tháng các điều dưỡng sẽ được phân công nhiệm vụ trực xuyên đêm. Mỗi nhân viên sẽ thường xuyên đi qua các phòng để biết được các cụ ngủ hay thức, cần gì sẽ hỗ trợ. Có những cụ bà đêm không không ngủ, đi lại suốt đêm.

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 6.

Chị Vũ Thị Hồng Thơm đã 10 năm làm việc ở viện dưỡng lão. Ảnh: Gia Khiêm

“Công việc vất vả là vậy nhưng mỗi khi được người nhà tin tưởng, động viên, gửi lời cảm ơn nên chúng tôi cũng vơi đi cái mệt để cố gắng hơn. Có ông coi như con cháu, dù không ở đây nữa nhưng thi thoảng đi qua ông có quả xoài, quả cam hay cái kẹo lại mang cho khiến tôi rất cảm động”, chị Linh bày tỏ.

Có thâm niên lâu nhất khi gắn với viện dưỡng lão đến nay đã 10 năm, chị Vũ Thị Hồng Thơm (34 tuổi) chia sẻ, đã trải qua đủ công việc ở đây.

“Những ngày đầu, viện dưỡng lão còn ít, chúng tôi phải kiêm hết từ bếp, tạp vụ, phục vụ chăm sóc các cụ. Đến nay số lượng các cụ lớn hơn rất nhiều. Làm công việc này đòi hỏi phải có tâm, sự kiên trì mới làm được. Các cụ cao tuổi tính khí thất thường. Tôi nhớ có cụ bà rất khó tính. Khi vào trung tâm, bà toàn khóc. Sau tôi dành sự quan tâm, bà rất quý. Tôi cũng học hỏi được từ bà nhiều điều.

Khi tôi chuyển sang cơ sở khác, bà vẫn nhớ đến hỏi thăm, Tết năm nào bà cũng gửi tiền mừng tuổi dù không làm ở cơ sở cũ nữa. Hay có cụ ông, chúng tôi hay gọi là bố Khánh. Bố không có con, vợ mất nên đã vào trung tâm ở những năm tháng cuối đời.

Niềm đam mê của bố là thích xem bóng đá. Tôi thương vì tuổi già chỉ có mình bố. Có những ngày bố ốm, chúng tôi thay phiên nhau chăm sóc… Công việc vất vả là vậy nhưng may mắn khi gia đình và chồng con luôn kề bên động viên, chúng tôi cảm thấy yên tâm, yêu nghề hơn”, chị Thơm nói thêm.

Xem thêm

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là được mọi người yêu thương

Là một người luôn được các cháu gọi yêu là “Idol”, bà Đoàn Thanh Thúy (người cao tuổi đang an dưỡng tại Diên Hồng cơ sở 1) vẫn luôn tươi vui, minh mẫn ở độ tuổi xấp xỉ 80. Không giống trong tưởng tượng về người cao tuổi phải già yếu và không thích vận động, bà Thúy như một tấm gương sáng cho các bạn trẻ khi luôn tích cực tham gia các hoạt động do trung tâm tổ chức. Mỗi lần gặp bà, bà luôn chào mọi người với nụ cười thật tươi mà chẳng ngại hàm răng đã không còn nguyên vẹn. Đôi mắt đầy nếp nhăn, đôi chân cũng đã yếu, cơ thể cũng không còn nhanh nhẹn, nhưng với bà, điều đấy chẳng ảnh hưởng gì đến việc bà luôn tự tin, luôn yêu đời. 

Bà Thúy trong sự kiện Hoa Hậu Cao Niên 2022 được tổ chức tại Diên Hồng

Với nhiều người, hạnh phúc thật khó kiếm. Cuộc sống bôn ba vất vả kiếm tiền khiến người ta không còn cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Nhiều người cứ đi tìm những hạnh phúc lớn lao, đôi khi là vượt tầm với. Hay đơn giản chỉ là không hài lòng với cuộc sống hiện tại cũng làm người ta đau khổ, kiệt sức. Thế nhưng khi hỏi bà Thúy về điều khiến bà cảm thấy hạnh phúc nhất, bà chẳng mảy may suy nghĩ mà trả lời luôn rằng “Điều khiến bà hạnh phúc nhất là môi trường làm việc của bà, công việc của bà. Ở đấy anh em đồng nghiệp luôn yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc nhau, không bao giờ có ganh ghét, đố kỵ như các bạn bà vẫn hay than phiền về công ty của bọn nó.”

Bà Thúy luôn tích cực tham gia các hoạt động tại trung tâm

Kể về quá khứ, bà hào hứng lắm. Dù ở độ tuổi 79, bà vẫn còn nhớ từng chi tiết về thời sinh viên cũng như những ngày tháng tuổi trẻ. Những ký ức về thời sinh viên tại trường Đại học Kế toán Nam Định vẫn còn y nguyên trong tâm trí bà. Sống trong thời chiến, cuộc sống sinh viên chẳng hề dễ dàng. Vì đạn nổ bom rơi mà ước mơ trở thành cô giáo dạy Hóa, được học trong trường Sư phạm Vinh của bà tan thành mây khói. Bà được chuyển về Đại học kế toán Nam Định trong sự mông lung, mơ hồ. Ngày ấy, chẳng ai biết cái nghề “kế toán” là gì cả. Những người làm nghề kế toán (theo cách gọi bây giờ) thì sẽ thường gọi là thư ký. Bà bảo cũng không được lựa chọn, thôi thì cứ học thôi.

5 năm học tập tại trường đại học, vì có thành tích tốt nên bà được trường giữ lại để thành giảng viên. Nhưng với bà, cuộc sống sinh viên lúc đấy ở trong kí túc xá đã quá khổ . Bà được phân về Sở nông thôn, sau này gọi là Sở lương thực – thực phẩm. Mọi người bảo về đấy làm chỉ làm với nông dân thôi nhưng bà tự nhủ về làm với nông dân càng chân chất, thật thà, mình cũng sẽ dễ ở. Phòng làm việc chủ yếu là nam, nữ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế là tự nhiên bà trở thành “công chúa” duy nhất trong phòng, lúc nào cũng được các anh che chở, bảo vệ. 

Bà không nề hà gì mỗi khi các cháu gọi đi chụp ảnh vì mỗi bức ảnh là một kỷ niệm để bà nhìn lại

Cả 1 phần 3 cuộc đời gắn bó tại sở nông nghiệp, lúc nào bà cũng cảm thấy như đang được ở cùng những người thân trong gia đình. Ngày bà mang thai con trai đầu, bà ốm nghén nặng lắm. Có hôm mệt quá, các anh còn mắc võng giữa 2 xe đạp để chở bà đi viện khám. Rồi bao nhiêu công việc các anh cũng đỡ đần giúp bà để bà có thời gian nghỉ ngơi. Lúc các anh nhà có công có việc hay vợ đẻ, con ốm thì bà cũng giúp các anh hoàn thành công việc. Chẳng thế mà tình cảm anh em, đồng nghiệp lúc nào cũng thân thương, khắng khít. Ngày ấy cứ 5 năm mới được tăng lương 1 lần, mà bà lại nghỉ sinh vào khoảng thời gian 4 năm rưỡi. Nhưng vì sổ sách bà làm chưa một lần sai, chưa từng nề hà công việc gì và cũng hỗ trợ mọi người trong phòng rất nhiều nên cả phòng đồng lòng đấu tranh cho bà để bà cũng được tăng lương như mọi người. 

Nụ cười bà luôn nở trên môi khi nhắc lại những câu chuyện cũ. Có lẽ khoảng thời gian sống trong kháng chiến khó khăn, nghèo khổ ấy lại là những kỷ niệm thật đẹp với bà, khi có một người chồng yêu thương gia đình, có một công việc ổn định và có những người đồng nghiệp thật tuyệt vời. Bà cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với những điều ấy, dù cuộc sống khó khăn, chẳng hề dễ dàng.

Xem thêm

Giao lưu cùng các em sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Dù ở Việt Nam, các dịch vụ dưỡng lão cũng đã tiếp cận gần hơn với công chúng nhưng không phải ai cũng đã từng được tham quan Viện dưỡng lão cũng như hiểu được cách vận hành của nó. Diên Hồng trong mắt các bạn trẻ là một nhà dưỡng lão vui vẻ với biết bao hoạt động, bao nhiêu bộ ảnh cực chất của các cụ. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, Diên Hồng vẫn thật xa lạ.

Có cơ hội tham quan và tìm hiểu về Diên Hồng, các bạn sinh viên chuyên ngành Khoa học chính sách khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đều rất hào hứng. Đúng 9h, các bạn cùng cô giáo đã có mặt tại hội trường tầng 6 của Diên Hồng cơ sở 2. Lần đầu đến viện dưỡng lão nên các bạn ai cũng bỡ ngỡ, tò mò.

Trò chơi Quizzi nho nhỏ sau khi xem video giới thiệu Diên Hồng đã giúp các bạn nhớ được nhiều thông tin về Diên Hồng hơn. Phần thi cũng tìm ra 5 bạn trả lời đúng nhiều nhất cũng như nhanh nhất để mang về những món quà kỷ niệm của Diên Hồng.

 

Sau phần chơi và tìm hiểu thông tin sơ bộ về Diên Hồng, các bạn sẽ được đặt câu hỏi chuyên sâu hơn cho chị Trần Thị Thúy Nga – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Các bạn đều tò mò về lịch sinh hoạt của các cụ trong này, cũng có bạn muốn biết về lịch sử của Diên Hồng, vì sao có tên Diên Hồng và những ngày đầu hoạt động thì Diên Hồng đã có những khó khăn gì,… Buổi giao lưu với vô số các câu hỏi được đặt ra xoay quanh các vấn đề về người cao tuổi, tai biến cũng như về Diên Hồng.

Câu hỏi của các bạn đặt ra cho Diên Hồng cũng là những thắc mắc của khách hàng khi muốn gửi gắm người thân trong gia đình vào ở

Bạn Hồng Hải – Chuyên viên Nhân sự của Diên Hồng đang trả lời câu hỏi về chế độ làm việc vào ngày lễ Tết

Rất nhiều các câu hỏi được đưa ra liên quan đến những đề tài các bạn đang nghiên cứu

Chị Nga trả lời các câu hỏi liên tục của các bạn

Cảm ơn TS. Hoàng Hải Yến – giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã kết nối để Diên Hồng được đón những bạn sinh viên tuyệt vời của trường và cũng là cơ hội để cái tên Diên Hồng đến gần hơn với các bạn trẻ.

Xem thêm

Diên Hồng Cup: Sân chơi thể thao chào mừng sinh nhật 10 tuổi

Trong không khí hân hoan chào đón kỷ niệm 10 năm thành lập Diên Hồng, một giải thể thao đặc biệt đã được diễn ra để tôn vinh tinh thần thể thao trong tập thể. Với sự tham gia nhiệt tình của gần 200 cán bộ nhân viên, Diên Hồng Cup không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu mà còn là cơ hội để các đội cọ sát, thi đấu và thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến thắng.

Diên Hồng Marathon – chặng đua nhiều cảm xúc

Diên Hồng Marathon không chỉ là một cuộc thi chạy đơn thuần mà còn là biểu tượng cho sự quyết tâm và sức mạnh. Với 2 cự ly thi là 4500m và 1500m đã thu hút đông đảo cán bộ nhân viên tham gia. Mặc dù tổ chức vào lúc sáng sớm, thời tiết không thuận lợi nhưng cũng không ngăn được bước chân của các vận động viên.

Cô Lan – tạp vụ tại cơ sở 2, dù đã gần 50 tuổi nhưng bằng sự quyết tâm và bản lĩnh, cô đã chuyển từ cự ly 1500m sang 4500m ngay trước giờ thi đấu và xuất sắc vượt qua nhiều vận động viên trẻ tuổi hơn.

 

Anh Lê Bắc, dù đối mặt với chấn thương, nhưng anh vẫn hoàn thành hạng mục 4500m với thành tích đáng nể và đem về cho mình một huy chương đồng. Không chỉ có họ, mà cả các vận động viên từ cơ sở 5, dù đường sá xa xôi nhưng đã sớm có mặt để cổ vũ và tham gia cuộc đua. Bất ngờ hơn có đến 6/7 vận động viên đăng ký ở cự ly 4500m.

Đặc biệt, đường đua năm nay còn có sự tham gia của người thân các cụ. Bạn Đăng Quân, cháu của một cụ bà đang an dưỡng tại trung tâm cũng đã đăng ký cho mình cự ly 4500m và xuất sắc giành được chiếc huy chương bạc.

Nhiều cán bộ nhân viên dù chưa đạt được giải nhưng họ cũng là người thắng cuộc khi vượt qua được giới hạn của bản thân.

Giải bóng đá – kịch tính trên từng đường bóng lăn

Trước khi đến với trận đấu, 5 cơ sở và văn phòng tổng được bốc thăm chia thành 3 đội. Sau đó các đội thi đấu vòng tròn tính điểm. 6 đội với 8 ngày thi đấu đã thu hút sự chú ý của mọi người với những pha bóng kịch tính, căng thẳng và sôi động

Đội nữ 1 và 3 đã chứng tỏ tài năng của mình khi giành vé vào chung kết chỉ sau 2 trận vòng loại. Trong trận chung kết bằng sức mạnh, sự khéo léo các cầu thủ nữ đội 1 đã 3 lần làm rung lưới đối phương mang về chiến thắng chung cuộc với tỉ số 3-2. Giải thưởng Vua phá lưới thuộc về điều dưỡng Nguyễn Hiền – cơ sở 1 với những đường bóng căng, dứt khoát và 3 lần đưa bóng vào gôn đội bạn.

Đội nam cũng đã gây ấn tượng sâu sắc với khán giả bằng những bàn thắng quyết định từ 3 đội. Đặc biệt là màn lội ngược dòng của đội 1, giúp họ tiến vào chung kết giữa một khe cửa hẹp. Trận chung kết đội nam được diễn ra căng thẳng nhưng cũng không kém phần thú vị và hài hước. Sau 60 phút thi đấu ngôi vị quán quân đã thuộc về đội 2 với tỉ số ấn định 4-1.

Diên Hồng Cup kết thúc nhưng niềm vui và dư âm vẫn còn trong lòng mỗi người. Đây không chỉ là một sân chơi thể thao mà còn là dịp để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.

Xem thêm

Recsports – Đổi mới các trò chơi thể thao và phục hồi chức năng dành cho người cao tuổi tại Diên Hồng

Đối với người cao tuổi, việc duy trì một lối sống vận động và thể chất là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tinh thần hạnh phúc. Hoạt động thể chất không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, mà còn là yếu tố quan trọng giúp người cao tuổi duy trì một chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Trong nỗ lực đổi mới và mang lại sự hứng thú mới mẻ cho các cụ, Recsport Vietnam – Vietnam Recreational & Hybrid Sports đã hợp tác với Diên Hồng để tổ chức một buổi trải nghiệm đầy thú vị với các bộ môn mới dành cho các cụ tại cả 5 cơ sở. Recsport Vietnam có rất nhiều các bộ môn thể thao mới lạ,  dự án RecSports Việt Nam đã được UNDP (Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc) ghi nhận là “Sáng kiến toàn cầu”.

Các HLV đang hướng dẫn các cụ cách chơi

Tham gia các hoạt động như ném bóng dính, footgolf 1 lỗ, dicsgolf và footbowl không chỉ giúp người cao tuổi cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn duy trì sức mạnh của xương khớp.

Với trò chơi footbowl, mỗi cụ đều hào hứng đến lượt của mình, nhằm mục tiêu sút bóng để làm đổ những chai bowling với sự hứng thú không ngớt. Bà Chiêu với phong thái điềm tĩnh, bóng vừa đến chân là sút không trượt phát nào, bowling đổ như mưa làm cho các anh chị huấn luyện viên toát mồ hôi vì xếp không kịp để bà sút bóng.

Trò ném bóng dính được các cụ hưởng ứng nhiều nhất. Với 1 tấm bia như bia phi tiêu, nhiệm vụ của các cụ là đứng ở vị trí vạch được chỉ định rồi ném bóng vào bia. Các quả bóng phải ném để dính vào từng vòng tròn từ tâm ra ngoài. Nhìn tưởng dễ nhưng để các quả bóng ngay ngắn trên bia và dính ở từng vòng tròn quả là không dễ dàng.  

Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc duy trì một chế độ tập luyện thể chất đều đặn giúp người cao tuổi có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer. Hoạt động thể thao không chỉ có lợi ích về mặt vật lý mà còn giúp cải thiện tâm trạng và tinh thần, giúp duy trì động lực sống và tinh thần trẻ trung. Vì thế Diên Hồng cũng mong muốn rằng, sau buổi trải nghiệm này, các cụ sẽ được chơi nhiều bộ môn thể thao đa dạng với lịch tập luyện đều đặn giúp các cụ có một sức khỏe thật tốt để an dưỡng tuổi già. 

Xem thêm

Phiên chợ “Gieo hạnh phúc” đặc biệt tại Diên Hồng

Diên Hồng được biết đến là một viện dưỡng lão với nhiều sự kiện đặc biệt, độc đáo dành cho người cao tuổi. Ai đã lỡ tham gia một chương trình do Diên Hồng tổ chức rồi là sẽ mê đắm ngay. Không khí ở Viện dưỡng lão chắc ảm đạm, trầm lắng lắm. Nhiều khách mời đến với Diên Hồng cũng mang suy nghĩ đấy rồi phải ngơ ngác ngỡ ngàng khi nhìn thấy một Diên Hồng quá tươi vui và náo nhiệt. Một năm Diên Hồng có biết bao sự kiện lớn nhỏ, nhưng có lẽ ai cũng mong chờ đến phiên chợ Tết vào những ngày cuối năm vì nơi ấy vừa có niềm vui, vừa có niềm hạnh phúc khi được cùng bố mẹ đi sắm Tết.

Chợ Tết chỉ được tổ chức 1 buổi ở mỗi cơ sở nên một số cụ tỏ ra tiếc nuối. Những lời phàn nàn của các cụ như “Sao không tổ chức lấy 2,3 ngày?”, “tổ chức ít thế chẳng bõ gì”,… là những câu rất hay được nghe sau chợ Tết. Có cụ thì chưa mua được hết những thứ cần mua, có cụ thì bảo món hôm qua bán ở chợ Tết ngon quá mà hôm nay không còn để mua nữa, có cụ thì thích cái không khí náo nhiệt của chợ Tết mà mong ước ngày nào cũng được tham gia,… Để đáp lại mong ước của các cụ, Diên Hồng đã triển khai một phiên chợ còn đặc biệt hơn cả chợ Tết vì các cụ không chỉ là những người mua hàng mà chính là những người đứng sau gian hàng chuẩn bị để bán hàng.

Bà Phú cùng gian hàng bánh và đồ khô cùng cô Vũ Thị Hà (bếp Cs4)

Phiên chợ lần này sẽ là các gian hàng do chính CBNV và các cụ cùng nhau làm bánh để bán. Để chuẩn bị thật tốt cho phiên chợ, các cụ cơ sở 1 đã tập luyện làm bánh trước cả tuần. Chả thế mà đến ngày diễn ra phiên chợ, mặc cho khách có tấp nập ra vào thì các cụ vẫn bình tâm ngồi làm. Bánh cứ làm đến đâu là bán hết đến đấy,người thì mua vài chiếc để ăn luôn,người thì mua mấy chục bánh sống về ăn dần. Nhiều người đến sau không mua được bánh thì đều tỏ ra tiếc nuối.

Bà Thúy, bà Quỳnh miệt mài gói bánh bột lọc

Nồi hấp bánh bột lọc không kịp để phục vụ thực khách

Bên cạnh quầy bánh bột lọc là bánh cuốn bà Hiển. Dù ngồi đầu gió bà cũng bảo bà không lạnh, ánh mắt bà lúc đấy chỉ nhìn chằm chằm vào nồi nước xem nó đã sôi chưa để còn tráng bánh cho khách. Nhưng hôm nay lạ lắm, bà cứ tráng bị vón cục, cũng không thể cho bánh ra ngoài được. Nghe các anh chị điều dưỡng cơ sở 4 bảo hôm nay mắt bà mờ quá, bà chẳng nhìn thấy gì cả. Thế nên lúc sau quay lại thì thấy bà ngồi trên xích đu nhìn các cháu làm. Dù không nhìn rõ nhưng bà vẫn chỉ hướng mắt về phía nồi bánh cuốn xem mọi người làm có đúng không. Trước khi đến chợ, mọi người mua bánh gai cho bà nhưng bà nhất quyết không ăn. Chờ đến cuối phiên chợ, khi khách đã vãn, cũng chỉ còn ít bột để làm những suất cuối cùng thì bà mới dõng dạc bảo “Cho tôi một suất bánh cuốn”. Bà ngồi xuống thưởng thức món ăn mà bà đã bán, đã ăn mấy chục năm nay một cách ngon lành và hạnh phúc. Dù không thể trực tiếp bán nhưng danh tiếng “Bánh cuốn bà Hiển” làm cho khách cứ kéo đến nườm nượp, ai không đặt trước thì không đến lượt. 

Quán bánh cuốn bà Hiển phải đặt chỗ trước mới đến lượt

Ở phía bên kia sân khấu là gian hàng bánh rán vừng tròn xinh nóng hổi của các cô và các bạn nhỏ trường Totochan cùng các cụ tự tay làm để bán. Bánh rán nóng hổi tròn vo được bà Phi và cô Nhâm đứng rán. Từ cơ sở 5 xa xôi, xuống đến phiên chợ là bà Phi lao vào làm cùng các cháu, không ngần ngại. Các cụ vào viện dưỡng lão thế thôi chứ bình thường vẫn hay tự nấu ăn, tự tay làm những món mình thích nên vào bếp là chuyện nhỏ với các cụ. Còn về bạn học sinh của Totochan ngoan lắm, vừa giúp các cụ làm bánh rán để bán, vừa ra góp vui giao lưu với khán giả phía dưới những bài nhảy sôi động. 

Bà Phi cùng bà Nhâm đứng bán bánh rán 

Phía sau là sự hỗ trợ của các cô và trò trường Totochan

Gian hàng bánh trôi và bưởi được bà Biển và bà Phi đứng bán cháy hàng không kém. Bà Biển khéo lắm, ai đi qua gian của bà cũng phải dừng lại mua gì đấy rồi mới ra về. Bên cạnh là gian hàng bánh gối do ông Ngà bán cũng siêu hot, mới quay đi quay lại đã hết cái vèo. Sau khi chiếc bánh gối cuối cùng được bán đi, ông Ngà đứng phắt dậy. Ông bảo “Thế là hết rồi nhỉ! Các cháu ngồi đây nhé ông đi mua đồ đây”. Ông nhanh chân đi khắp các gian hàng ngắm ngía, tay xách nách mang đủ các loại đồ ăn ở các gian hàng. 

Gian hàng bưởi của bà Biển và bà Phi

Gian hàng bánh gối của ông Ngà hết hàng trong 15 phút 

Phiên chợ Gieo hạnh phúc được tổ chức với mong muốn tiếp thêm năng lượng cho quỹ thiện nguyện Diên Hồng cũng như các đơn vị thiện nguyện khác. Lợi nhuận từ các gian hàng được chuyển thành những phần quà để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Dù chỉ là một hoạt động nho nhỏ để vừa gây quỹ, vừa là một hoạt động trải nghiệm cho người cao tuổi nhưng mọi người cùng đồng lòng để đạt được doanh thu cao nhất, để quỹ thiện nguyện có thêm sức mạnh tiếp sức cho nhiều hoàn cảnh khó khăn.

Xem thêm

Giải chạy Marathon – Diên Hồng Cup 2024

Từ ngày mở đăng ký giải chạy Marathon Diên Hồng,cơ sở nào cũng nhộn nhịp với các buổi tập luyện thể lực. Không phải ai cũng tập thể dục thường xuyên nhưng khi nghe có giải chạy mọi người đều rất hào hứng tham gia. Sáng ngày 4/3/2024, giải chạy Marathon Diên Hồng đã chính thức diễn ra tại KĐT Thanh Hà Cienco 5 với 2 hạng mục chạy 1500m và 4500m.

43 vận động viên đã có mặt từ rất sớm để chuẩn bị cho cuộc đua sắp tới. Thời tiết buổi sáng có mưa xuân, trời dày sương và hơi lạnh nhưng cũng không làm nhụt chí của các vận động viên. Ai cũng tranh thủ vận động để giãn gân cốt.

7h15, các vận động viên tham gia chạy hạng mục 4500m đã đứng trước vạch xuất phát. Tiếng còi vang lên, các vận động viên bắt đầu xuất phát. Khán giả hò reo cổ vũ cho các vận động viên, trong lòng vẫn đang đắn đo xem nên đoán ai về nhất. 

Trong số các vận động viên của hạng mục 4500m có cô Phạm Thị Lan là tạp vụ ở cơ sở 2. Cô năm nay đã gần 50 tuổi. Với nhiều bạn trẻ, việc lựa chọn đăng ký tham gia chạy hạng mục 4500m còn làm mọi người cảm thấy lo lắng vì sợ không thể hoàn thành. Nhưng cô Lan đã quyết định đổi từ hạng mục 1500m sang 4500m để thử sức mình. Mọi người không ngừng cổ vũ cho cô. Và tiếng hò reo cổ vũ ấy như tiếp thêm sức cho cô để cô tiếp tục hành trình. Kết quả là cô đã về đích trước rất nhiều các bạn trẻ cùng hạng mục.

Cô Lan vẫn luôn tươi cười không một chút mệt mỏi

Cô hoàn thành quãng được 4500m trong sự nể phục của rất nhiều bạn trẻ

Anh Lê Bắc là một vận động viên nặng ký, theo mọi người đánh giá. Mọi người đều nghĩ anh sẽ về nhất vì anh là người chăm vận động nhất trung tâm. Thế nhưng tuần trước ngày diễn ra cuộc thi, anh đã bị chấn thương chân trái. Nỗi đau về thể xác có lẽ không cản được bước chân anh khi anh vẫn quyết định tham gia chạy cùng mọi người. Xuất phát với tâm thế tham gia để thử sức mình vì với chấn thương hiện tại, anh cũng không mong gì hơn. Nhưng anh cứ dần dần vượt qua 1, 2, 3 rồi nhiều người để dần vươn lên top dẫn đầu. Nhìn thấy đích từ xa, thấy mọi người đang vẫy cờ hô tên anh nhưng đôi chân dường như đã quá sức chịu đựng. Anh bắt đầu tập tễnh chạy về đích với khuôn mặt mệt mỏi. Và rồi anh đã cán đích với tổng thời gian 21 phút 03 giây cho cự ly 4500m. Anh chính là người về đích thứ 3 và xuất sắc giành được huy chương đồng trong sự thán phục của tất cả mọi người.

Anh Bắc tập tễnh bước về đích 

Cự ly 1500m có nhiều vận động viên đăng ký tham gia hơn so với cự ly 4500m. Dù không phải quãng đường quá dài nhưng việc đăng ký tham gia cũng thể hiện sự hứng khởi của mọi người đối với giải Diên Hồng Cup cùng tinh thần yêu thể thao của CBNV Diên Hồng. Cả Tổng Giám đốc và Giám đốc của Diên Hồng cũng tham gia. Dẫu biết sau giải chạy về mọi người sẽ bị đau chân nhưng giây phút được tham gia chạy cùng những đồng nghiệp của mình và vượt lên chính mình thì không phải lúc nào cũng có được.

Các vận động viên đều rất hào hứng khi bắt đầu chạy

Những khoảnh khắc về đích vô cùng hạnh phúc của các VĐV

Những khoảnh khắc về đích vô cùng hạnh phúc của các VĐV

Những khoảnh khắc về đích vô cùng hạnh phúc của các VĐV

Những khoảnh khắc về đích vô cùng hạnh phúc của các VĐV

Chúc mừng các vận động viên đều đã hoàn thành đường chạy của mình. Cảm ơn tất cả mọi người đã cùng làm nên một giải Marathon Diên Hồng 2024 thật tuyệt vời và ý nghĩa. 

Xem thêm